Gia Lai: Số người tử vong do mắc bệnh dại tăng cao
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Gia Lai đã có đến 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao nhất cả nước.
Dù ngành y tế, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền về nguy cơ và phương thức phòng bệnh dại nhưng số ca mắc vẫn còn cao. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ tâm lý chủ quan trong việc nuôi mà không tiêm phòng cũng như không tiêm phòng kịp thời khi bị chó, mèo cắn.
Những ngày qua là những ngày mà người dân làng Thung, xã Ia Kly, huyện Chư Prông sống trong cảnh lo lắng, bất an khi trong làng có một bé gái 4 tuổi bị tử vong vì bệnh dại. Càng đáng lo ngại hơn khi có đến 9 người khác cũng bị chó cắn nhưng không được tiêm phòng dại kịp thời.
Video đang HOT
Mặc dù sau khi phát hiện vụ việc, ngành y tế, chính quyền địa phương đã tổ chức cho những trường hợp bị chó dại cắn đi truyền huyết thanh và tiêm phòng dại, nhưng nguy cơ mắc bệnh trên những đối tượng này vẫn còn ở mức cao. Địa phương cũng đã khẩn trương xử lý bằng việc vận động người dân không thả rông chó, mèo và tiêu độc khử trùng môi trường.
Tình trạng nuôi chó, mèo thả rông và không tiêm phòng dại cho loại vật nuôi này vẫn còn khá phổ biến tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai. Nguy hiểm hơn, tâm lý chủ quan sau khi bị chó, mèo nuôi cắn mà không kịp thời tiêm phòng đã dẫn đến việc số người tử vong do bệnh dại ở địa phương này còn ở mức cao.
Bé trai 8 tuổi lên cơn dại sau 1 tháng bị chó cắn vào má
Trước khi vào viện 1 tháng, bệnh nhân bị chó cắn vào má phải. Gia đình cho bé tiêm phòng uốn ván nhưng không tiêm phòng dại.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 22-8 cho biết tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 8 tuổi, được Bệnh viện Đa khoa Sơn La chuyển đến với chẩn đoán theo dõi bệnh dại.
Tiêm chủng vắc-xin cho trẻ bị chó dại cắn. Ảnh minh họa
Người nhà cho biết trước khi vào viện 1 tháng, bệnh nhân bị chó lạ cắn vào má phải. Sau khi cắn, con chó đi mất, không theo dõi được. Gia đình có cho bệnh nhân đi tiêm phòng uốn ván nhưng không tiêm phòng dại.
Trước khi vào viện 2 ngày, bệnh nhân có sốt cao kèm đau đầu, buồn nôn mất ăn ngủ, sợ nước, sợ gió. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sơn La điều trị 2 ngày và được chẩn đoán, sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh nhân vào khoa trong tình trạng kích thích, sợ nước sợ gió, sợ ánh sáng, không ăn uống được. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi dại lên cơn.
Sau khi bác sĩ trao đổi tình trạng bệnh, chỉ sau hơn 2 giờ nhập viện, gia đình bệnh nhân xin đưa con về chăm sóc tại nhà.
Theo bác sĩ Trần Quang Đại, Phòng tư vấn tiêm chủng vắc-xin, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do nhiễm virus, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cào, cắn, liếm của động vật bị dại lên da tổn thương. Ngoài ra, bệnh dại cũng có thể lây truyền từ người sang người qua vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Đại khuyến cáo khi bị chó cắn, người dân nên đến cơ sở y tế để được sơ cứu, vệ sinh, sát khuẩn lại vết thương và tư vấn tiêm phòng vắc-xin dại. Đặc biệt là tiêm phòng càng sớm càng tốt.
"Nếu người dân bị chó cắn vào các vị trí như: Đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục, đầu bàn chân bàn tay hay các trường hợp đa chấn thương với vết thương rộng, sâu phải đi tiêm phòng dại ngay, đầy đủ cả vắc-xin và huyết thanh kháng dại. Với công nghệ sản xuất hiện đại, đến nay vắc-xin phòng bệnh dại đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ rất cao, không có hại cho sức khỏe"- bác sĩ Đại nói.
Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm virus dại và cách phòng ngừa Biểu hiện bệnh dại ở chó cần lưu ý chính là con ngươi của chó thường sẽ mở ra rất to, đáng sợ kèm theo chảy nước dãi và sùi bọt mép... Nhận biết chó bị dại Ngày 5/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị này đang theo dõi, điều trị cho một bé...