Gia Lai: phạt hàng trăm xe chở gỗ quá khổ quá tải
Đến chiều 5-6, tại Gia Lai vẫn còn hàng trăm xe chở gỗ bị xử phạt và buộc phải hạ tải trước khi tiếp tục vận chuyển.
Xe chở gỗ quá khổ quá tải trên quốc lộ 19 (thuộc huyện Đăk Pơ) đang chờ xử lý – Ảnh: NGUYỄN DUNG
Phó giám đốc Sở GTVT Gia Lai Võ Văn Văn cho biết các phương tiện vận tải chở gỗ quá khổ, quá tải không chỉ gây hư hỏng đường sá mà còn là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông từ nhiều năm nay tại Gia Lai nên lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã có ý kiến chỉ đạo xử lý triệt để.
“Hơn 100 xe quá khổ quá tải trên địa bàn sẽ bị xử phạt và buộc hạ tải trước khi tiếp tục vận chuyển” – ông Văn nói.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, Ban an toàn giao thông tỉnh Gia Lai đã thành lập hai đội kiểm tra liên ngành xử lý hơn 500 xe tải chở gỗ quá khổ quá tải chủ yếu từ cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) chạy qua quốc lộ 14, quốc lộ 19 của Gia Lai để xuôi về miền Trung.
Theo Tuổi trẻ
Hơn 100 xe quá khổ bị buộc hạ tải
109 xe tải chở gỗ từ cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) về cảng Quy Nhơn, Bình Định, bị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phát hiện chở vượt 30% tải trọng so với thiết kế đăng ký, thậm chí có xe vượt 100% tải trọng.
Chiều 4/6, ông Võ Văn, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Gia Lai cho biết, hiện 49 xe vận chuyển gỗ quá khổ quá tải đã hạ tải đúng theo quy định tải trọng đăng ký cho phép. Sở đang chỉ đạo hạ tải nốt những xe còn lại, đồng thời xử phạt các chủ xe theo quy định của pháp luật.
Một xe chở gỗ đang hạ tải để được tiếp tục lưu thông qua địa bàn Gia Lai. Ảnh: Tùy Phong.
Trước đó, từ ngày 26/5 đến ngày 1/6, Đội tuần tra kiểm soát giao thông 2-19 thuộc Công an tỉnh Gia Lai đã chặn xe kiểm tra, lập biên bản xử lý đối với 12 xe tải chở gỗ quá khổ quá tải. Sở Giao thông tổ chức kiểm tra, phát hiện đến 109 xe tải chở gỗ nhóm V từ cửa khẩu quốc tế Bờ Y về nhập cảng Quy Nhơn, đều chở vượt tải trọng trên 30% so với thiết kế đăng ký của xe, thậm chí có xe vượt đến 100% tải trọng cho phép.
Để tránh bị xử phạt, nhiều tài xế đã dừng xe tại xã Trà Đa, đường Nguyễn Chí Thanh (TP Pleiku), dọc theo các quán ăn, cây xăng trên quốc lộ 19 và đường vào nhà máy mì Mang Yang (huyện Mang Yang), không lưu thông nữa. Theo ông Văn, quan điểm của Sở là phải kiên quyết xử lý xe quá tải quá khổ. "Nếu những xe này chưa hạ tải đúng quy định mà lưu thông qua khỏi địa bàn Gia Lai thì những người có trách nhiệm sẽ bị xử lý nghiêm", ông Phó giám đốc Sở giao thông nhấn mạnh.
Các tài xế đều cho rằng, nếu hạ tải sẽ phải tốn thêm gần 10 triệu đồng một xe. Tuy nhiên, theo ông Văn, nếu không kiên quyết giảm tải xe thì sẽ rất nguy hiểm, vì cả đoàn trên 100 xe đều phải đổ 2 đèo Mang Yang và An Khê rất hiểm trở, tai nạn giao thông nghiệm trọng sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là chưa kể, đường sá của tỉnh cũng vì thế mà nhanh chóng xuống cấp, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước khi phải bỏ nhiều tiền duy tu sửa chữa.
Nhiều tài xế xe dừng xe trên đường để tránh lệnh hạ tải. Ảnh: Tùy Phong.
Ngày 2/5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có công văn gửi các sở giao thông, UBND các tỉnh, đề nghị tăng cường công tác kiểm soát, xử lý nghiêm xe chở hàng hóa vượt quá tải trọng tham gia giao thông đường bộ. Sở Giao thông Gia Lai bắt đầu xử lý xe quá tải quá khổ từ năm 2010, song vì lực lượng quá mỏng (11 cán bộ thanh tra), lại phụ trách nhiều nhiệm vụ trong đó quản lý trên 1.000 km đường nên không thể quán xuyến hết.
Theo ông Văn, hễ có chiến dịch kiểm tra thì tình hình tạm yên ổn, song sau đấy lại nhanh chóng tái diễn nạn xe chở quá khổ, quả tải. Do đó, nếu cả nước đồng loạt, liên tục thực hiện việc này thì tình hình mới chuyển biến tích cực, bền vững được.
Sắp tới, tỉnh Gia Lai sẽ thành lập 5 chốt xử lý an toàn giao thông tại những tuyến đường trọng điểm.
Theo VNEXpress
Hà Nội xử nghiêm "thủ phạm" phá đường Sở GTVT Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị liên quan ra quân xử lý nghiêm ô tô chở quá tải trọng cho phép và các phương tiện chở vật liệu rời, đất phế thải không che đậy, làm rơi vãi ra đường. Cụ thể, Sở GTVT yêu cầu thanh tra phối hợp với CSGT, CSTT (Công an thành phố) tăng cường...