Gia Lai: Kiến nghị giảm thiểu thiệt hại cho các dự án điện gió
Việc 9 dự án điện gió công suất 629 MW ở Gia Lai chưa được đóng điện gây lãng phí rất lớn cho xã hội và khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã kiến nghị sớm ban hành giá bán điện cho các dự án điện gió đã hoàn thành sau ngày 31/10/2021.
Một dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Gia Lai chưa được vận hành thương mại.
Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, hiện toàn tỉnh có 9 dự án điện gió công suất 629 MW đã hoàn thành nhưng chưa được công nhận vận hành thương mại và đấu nối phát điện lên hệ thông điện quốc gia do chưa có giá bán điện. Điều này làm giảm hiệu quả kinh tế của các dự án, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Trước thực trạng này, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã có kiến nghị, đề xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại của các dự án này.
Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai Phạm Văn Binh đã có văn bản kiến nghị các bộ, ngành chức năng sớm ban hành giá bán điện cho các dự án điện gió đã hoàn thành sau ngày 31/10/2021, bao gồm cả các dự án đã vận hành một phần và các dự án chưa vận hành. Hai là, trong thời gian giá bán điện chưa được ban hành, cho phép các dự án trên được đấu nối phát điện lên lưới điện quốc gia và ghi nhận sản lượng điện đã phát; sau khi có giá bán điện mới tính toán và hoàn trả tiền bán điện cho các chủ đầu tư.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai Phạm Văn Binh chia sẻ, hiện nay, với 629 MW chưa được đóng điện gây lãng phí rất lớn cho xã hội và khó khăn cho các doanh nghiệp. Cụ thể, nếu như 629 MW này được vận hành thương mại, thì từ đầu năm đến nay ước thất thoát khoảng 4,5 tỷ kWh. Do đó, ngành công thương kiến nghị ngành chức năng sớm ban hành giá chuyển tiếp sau ngày 31/10/2021. Hoặc cho kiểm tra, nghiệm thu đóng điện và vận hành thương mại; nếu trong điều kiện chưa có giá thì ghi nhận chỉ số công tơ để sau khi có giá thì tiến hành thanh toán, như vậy sẽ tránh những thất thoát nguồn lực và mang lại hiệu quả cho xã hội.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 17 dự án điện gió được đầu tư xây dựng với tổng công suất hơn 1.240 MW; trong đó, 7 dự án được công nhận vận hành thương mại toàn nhà máy, công suất 446,2 MW; 4 dự án được công nhận vận hành thương mại một phần dự án (còn 287,8 MW chưa được công nhận vận hành) và 5 dự án chưa được công nhận vận hành thương mại, công suất 341,2 MW.
Video đang HOT
Như vậy, với 629 MW chưa được công nhận vận hành thương mại này nếu được phát lên lưới điện quốc gia, thì sản lượng điện thiệt hại trong 6 tháng qua ước khoảng 4,5 tỷ kWh; theo đó doanh thu thất thoát hơn 8.600 tỷ đồng nếu tính theo giá bán điện tại Quyết định 39/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
“Gia Lai hiện còn 9 dự án, với tổng công suất 629 MW chưa được vận hành thương mại. Nguyên nhân là theo điều chỉnh dự án điện 7, để được vận hành thương mại hưởng giá FIT (giá ưu đãi) theo quy định đến ngày 31/10/2021 phải được nghiệm thu đóng điện. Còn lại, sau thời hạn này chưa có giá nên chưa được nghiệm thu đóng điện và mua bán điện”, Giám đốc Phạm Văn Binh cho biết.
Năm 2021, nhờ các dự án điện gió, điện mặt trời đồng loạt triển khai trên địa bàn nên tỉnh Gia Lai thu ngân sách vượt chỉ tiêu với tổng nguồn thu hơn 7.000 tỷ đồng. Các dự án điện gió được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành ổn định, đã khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh; tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và phát triển kinh tế – xã hội, du lịch của địa phương.
Ngoài ra, các dự án điện gió còn đảm bảo hiệu quả đầu tư của các chủ đầu tư, ít gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và dân cư khu vực dự án, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung.
16 dự án điện gió xây dựng tại huyện miền núi Hướng Hóa đã vận hành thương mại
Đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 16/18 dự án điện gió xây dựng tại huyện miền núi Hướng Hóa đã được công nhận vận hành thương mại (COD), được hưởng giá FIT từ ngày 1/11/2021.
Theo ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị, trong 29 dự án điện gió được UBND tỉnh Quảng Tri chấp thuận chủ trương đầu tư, có 18 dự án điện gió đã triển khai đầu tư, xây dựng tại huyện miền núi Hướng Hóa.
Tháng 9/2021, căn cứ vào tiến độ, sự nỗ lực của nhà đầu tư và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị nhận định, 18 dự án điện gió sẽ kịp vận hành thương mại. Tuy nhiên, vì một số lý do, 2 dự án chưa kịp vận hành. Còn lại 16 dự án với công suất 615,9MW/632,2MW đã được công nhận COD trước ngày 1/11.
Cũng theo ông Lê Tiến Dũng, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Trị mỗi năm khoảng 40.000 tỉ đồng, bây giờ có thêm các dự án điện gió được công nhận COD, mỗi năm Quảng Trị tăng thêm khoảng 5.000-7.000 tỉ đồng. Với mỗi MW đóng góp ngân sách cho địa phương khoảng 400-500 triệu đồng, thì đây là một nguồn thu lớn.
Một số hình ảnh về điện gió trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị):
Hiện nay trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa đã có 16 dự án điện gió được xây dựng và vận hành thương mại.
Mỗi trụ điện gió cao từ 115-120m, để lắp tua bin và các cánh quạt, phải dùng cần cẩu cao 126m.
Hiện tại, các dự án điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa đã được công nhận vận hành thương mại (COD), được hưởng giá FIT từ ngày 1/11/2021.
Khi các dự án này hoà lưới điện, sẽ đóng góp cho ngân sách địa phương, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việc phát triển các dự án điện gió ở miền tây Quảng Trị là chủ trương đúng, đưa lại lợi ích về kinh tế.
Tuy nhiên, việc ồ ạt triển khai hàng chục dự án ở các vùng đồi núi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở.
Vì vậy, tỉnh Quảng Trị cần cân nhắc tiếp tục cấp phép chủ trương cho các dự án điện gió mới để đánh giá tổng thể và tác động môi trường.
16 nhà máy điện gió ở Quảng Trị kịp hưởng giá FIT bao gồm: Hướng Tân, Tân Linh, Liên Lập, Gelex 1, Gelex 2, Gelex 3, Hướng Linh 7, Hướng Linh 8, Amaccao Quảng Trị 1, Hướng Phùng 2, Hướng Phùng 3, Tài Tâm, Hoàng Hải, Phong Huy, Phong Liệu, Phong Nguyên.
Thêm 3 dự án điện gió được xác nhận đi vào vận hành thương mại Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, cập nhật trong tháng 8/2021, đã có 3 nhà máy điện gió với mức công suất cụ thể đã được công nhận vận hành thương mại (COD). Trang trại điện gió Trung Nam tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN Theo đó, Nhà máy điện gió Hòa...