Giá lợn giảm nhẹ trước tin dịch tả châu Phi, sức mua vẫn ổn định
Giá thịt lợn tại các tỉnh phía Nam có chiều hướng giảm khi có tin dịch tả lợn xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên sức mua vẫn đang ở mức ổn định so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Ghi nhận của phóng viên tại các chợ lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho thấy, giá thịt lợn bán lẻ có giảm nhẹ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2019. Cụ thể, giá thịt lợn đùi tại các chợ lẻ dao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg, thịt vai từ 100.000 – 130.000 đồng/kg, thịt cốt lết từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, thịt ba rọi từ 110 -120.00 đồng/kg…
Giá thịt lợn mảnh tại các chợ đầu mối vẫn chưa giảm nhiều tại TP Hồ Chí Minh.
Một tiểu thương tại chợ Tân Định (quận 1) cho biết, cách đây 2 – 3 ngày, giá thịt lợn mảnh tại chợ đầu mối đã điều chỉnh giảm từ 200 – 500 đồng/kg. Giá thịt lợn mảnh mua tại chợ đầu mối đang ở mức khoảng 70.000 – 75.000 đồng/kg tùy loại. Khi về chợ lẻ, giá thịt lợn mảnh được cộng thêm các chi phí vận chuyển nên mỗi nơi sẽ bán mỗi giá khác nhau.
“Hiện sức mua các loại thịt lợn tại chợ lẻ chưa giảm nhiều, sức mua vẫn đang duy trì ở mức bằng với thời điểm trước Tết Nguyên đán. Thậm chí vào những ngày cuối tuần, sức mua thịt lợn còn tăng 20 – 30% so với ngày thường”, tiểu thương này cho biết thêm.
Đại diện chợ đầu mối Bình Điền cho biết, đêm 4/3, lượng lợn về chợ vẫn ở mức ổn định so với ngày thường với khoảng 244.560 con. Tuy nhiên, giá thịt lợn bán ra ở các chợ này nhiều ngày qua có xu hướng giảm dần. Theo đó, giá thịt lợn mảnh loại 2 (đã mổ, không đầu) hiện ở mức 40.000 đồng/kg và thịt lợn mảnh loại 1 có giá từ 60.000 – 62.000/kg, mức giá này giảm khoảng 4.000 đồng/kg so với tuần trước và 7.000 đồng/kg so với thời điểm khi chưa có dịch xảy ra.
Tương tự, lượng thịt lợn về chợ đầu mối Hóc Môn rạng sáng ngày 4/3 đạt gần 5.000 con, tăng nhẹ so với những ngày trước. Trong đó, hơn 50% là lợn của công ty, còn lại lợn của nông dân. Ngược lại, giá thịt lợn có xu hướng giảm dần với thịt lợn mảnh bán ra tại chợ và đang ở mức 62.000 đồng/kg loại 1 và 58.000 đồng/kg loại 2, giảm 6.000-7.000 đồng/kg so với một tuần trước đó.
Trong khi đó, tại các siêu thị hiện đại, thịt lợn được bày bán đa số là thịt lợn hàng bình ổn, thịt lợn theo tiêu chuẩn VietGap nên giá và sức mua vẫn ổn định.
Đại diện hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho biết, trung bình một ngày, đơn vị tiêu thụ khoảng 60 tấn thịt lợn, ngày cao điểm cuối tuần tiêu thụ khoảng 70 – 80 tấn thịt lợn. Thịt lợn bày bán tại hệ thống siêu thị là thịt lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thường xuyên được kiểm tra các chỉ số kháng sinh, dịch bệnh… nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Hiện sức mua thịt lợn không giảm so với tuần trước, giá các sản phẩm từ thịt lợn vẫn đang ở mức ổn định, chưa tăng hay giảm giá dù có tác động từ thông tin dịch tả lợn châu Phi.
Video đang HOT
Là thủ phủ chăn nuôi lợn tại miền Nam, hiện giá thịt lợn hơi tại tỉnh Đồng Nai đang giảm 3.000 – 4.000 đồng/kg so với tuần trước. Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, giá thịt lợn hơi đang ở mức 49.000 – 53.000 đồng/kg (giảm từ 3.000 – 4.000 đồng/kg so với tuần trước). Hiện nguồn cung thịt lợn đang giảm do năm ngoái, khủng hoảng thừa thịt lợn đã khiến nhiều hộ chăn nuôi phá sản, không tiếp tục tái đàn nên nguồn cung giảm. Ngoài ra, do lo ngại dịch tả lợn châu Phi nên nhà nước cũng đã hạn chế nhập khẩu thịt lợn cũng đã khiến nguồn cung giảm mạnh.
Các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh đa số bán thịt lợn theo tiêu chuẩn VietGap, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
“Hiện nay, có nhiều thông tin không rõ về dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên người dân cần hiểu rõ, dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người, nên người chăn nuôi và người tiêu dùng không nên quay lưng với chăn nuôi lợn và yên tâm sử dụng các sản phẩm thịt lợn. Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lan vào phía Nam, biện pháp cần làm hiện nay là hạn chế hoặc cấm vận chuyển nếu phù hợp, thậm chí cần khoanh vùng, giới hạn cung và cầu để dễ giám sát”, ông Công cho biết thêm.
Trong khi đó, tại các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ, giá thịt lợn hơi cũng đang giảm. Đa số các địa phương đều có giá thịt lợn hơi trên 50.000 đồng/kg. Cụ thể, giá lợn hơi tại Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Tây Ninh… dao động từ 52.000 – 54.000 đồng/kg. Tại Cà Mau, Sóc Trăng giá lợn hơi dao động từ 54.000 – 56.000 đồng/kg… Tại các tỉnh miền Đông Nam bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh giá lợn hơi dao động từ 50.000 – 54.000 đồng/kg…
Theo các chuyên gia kinh tế, với thông tin dịch tả lợn châu Phi như hiện nay ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý tiêu thụ thịt lợn của người tiêu dùng. Dự báo sắp tới, giá thịt lợn tại một số tỉnh có dịch tả lợn châu Phi cũng sẽ tiếp tục giảm giá, cũng sẽ có một số người tiêu dùng chuyển hướng sang dùng các thực phẩm khác thay thế, tuy nhiên, do đây là sản phẩm thịt tươi sống cơ bản trong các bữa ăn nên sức mua của mặt hàng này cũng không giảm đáng kể nếu làm tốt công tác tuyên truyền rộng rãi về việc dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người.
Theo Bài và ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán
Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, giải pháp để thu hút nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán là cho các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch trực tiếp. Ngoài ra, cần chuẩn bị sớm quy chuẩn kiểm toán quốc tế... Như vậy, khoảng cách giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước sẽ rút ngắn lại.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Theo ông, thị trường chứng khoán trong nước cần những giải pháp gì để thu hút nhà đầu tư nước ngoài?
Hiện các nhà đầu tư nước ngoài rất bình đẳng và thuận lợi khi đầu tư tại thị trường Việt Nam. Tất nhiên cũng do điều kiện địa lý, ngôn ngữ ... đang có sự khác biệt, để xử lý các vấn đề về mặt địa lý, chúng ta nên cho nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch trực tiếp.
Về ngôn ngữ, hiện nay theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và theo các quy định của các văn bản pháp quy, chúng ta nên khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn công bố thông tin bằng tiếng Anh. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta sớm có lộ trình áp dụng chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) vào các doanh nghiệp.
Nếu chúng ta chuẩn bị sớm được quy chuẩn kiểm toán quốc tế thì khoảng cách giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước sẽ rút ngắn lại.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đặt mục tiêu gắn cổ phần hóa với niêm yết trên sàn, và chỉ còn 1 năm nữa để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa. Nhưng giai đoạn này còn rất nhiều vấn đề tồn tại. Vậy theo ông cần có những định hướng gì để giải quyết vấn đề này?
Hiện có gần 800 doanh nghiệp đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội, chưa kể rất nhiều doanh nghiệp đang giao dịch trên thị trường Upcom, trong số đó có gốc là những doanh nghiệp Nhà nước...
Trong những năm gần đây Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt gắn cổ phần hóa với niêm yết. Chính phủ cũng đưa nhiều văn bản hướng dẫn, việc thực thi càng ngày càng nghiêm, đặc biệt cuối năm 2018 và 2019, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn bằng hai động thái: thứ nhất là công bố danh tính tất cả những doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa lên sàn; thứ hai là chỉ đạo quyết liệt cổ phần hóa rồi thì phải lên sàn, thoái vốn của Nhà nước và quy trách nhiệm cho các lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Nhà nước.
Đây là những chỉ đạo rất kịp thời, sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh trong việc cổ phần hóa và gắn với cổ phần hóa niêm yết bắt đầu từ quý II/2019.
Nhưng đến thời điểm này danh tính và danh sách đó vẫn quá dài, quá nhiều...
Hiện nay theo danh sách chúng tôi nắm được, năm 2018 chúng ta đã công khai danh tính 745 doanh nghiệp đã cổ phần hóa mà phải thực hiện các giao dịch, hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong đó có hơn 200 doanh nghiệp đã thực hiện rồi, và còn khoảng hơn 200 doanh nghiệp chưa thực hiện, đã đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhưng chưa thực hiện.
Hiện Ủy ban chứng khoán Nhà nước đang tiếp tục rà soát, báo cáo với Bộ Tài chính để có biện pháp đốc thúc các bộ chủ quản cũng như người đại diện của bộ sớm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ. Do đó chúng tôi tin tưởng rằng khoảng quý II, quý III/2019 sẽ có chuyển biến rất tích cực trong việc đăng ký giao dịch và niêm yết của các doanh nghiệp này...
Theo quy định mới tại Thông tư số 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định nhiều loại phí trên thị trường chứng khoán phái sinh được nhiều nhà đầu tư phản ánh là "phí chồng phí", "tận thu", "vô lý". Việc áp phí này sẽ khiến nhà đầu tư chùn bước khi tham gia thị trường. Ông nghĩ sao về điều này?
Tôi cho rằng việc thực hiện thu phí là tất yếu vì các hoạt động của sở giao dịch hay trung tâm lưu ký phải có mức phí để hoàn trả chi phí của đầu tư. Đây chuyện bình thường. Chẳng qua giai đoạn đầu chúng ta khuyến khích thị trường phát triển nên miễn phí, nhưng đến giai đoạn này khi thị trường đã phát triển một thời gian và cũng tương đối ổn định rồi thì chúng ta áp những thuế này.
Trong quá trình xây dựng mức phí khi áp dụng, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đồng thời tính toán rất kỹ các điều kiện của Việt Nam, lấy ý kiến rộng rãi của các ngành...
Tất nhiên, còn có những ý kiến khác nhau, nhưng đa số các ý kiến là đồng thuận. Vì nếu không có ý kiến đồng thuận, không thể mang lại bản quy định về phí mà chúng tôi cho rằng trước hết chúng ta phải có để đúng với bản chất và đúng với thông lệ quốc tế. Còn mức đó cao hay thấp thì phải chờ một thời gian thực hiện chúng ta mới có thể biết được, cơ quan quản lý sẵn sàng nghe ngóng trên thị trường để có những điều chỉnh phù hợp.
Khi Thông tư 127 đi vào hoạt động dẫn đến tình trạng khối lượng giao dịch trên thị trường giảm, theo ông có phải điều này sẽ hạn chế nhà đầu tư cá nhân mà khuyến khích nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường phái sinh?
Tất nhiên khi áp phí vào thì có thể ảnh hưởng đến giao dịch, nhưng đấy không phải là lý do chính để dẫn đến giảm giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh ở một vài phiên giao dịch. Bởi vì chúng ta thấy rằng thị trường chứng khoán phái sinh đặc thù của nó một phần là đầu cơ trên thị trường chứng khoán cơ sở, nên nó sẽ hoạt động rất sôi nổi, khi chỉ số có biến động mạnh thì thông thường bên phái sinh sẽ hoạt động mạnh hơn.
Trong thời gian vừa qua, giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh vẫn rất sôi động, nhưng không có sự đột biến. Cũng có một vài phiên giảm, vì trong 6 -7 tháng vừa rồi chỉ số VN-Index rất ổn định. Thời gian gần đây lại có thông tin rằng thị trường phái sinh có hoạt động mạnh hơn bởi vì thị trường đang có sự thăng hoa, hưng phấn trong những ngày đầu năm.
Vậy sắp tới khi nào sản phẩm chứng quyền sẽ đi vào hoạt động, thưa ông?
Sản phẩm chứng quyền hiện đã đầy đủ cơ sở, cả cơ sở pháp lý, cả về hệ thống giao dịch đã sẵn sàng của các thành viên. Nhưng theo các quy định về mặt pháp quy thì sản phẩm chứng quyền phải dựa trên báo cáo tài chính kiểm toán của các doanh nghiệp có chứng khoán cơ sở có niêm yết. Mà chúng ta biết thời điểm đầu năm các doanh nghiệp đang thực hiện kiểm toán, nên khi có báo cáo kiểm toán thì tầm tháng 3, tháng 4 (còn khoảng hơn 1 nữa để chuẩn bị). Thế nên, sản phẩm chứng quyền chắc sẽ ra đời vào khoảng cuối tháng 5, hoặc tháng 6,7/2019...
Xin cảm ơn ông.
Theo thegioitiepthi.vn
Cắm đầu lao dốc, giá vàng SJC bị "thổi bay" 370 ngàn đồng/lượng Theo đà giảm của giá vàng thế giới, trong phiên giao dịch ngày 2/3, giá vàng SJC đã quay đầu giảm mạnh 180 ngàn đồng, xuống mức 36,68 triệu đồng/lượng. Ảnh minh hoạ Ghi nhận của Petrotimes, chốt phiên giao dịch ngày 2/3, giá vàng SJC niêm yết tại TP Hồ Chí Minh đứng ở mức 36,48 - 36,68 triệu đồng/lượng (mua vào/bán...