Gia Lai : Xảy ra hàng loạt vụ phá rừng thông
Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2019, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra hàng loạt vụ việc phá rừng thông.
Tình trạng chặt gốc thông để lấn chiếm đất rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (Gia Lai). Ảnh: Dư Toán – TTXVN
Nếu như trước đây, việc phá rừng thông chủ yếu phục vụ cho mục đích lấn chiếm đất sản xuất, thì hiện nay, việc người dân phá rừng thông còn có một mục đích khác, phục vụ cho trồng phong lan và bán cho các thương lái.
Đầu tháng 5/2019, nhận được phản ánh của người dân, phóng viên TTXVN đã có mặt tại khu vực rừng thông thuộc địa phận làng Đê Bơ Tứk, xã Đắk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Tại hiện trường, có hàng trăm cây thông đã bị chặt quanh gốc, cắt đứt việc tiếp thu chất dinh dưỡng từ gốc lên thân cây.
Điều đáng nói, những vết chặt còn khá mới, nhựa bắt đầu khô lại, cho thấy tình trạng chặt gốc thông tại đây diễn ra chưa lâu. Thậm chí, một số cây thông vẫn còn treo bảng “cấm keng cây, chặt cây, phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng”, nhưng gốc thì đã bị chặt và đốt.
Ông Đinh Văn Trứ, Chủ tịch UBND xã Đắk Jơ Ta cho biết, khu vực rừng thông bị chặt phá thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang, được trồng từ năm 1998, được xem là “lá phổi xanh” của các khu dân cư xung quanh và thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang.
Xác định được tầm quan trọng của khu vực này, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng Ban Quản lý rừng phòng hộ Mang Yang thường xuyên tổ chức xuống làng tuyên truyền, vận động cho bà con nhân dân trong việc bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, hàng năm, UBND xã cũng tiến hành ký bản cam kết không chặt, phá rừng với các hộ dân sinh sống ở ven rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng vẫn diễn ra.
“Hiện nay trong làng Đê Bơ Tứk vẫn còn khoảng 20 hộ dân thiếu đất sản xuất, trong khi tài nguyên của làng thì không còn. Đây chính là nguyên nhân khiến một số hộ dân vào rừng chặt cây thông để lấn chiếm đất rừng. UBND xã và các cơ quan chức năng đã xác định được có 4 – 5 hộ tham gia chặt thông, đã mời lên UBND xã để tuyên truyền, nhắc nhở.
Video đang HOT
Tới đây, chính quyền địa phương sẽ tổ chức một buổi tuyên truyền lưu động tại nhà văn hóa của làng để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ rừng”, ông Đinh Văn Trứ cho biết thêm.
Trên thực tế, tình trạng phá rừng thông để lấn chiếm đất sản xuất đã xảy ra từ nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, thành phố Pleiku, nơi quản lý hơn 8.000 ha rừng thuộc địa phận thành phố Pleiku, huyện Chư Păh và huyện Ia Grai, tình trạng phá rừng thông diễn ra phức tạp, buộc đơn vị này phải đưa ra phương án thu hồi hơn 26 ha rừng bị lấn chiếm trong 3 năm 2017 – 2019.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cũng phối hợp với các địa phương và cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, đưa các đối tượng phá rừng ra xử lý hình sự công khai, nhằm răn đe, tuyên truyền, giáo dục cho người dân trong việc bảo vệ rừng.
Thế nhưng, khi việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm đang diễn ra khá chậm, thì Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ lại phải “đau đầu” khi rừng thông tiếp tục bị “bức tử”, với các thủ đoạn tinh vi hơn.
Nửa cuối tháng 4/2019, sau khi nhận được phản ánh của các cơ quan báo chí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên và Bí thư Huyện ủy Ia Grai Nguyễn Hữu Quế đã trực tiếp đi thị sát rừng thông thuộc tiểu khu 309, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, phát hiện hàng trăm cây thông bị róc vỏ, bức tử. Ông Kpă Thuyên yêu cầu xử lý trách nhiệm của các cán bộ liên quan.
Đồng thời, phải cắm biển cấm người dân vào đốt lửa, cạo vỏ thông. Bên cạnh đó, cần thành lập đường dây nóng, nhanh chóng kiểm đếm số lượng thông bị chết để báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và gửi lên UBND tỉnh.
Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ đã có báo cáo số 59/BC-BQL do Phó Trưởng ban phụ trách Nguyễn Tất Thành ký ngày 3/5 nêu rõ, qua kiểm tra, đo đạc thực tế tại hiện trường, xác định có 981 cây thông bị róc vỏ; trong đó, có 715 cây thông bị róc một phần vỏ khô bên ngoài, một số cây có hiện tượng chảy nhựa do có sự tác động của con người.
276 cây thông đã bị chết khô, thân còn đứng nguyên tại hiện trường, vỏ cây đã mục và bị bóc sạch vỏ từ gốc lên khoảng 2 – 3m so với mặt đất. Nguyên nhân là do người dân róc vỏ khô của cây thông để trồng phong lan.
Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ cũng cho rằng, khu vực rừng thông bị xâm hại nằm xen kẽ các khu dân cư và quanh thành phố Pleiku nên người dân thường xuyên ra vào tham quan, giải trí, tổ chức dã ngoại, thậm chí đốt lửa, nấu ăn,… nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Văn Thái, Phó Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành, Phó Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động số 2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có khoảng 8.500ha rừng thông, chủ yếu tại các rừng phòng hộ.
Ngoài tình trạng chặt gốc thông để lấn chiếm đất sản xuất xảy ra lâu nay thì tình trạng róc vỏ thông với mục đích trồng phong lan và bán cho các thương lái mới chỉ xảy ra trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, do diện tích thông đa số thuộc các ban quản lý hoặc giao cho địa phương với số lượng kiểm lâm địa bàn ít, trong khi các đối tượng róc vỏ thông lại lựa chọn thời điểm không có mặt lực lượng chức năng để róc vỏ, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời.
Qua đấu tranh và nắm bắt thông tin, khoảng 11 giờ ngày 8/5, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công an thành phố Pleiku tiến hành bắt giữ 103 bao tải vỏ thông với khối lượng gần 3,5 tấn tại một khu vườn trên đường Ung Văn Khiêm, thành phố Pleiku.
Ban đầu, đối tượng Phạm Minh Ngọc (sinh năm 1981, trú xã Tân Bình, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) khai nhận đã thu mua số vỏ thông này tại huyện Đắk Đoa và đưa đi tiêu thụ. Hiện, lực lượng chức năng đã thu giữ phương tiện và tang vật vụ án để tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ nguồn gốc số vỏ thông và vị trí bị lấy vỏ để có phương án xử lý.
Đây là vụ việc đầu tiên cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phát hiện và bắt giữ đối tượng thu mua vỏ thông trái phép, sau khi tình trạng này xảy ra từ đầu năm 2019. Thế nhưng, với trên 8.500 ha rừng thông dàn trải trên địa bàn tỉnh, rõ ràng, việc đấu tranh, phòng, chống các đối tượng “bức tử” rừng thông để lấy đất sản xuất và phục vụ cho mục đích trồng phong lan hoặc bán cho các thương lái là điều không hề dễ dàng.
“Với chức năng của Đoàn kiểm tra liên ngành, chúng tôi đấu tranh với mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng và khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trên địa bàn.
Đoàn sẽ đưa cán bộ xuống các địa bàn để nắm tình hình, phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng, quyết liệt ngăn chặn tình trạng phá rừng thông làm nương rẫy và phục vụ cho các mục đích khác”, ông Nguyễn Văn Thái nhấn mạnh./.
Theo Dư Toán/TTXVN
Gia Lai : Rừng thông hơn 40 năm tuổi bị kẻ xấu cạo vỏ chết đứng
Hàng trăm cây thông có tuổi thọ trên 40 năm tuổi nằm ở vùng ven khu vực TP.Pleiku (Gia Lai) liên tục bị kẻ xấu xâm hại, bị tróc vỏ từ 2-3m làm cho cây thông chết đứng.
Đây là khu vực khá nhạy cảm, là "lá phổi xanh" bảo vệ cho TP.Pleiku và giá đất rất cao trong thời gian qua.
Mới đây, UBND huyện Ia Grai đã có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai và Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ phối hợp chặt chẽ với UBND xã Ia Dêr, cùng các cơ quan, ban ngành của huyện để tăng cường tuần tra, kiểm soát có hiệu quả khu rừng thông trên địa bàn xã Ia Dêr tránh bị xâm hại. Trước đó, theo kết quả kiểm tra của lực lượng chức năng, tại tiểu khu 309 (thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Bắc Biển Hồ, thuộc địa giới hành chính xã Ia Dêr, huyện Ia Grai khu vực giáp với TP.Pleiku) có gần 600 cây thông bị kẻ xấu cạo trọc vỏ từ 2-3m khiến cho cây thông chết đứng. Đây là diện tích rừng thông ba lá được trồng từ năm 1987, đường kính từ 40-60cm có chức năng phòng hộ, giữ môi trường xanh sạch cho TP.Pleiku.
Cây thông bị cạo trọc vỏ gần 3m bị chết đứng
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có tổng số 589 cây thông ba lá bị bóc, cạo vỏ từ gốc lên thân khoảng 2 đến 3m, hiện đã có 76 cây thông bị chết và 513 cây bị bóc vỏ vẫn đang chảy nhựa cây, số cây này vẫn còn sống. Để bảo vệ rừng thông, UBND huyện Ia Grai đã có văn bản chỉ đạo xã Ia Dêr phối hợp với BQL RPH Bắc Biển Hồ tăng cường tuần tra, ngăn chặn hành vi phá hoại cây thông. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện tiến hành điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng vi phạm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm ra được thủ phạm.
Một số người dân cho biết, tình trạng cây thông bị cạo vỏ xảy ra trong thời gian qua là phong trào chơi lan nở rộ, vỏ thông được khai thác bán cho người nuôi trồng lan. Vì thế, giá vỏ thông khô trên thị trường hiện khá cao.
1 cây thông vừa bị kẻ xấu đánh dấu, cạo vỏ, nhựa cây vẫn còn chảy.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tất Thành - Phó trưởng ban phụ trách BQL RPH Bắc Biển Hồ cho biết, việc cạo vỏ cây thông ở xã Ia Dêr, hiện chưa tìm ra thủ phạm để xử lý. Để bảo vệ rừng thông tại xã Ia Dêr, đơn vị đã cắt cử từ 1 đến 2 người thường xuyên túc trực tại đây. Đồng thời, đơn vị cũng gắn biển cấm phá hoại cây thông và để lại số điện thoại để người dân tố giác các đối tượng có hành vi xâm hại thông.
Theo Danviet
Gia Lai : Các Ban quản lý rừng lần lượt lộ sai phạm nghiêm trọng Thanh tra đến đâu sai phạm đến đó là thực trạng đang xảy ra tại nhiều Ban quản lý rừng phòng hộ tại Gia Lai và hậu quả là hàng nghìn ha rừng bị mất trắng, nhiều tỷ đồng ngân sách nhà nước bị các đơn vị chủ rừng trục lợi. Ngày 4.5, trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Nhĩ - Chi...