Gia Lai: Phát huy vai trò của các mô hình tự quản
Toàn tỉnh Gia Lai hiện có trên 7.500 mô hình tự quản của nhân dân. Trong đó, mô hình tự quản về kinh tế có trên 4.719 mô hình; tự quản về an ninh trật tự có 936 mô hình…
Lễ ra mắt mô hình Nông hội làng Vẻh, xã Chư Krey,huyện Kông Chro, Gia Lai.
Gia Lai là một tỉnh nằm ở phía Bắc của Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên trên 15 nghìn km2 (đứng thứ 2 cả nước), dân số trên 1,5 triệu người, là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chủ yếu là dân tộc Jrai và Bahnar, chiếm hơn 46%. Tỉnh Gia Lai hiện có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 14 huyện); 220 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 38 phường, thị trấn và 182 xã); 1576 thôn, làng, tổ dân phố, khu dân cư.
Toàn tỉnh Gia Lai hiện có trên 7.500 mô hình tự quản của nhân dân. Trong đó, mô hình tự quản về kinh tế có trên 4.719 mô hình; tự quản về an ninh trật tự có 936 mô hình; tự quản về bảo vệ môi trường có 915 mô hình; tự quản về xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh có 656 mô hình và còn lại là các mô hình tự quản khác.
Hầu hết các mô hình tự quản do Ban Công tác Mặt trận, các đoàn thể chính trị – xã hội và một số ngành liên quan phối hợp thành lập thực hiện.
Theo Bà Phạm Thị Lan – Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai cho biết: “Xác định tầm quan trọng của các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, MTTQ Việt Nam các cấp đã tích cực, chủ động phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, các tổ chức thành viên hướng dẫn, xây dựng các mô hình tự quản nhân dân phù hợp với từng khu dân cư và nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trên nhiều lĩnh vực như: đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, giúp nhau phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương”.
Nhiều hoạt động của các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đánh giá cao, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả và được đông đảo người dân đồng tình hưởng ứng như: Mô hình camera an ninh; mô hình tiếng kẻng an ninh; mô hình không rác thải nhựa; mô hình khu dân cư sáng – xanh – sạch – đẹp; mô hình tổ bảo vệ nông sản theo mùa vụ; mô hình câu lạc bộ Phụ nữ nói không với tín dụng đen; mô hình làng phụ nữ kiểu mẫu; mô hình con đường thanh niên tự quản…
Các hộ gia đình ký cam kết tham gia bảo vệ môi trường, tại lễ ra mắt mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”, của xã Phú An, huyện Đak Pơ.
Video đang HOT
Trên lĩnh vực an ninh trật tự các mô hình tự quản đã huy động được sức mạnh tổng hợp trong quần chúng nhân dân, ý thức của người dân trong công tác phòng ngừa, tố giác tội phạm được nâng lên rõ rệt.
Trong tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các mô hình tự quản đã góp phần cùng với hệ thống chính trị ở cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Từ năm 2015 đến nay với sự tham gia của các mô hình tự quản, MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp trên 328 tỷ đồng, hiến tặng trên 132 ngàn m 2 đất, góp trên 47 ngàn ngày công lao động để nâng cấp, cải tạo đường làng, ngõ xóm, điện chiếu sáng, cải tạo kênh mương nội đồng….
Đến nay, toàn tỉnh Gia Lai có 70 xã và 41 thôn, làng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới; 25/38 phường, thị trấn đạt danh hiệu “phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; thành phố Pleiku được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa đang hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Năm 2019, có 1.277/1.576 khu dân cư đạt chuẩn khu dân cư văn hóa (đạt 81,02%); 274.924/346.856 gia đình đạt chuẩn “Gia đình văn hóa” (đạt 79,3%).
Cần phát huy hiệu quả của các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư, trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể, đồng bộ. Trong đó nhân tố quan trọng đó là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự phối hợp hỗ trợ của chính quyền, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội. Ngoài ra, các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư phải là phong trào tự nguyện, tự giác, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về kinh phí và phải được sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia của người dân, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân và được nhân dân đồng tình, ủng hộ như vậy mô hình mới tồn tại, bền vững và có sức lan tỏa. Cần xác định nội dung mô hình tự quản cụ thể, phù hợp, sát với đặc điểm từng khu dân cư và coi mục đích phục vụ lợi ích của người dân phải đặt lên hàng đầu.
Để các mô hình tự quản có tính bền vững và hoạt động hiệu quả cần phát huy tốt vai trò nòng cốt, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo. Thành viên tham gia các mô hình tự quản, nhất là người đứng đầu phải tâm huyết, có uy tín và khả năng tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động. Định kỳ sơ kết, tổng kết và kịp thời biểu dương, khen thưởng các mô hình tự quản và tổ chức nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới hiệu quả.
Trong thời gian tới các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai, cần nghiên cứu hợp nhất các tổ chức tự quản hiện có ở khu dân cư thành một tổ chức thống nhất chung do một cơ quan chủ trì theo hướng tinh gọn, thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp về mô hình, đối tượng vận động. Sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí hay khung chuẩn cho mô hình tự quản; hướng dẫn xây dựng quy trình, cách thức xây dựng tổ tự quản và quy chế hoạt động chung của các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ để các mô hình tự quản phát huy tốt nhất hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
Năng động, sáng tạo, nghĩa tình
Trong suốt chặng đường của cách mạng và lịch sử phát triển của thành phố, hệ thống MTTQ TP HCM và các tổ chức thành viên đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tập hợp với trọng tâm hướng về cơ sở.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM Tô Thị Bích Châu trao kinh phí sửa chữa nhà tình nghĩa cho huyện Củ Chi.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Diện mạo hôm nay của thành phố chính là kết quả của quá trình Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và nhân dân bám sát những chủ trương, chỉ đạo của Đảng và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn, trên cơ sở phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhờ những chủ trương chính sách đúng đắn của đường lối đổi mới, kinh tế TP HCM đã thay đổi nhanh chóng diện mạo sau hơn 20 năm bước ra khỏi chiến tranh và khủng hoảng, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ Mặt trận.
Trong suốt chặng đường của cách mạng và lịch sử phát triển của thành phố, hệ thống MTTQ TP HCM và các tổ chức thành viên đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tập hợp với trọng tâm hướng về cơ sở.
Ngay từ những năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Mặt trận TP HCM đã chung tay cùng chính quyền các cấp và nhân dân nỗ lực khắc phục vết thương chiến tranh, nâng cao đời sống dân sinh, tham gia giải quyết các điểm nóng xã hội, với những cách làm năng động, sáng tạo, nghĩa tình.
Khi ấy, Mặt trận TP HCM là nơi đi đầu trong cả nước thí điểm tạo mô hình "Xây dựng nhà cho người nghèo". Ngày ấy, bắt đầu từ thí điểm ở phường 21, quận Bình Thạnh xây dựng được 20 căn nhà cho người vô gia cư với sự chứng kiến của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Phó Thủ tướng Phạm Hùng, Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Linh. Từ đây mô hình được nhân rộng 17 quận, huyện toàn thành phố, sau đó UBTƯ MTTQ Việt Nam phổ biến mô hình ra cả nước với hàng trăm ngàn căn nhà xây dựng cho những hộ nghèo.
Và cho đến hôm nay, dự kiến đến cuối năm 2020, TP HCM sẽ hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới thành phố. Đây là một trong những phong trào có tính đột phá từ thành phố lan tỏa ra cả nước, xuất phát từ truyền thống đoàn kết và sáng tạo.
Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay.
Theo bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, trong mấy thập niên qua, việc hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo của thành phố đã trở thành phong trào sâu rộng, có sức ảnh hưởng trong toàn xã hội.
Quỹ "Vì người nghèo" các cấp của thành phố đã tiếp nhận được hơn 2.329 tỷ đồng. Dựa trên những nguồn kinh phí vận động được, thành phố đã xây dựng hơn 30.208 căn nhà, sửa chữa hơn 17.327 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; trao tặng hơn 500 ngàn suất học hổng Nguyễn Hữu Thọ, tặng hơn 11.020 phương tiện đi học, hơn 2.000 phương tiện làm ăn cùng hàng triệu suất quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn. Từ kết quả trên, đã góp phần thiết thực vào thực hiện 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia là giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tháng cao điểm "Vì người nghèo" diễn ra từ ngày 17/10/2020 đến ngày 18/11/2020, với nhiều hoạt động chăm lo thiết thực và thành công tốt đẹp, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa yêu thương, thể hiện sâu sắc tình làng, nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư; hình thành nét văn hóa, thắm đượm tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong cuộc sống sôi động của Thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh" gắn với Chương trình giảm nghèo bền vững.
Trong tháng cao điểm, Thành phố phấn đấu vận động Quỹ đạt 40 tỷ đồng và hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp của thành phố vận động đạt được 96,8 tỷ đồng theo chỉ tiêu đề ra từ đầu năm 2020. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng chăm lo các nhu cầu còn thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chủ trương giảm nghèo đa chiều của Thành phố giai đoạn 2019 - 2020, đặc biệt là chuẩn bị công tác chăm lo Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Cũng trong suốt 25 năm qua, từ cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" nay là Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", lãnh đạo các cấp từ thành phố đến quận - huyện đã đa dạng hóa các giải pháp trong triển khai xây dựng khu dân cư gắn liền với điều kiện đặc thù của từng địa phương.
Trong đó phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong việc nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp lồng ghép một cách linh hoạt thực hiện nếp sống văn minh đô thị, gắn với việc nâng cao chất lượng khu dân cư như: khu phố không rác, phường không rác, phường - xã lành mạnh không ma túy. Từ đó có nhiều khu dân cư văn minh sạch đẹp, an toàn không có tệ nạn xã hội, tình làng nghĩa xóm ngày một gắn kết và phát huy, vai trò và ý thức tự quản cộng đồng của người dân ở các khu dân cư ngày một nâng cao rõ nét.
Trong những sáng kiến của MTTQ TP HCM, không thể không nhắc đến việc thành lập Quy "Vì Trường Sa thây yêu - Vì tuyến đầu Tổ quốc" (nay là Quy "Vì Biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc"). Từ những năm 2001, sau khi tham gia cùng Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam ra thăm Trường Sa, nhận thấy đời sống của cán bộ, chiến sĩ còn nhiều khó khăn, phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, thách thức và nhằm động viên kịp thời, chăm lo cho cán bộ, chiến sĩ đang trực tiếp bảo vệ biển, đảo, biên giới của Tổ quốc, từ năm 2003 đến năm 2007, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thành phố đề xuất và được sự thống nhất của Thường trực Thành ủy cho phép vận động ủng hộ vật chất để chăm lo cho cán bộ, chiến sĩ Trường Sa.
10 năm qua, Hội đồng quản lý Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc" toàn Thành phố đã tiếp nhận hơn 334 tỷ đồng, trong đó cấp thành phố vận động hơn 142 tỷ đồng, cấp quận, huyện vận động hơn 192 tỷ đồng. Nhờ nguồn quỹ vận động được, TP HCM đã có nhiều hoạt động chăm lo ý nghĩa cho cán bộ, chiến sĩ, người thân có hoàn cảnh khó khăn.
Đánh giá về những đóng góp của MTTQ thành phố, ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM cho rằng, những thành quả to lớn, có ý nghĩa mà MTTQ thành phố đạt được trong hàng chục năm qua là kết quả của lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình của các thế hệ cán bộ Mặt trận, các tầng lớp nhân dân Thành phố. Kết quả này chính là hành trang quan trọng để MTTQ TP HCM tiếp tục tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức xây dựng thành phố sớm trở thành một thành phố đáng sống, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Thái Bình: Mặt trận phát huy sức dân xây dựng nông thôn mới Hưởng ứng phát động, tuyên truyền, vận động của hệ thống Mặt trận ở địa phương, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp ở Thái Bình đã đóng góp nhiều công sức, trí tuệ, tiền bạc, đất đai xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đưa Thái Bình sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới... Ngày...