Gia Lai: Kiểm tra xử lý hàng loạt cơ sở bán phân bón vi phạm
Ban chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai liên tục ra quân tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, kinh doanh phân bón, và thuốc bảo vệ thực vật giả. Nhằm dẹp bỏ các nhãn hàng vi phạm, kiểm tra 93 vụ, xử lý 65 vụ, phạt tiền 139 triệu.
Ông Lê Hồng Hà P.GĐ Sở Công thương, Chi cục trưởng chi cục QLTT tỉnh Gia Lai
Ban chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai yêu cầu: Các sở, ngành, lực lượng chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kế hoạch phải phân định đúng thẩm quyền, tránh chồng chéo; nâng cao trách nhiệm, thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật; không bao che, tiếp tay, làm ngơ trước những hành vi sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh trái phép các loại phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã tăng cường thanh kiểm tra, rà soát trên phạm vi toàn tỉnh đối với các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV; góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh các loại phân bón, thuốc BVTV trên thị trường. Đoàn kiểm tra của Chi cục QLTT đã tiến lành lấy 12 mẫu phân bón để thử nghiệm, trong đó có 4 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong toàn tỉnh đã kiểm tra 93 vụ, xử lý 65 vụ, phạt tiền 139 triệu.
Phó Giám đốc Sở Công thương, kiêm Chi cục trưởng chi cục QLTT tỉnh Gia Lai – Ông Lê Hồng Hà chia sẻ: Những năm trước công tác quản lý nhãn gặp nhiều khó khăn, do các doanh nghiệp lợi dụng sơ hở trong quản lý nhãn hàng, hám lợi để gian lận thương mại. Vì quyền lợi của người tiêu dùng, đội QLTT dẹp bớt, hơn nữa nông dân sử dụng thấy không hiệu quả dân cũng tránh. Các đại lý muốn bền cũng chọn các nhãn hiệu có thương hiệu để bán, nên những trường hợp gian lận hiếm xảy ra trên địa bàn.
Video đang HOT
Người dân đến mua phân bón một cửa hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Đoàn khi thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm luôn tôn chỉ tính công bằng và minh bạch: ” Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp, chỉ có những cán bộ được đào tạo về chuyên môn, được đi tập huấn, có giấy chứng nhận của cơ quan cấp phép thì mới được lấy mẫu. Các mẫu được lấy phải được mã hóa và gửi đi đến đơn vị kiểm nghiệm. Bản thân các đơn vị kiểm nghiệm, cũng như đại lý, doanh nghiệp không biết mã đó của đơn vị nào, được gửi đi đâu”- ông Hà thông tin thêm.
Hằng năm kế hoạch thanh kiểm tra giám sát kinh doanh luôn được lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai quan tâm và chỉ đạo sát sao hướng đến một nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững. Từng bước đưa hoạt động kinh doanh buôn bán của các tổ chức, đại lý buôn bán vật tư nông nghiệp đi vào nền nếp.
Có uy tín bán hàng gần 30 năm đại lý Xuyến Vi – Huyện Chư Prông cho hay: “Tiêu chí để nhập hàng về bán đầu tiên phải là sản phẩm có giấy tờ đạt hợp quy, hợp chuẩn của Bộ Nông Nghiệp cấp. Nếu chỉ có giấy của cục Miền Nam chứng nhận thì đại lý chị cũng không chấp nhận. Chị tìm hiểu thêm từ các đại lý khác, từ người dân đã sử dụng. Ngoài ra tận mắt thấy mẫu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới cho nhập kho”
Vì quyền lợi của mình, với việc sử dụng phân bón, vật tư nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, do đó bà con nông dân cần chú trọng hơn nữa đến quá trình chọn lựa mặt hàng vật tư có uy tín thương hiệu.
LÊ NHUẬN
Theo baodansinh
Kinh doanh vật tư nông nghiệp: Rà soát, quản lý chặt
6 tháng đầu năm 2018, ngành nông nghiệp Hà Nội đã thực hiện đợt rà soát, kiểm tra về chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, công tác quản lý vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, do phần lớn các cơ sở đều nhỏ lẻ, chưa có sự đánh giá chất lượng giữa các mặt hàng bảo đảm và trôi nổi trên thị trường.
Khó kiểm tra đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, từ đầu năm đến nay, các đơn vị của Sở đã thực hiện rà soát, thống kê các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý, lập danh sách được 18.140 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
Siết chặt quản lý chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: IT
Từ đầu năm đến nay, các đơn vị của Sở NN&PTNT Hà Nội đã thực hiện kiểm tra 89 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, phát hiện 42 cơ sở vi phạm với lỗi chủ yếu: Không rõ nguồn gốc xuất xứ; người sản xuất, kinh doanh không có giấy khám sức khỏe, xác nhận kiến thức; không bảo đảm điều kiện bảo quản, vận chuyển... Tổng số tiền phạt hơn 400 triệu đồng.
Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội Phạm Khắc Diến cho biết: Hiện nay, việc quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm vẫn khó khăn do các cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều nhưng nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp còn nhiều là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp chưa đầy đủ và tính khả thi chưa cao; năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng, chống tội phạm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, thiếu quyết liệt, còn có nơi buông lỏng quản lý.
Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai Đỗ Thị Kim Dung cho biết: Toàn huyện hiện có gần 8.000 hộ kinh doanh thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Có số lượng cơ sở lớn nhưng nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón chỉ hoạt động theo mùa vụ. Trong khi lực lượng làm công tác thanh tra chuyên ngành mỏng nên việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất gặp khó khăn. Việc phối hợp giữa các ngành trong kiểm tra, xử lý tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp vi phạm chưa chặt chẽ, nên rất khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, nhất là đối với cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tại các địa phương.
Tăng cường thanh, kiểm tra đột xuất
Về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Trần Mạnh Giang cho biết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đa số có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, phân phối qua nhiều khâu trung gian, nguồn lực cho phát triển còn hạn chế, trình độ quản lý thấp, liên kết sản xuất, tiêu thụ còn lỏng lẻo, chưa quan tâm nhiều đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Về khó khăn ở cơ sở khi thực hiện quản lý an toàn thực phẩm, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai Đỗ Thị Kim Dung cho biết, hiện nay, kinh phí triển khai an toàn thực phẩm tại cấp quận, huyện, xã còn khó khăn, chưa đáp ứng nhiệm vụ được giao; ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và trách nhiệm của một số người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng chưa cao; còn tình trạng người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước mắt và việc xử lý vi phạm một số nơi còn nương nhẹ, chưa kiên quyết...
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian tới, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, Sở yêu cầu các đơn vị thường xuyên cập nhật, cung cấp danh sách kết quả xếp loại (A, B, C), chuỗi sản phẩm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn được xác nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết. Các đơn vị của Sở tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, kiểm nghiệm, giám sát hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông nghiệp.
Theo Danviet
Sao chưa khởi tố vụ phân bón giả Thuận Phong? Gần 4 tháng trước, tại Hội nghị Thủ tướng Đối thoại với nông dân Việt Nam do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức (ngày 9.4.2018, thành phố Hải Dương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cơ quan có liên quan báo cáo vụ Thuận Phong với Thủ tướng trong tháng 5.2018. Đây là vụ việc mà theo...