Gia Lai: Khoai lang củ to bự, dân méo mặt vì doanh nghiệp “bỏ bom”
Tại huyện Phú Thiện (Gia Lai) hiện đang có 500-600ha khoai lang Nhật đang vào vụ thu hoạch nhưng không có thương lái đến mua khiến hàng trăm nông dân lo lắng bỏ cả ruộng khoai. Thậm chí, doanh nghiệp “đặt cọc” nông dân trồng khoai Nhật để thu mua nhưng hiện cũng “bỏ của chạy lấy người”, bỏ tiền đặt cọc…khiến người dân rơi vào tình cảnh bị “bỏ bom”.
Nhiều ngày nay, hàng trăm hộ dân trồng khoai lang Nhật ở huyện Phú Thiện (Gia Lai) lo ngay ngáy, đứng ngồi không yên vì khoai trồng quá thời gian thu hoạch hơn 10 ngày rồi nhưng không có thương lái tìm tới thu mua.
Hiện tại, nhiều cánh đồng khoai già cỗi, đến vụ thu nhưng vẫn nằm im ắng lạ thường. Sợ khoai lang quá vụ bị hà (nhiễm khuẩn, tạo đốm đen trên củ khoai), nhiều hộ dân tự xoay sở, đi mời tiểu thương đến mua bán theo kiểu hàng chợ nhưng không mấy khả quan.
Anh Trần Văn Viên trồng 3ha nhưng chỉ bán được 2 sào và đang chờ tiểu thương lần sau quay lại nhưng chưa biết khi nào.
Nói về vụ khoai, anh Trần Văn Viên (nông dân thôn Kim Môn, xã Chư A Thai) chia sẻ: Vụ này, gia đình tôi trồng 3ha, đầu tư hơn 150 triệu đồng. Ban đầu, hy vọng vụ này thắng lớn nhưng đến nay tình hình rất xấu, khoai đến mùa thu hoạch lại không thấy ai đến hỏi mua.
Theo anh Viên, để khoai lang lâu, bán không kịp nên phải ra chợ gọi người đến bán theo hàng chợ với giá 5.000 đồng/kg đối với khoai đẹp, loại thường chỉ bán được 1.500 đồng/kg. Họ đến mua chỉ 2 sào, còn gần 3ha còn lại họ bảo khi nào bán xong hàng sẽ quay lại mua tiếp nên phải để vậy chờ. Với giá như hiện tại chỉ đủ trả công thu hoạch và chi phí đầu tư thôi, nói trắng ra bán khoai giá này là chịu lỗ.
Theo nhiều hộ dân cho biết, đầu tư 1 ha khoai lang có giá trung bình từ 50-70 triệu đồng, nếu đi thuê đất làm thì giá còn cao hơn. Các năm trước, thời điểm giá cao bán được từ 10-15.000 đồng/kg khiến bà con rất mừng, so với trồng lúa thì lời gấp 3-4 lần. Thế nhưng năm nay không thấy thương lái tìm đến mua, cả xã Chư A Thai mới có 3-4 hộ bán được khoai nhờ “mời tiểu thương” ở chợ đến lấy hàng bán lẻ.
Nói về vụ khoai, bà Trịnh Thị Huệ – thôn Kim Môn cho biết: “Tôi làm khoai một đồng thuê, hai đồng mượn, nếu vụ này bán không được thì không lấy đâu ra tiền trả nợ ngân hàng. Tôi vay gần 100 triệu đồng đầu tư hết vào 7 sào khoai nên thấy tình hình như thế này lo lắm. Nếu không bán được chỉ biết bỏ thôi chứ làm sao. Bà con nông dân chúng tôi mong muốn nhà nước, doanh nghiệp quan tâm thu mua, tìm đầu ra cho dân, chứ để như này dân chỉ khổ thôi”.
Video đang HOT
Hàng trăm hộ dân trồng khoai lang lo lắng vì khoai đến vụ mà không có người mua
Trao đổi với Dân Việt, ông Phùng Trung Toàn – Chủ tịch xã Chư A Thai cho biết: “Năm nay khoai lang đến vụ nhưng không hiểu vì sao không thấy tiểu thương tìm đến mua khiến nhiều hộ dân lo lắng. Thậm chí có doanh nhiệp đặt cọc cho dân 50 triệu đồng nhưng chấp nhận mất tiền, không đến thu mua khoai vì sợ mua cũng không bán được. Toàn xã có khoảng 300ha nhưng mới có khoảng 4-5 hộ bán được vài tấn cho hàng chợ. Sự việc, xã sẽ có báo cáo tình hình sản xuất cụ thể lên huyện và ngành chức năng để tìm hướng tháo gỡ cho dân”.
Theo ông Bùi Trọng Thành – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phú Thiện: Toàn xã có khoảng 500-600ha khoai lang (chủ yếu 2 xã Chư A Thai và xã Ia Sol), đây là cây vụ 3 được người dân trồng sau vụ lúa nhằm cải tạo đất, tăng thu nhập. Mới đầu vụ năm nay chúng tôi chỉ nghe thông tin giá khoai lang xuống rất thấp, còn tình hình không có thương lái đến mua thì vẫn chưa nắm rõ, việc này phòng sẽ cho cán bộ đi kiểm tra để có hướng xử lý giúp dân an tâm sản xuất.
Theo Danviet
Ngôi làng "nhiều không", nơi người dân không biết chữ và... không biết tuổi
Trên dãy núi Cheng Leng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) tồn tại một ngôi làng không điên, không đương, không trương, không tram... thâm chi la không co tương lai. Những đứa trẻ và người dân ở ngôi làng này đều không biết tuổi và biết con chữ, tương lai đến trường trở nên quá nỗi xa vời đối với người dân nơi đây.
Làng "nhiều không" trên đỉnh Cheng Leng
Băng qua gân 100km rừng, chung tôi mới kip đăt chân đên được ngôi lang Heg (xã Chư A Thai) giưa trưa nắng he. Con đương rưng dẫn đến ngôi làng Heg có vô số lỗi rẽ, hiểm trở phải là những người bản địa mới có thể vào được.
Nhìn từ xa, ngôi làng Heg hiện ra trước mắt chung tôi với một cảnh hoang tàn, thiếu thốn, nằm trơ trọi giữa "ốc đảo". Dưới cái trưa hè của "chảo lửa" Cao Nguyên, những đưa tre làng Heg với thân hình coi coc đang nhấm nháp qua xoai rưng môt cach ngon lanh.
Ngước khuôn măt hôc hac, gây go, be Đinh Thoanh sợ sệt nói: "Bô đi lam rây, em ơ nha trông nha và chăn bò...". Hỏi tuổi, không đứa trẻ nào trả lời được. Từ khi sinh ra, các em cũng chưa từng biết đến trường học. Chỉ có một số người lớn còn nhớ mình đã làm được bao nhiêu mùa rẫy để tính tuổi.
Cảnh hoang tàn của ngôi làng "nhiều không" trên đỉnh Cheng Leng
Tro chuyên vơi chung tôi, ông Đinh Jăi - Trưởng làng Heg cho biết: "Làng Heg là nơi chôn nhau, cắt rốn của người dân. Trươc đây, năm 2000 khi tỉnh Gia Lai có chủ trương xây dựng hồ thủy lợi Ayun Hạ thì làng Heg có nguy cơ ngập cao nên tỉnh đã tiến hành di dời toàn bộ làng theo diện tái định cư. Thế nhưng sau khi hồ thủy lợi Ayun Hạ hoàn thành, tôi cùng một số bà con quay lại làng cũ thấy ngôi làng không hề bị ngập. Cộng thêm việc không đủ đất sản xuất ở khu làng mới nên mọi người đã quyết định quay lại khu vực cũ va sinh sông cho đên bây giơ".
Những đứa trẻ chưa từng biết đến trường học.
"Lang Heg đươc bao boc bơi 3 ngon nui lớn là Cheng Leng, Lờ Pá và N'Nheng. Ngôi làng này nằm giữa lòng chảo nên sống tách biệt với cuôc sông bên ngoai. Trong làng có tơi 22 hô va 75 nhân khâu, thuộc người đồng bào Banar. Vì khoảng cách giữa làng ra xã Chư A Thai phải đến cả trăm cây số, còn nếu muốn đi tắt qua xã Ayun (huyện Chư Sê) thì băng qua cánh rừng khộp gần 50km. Chình vì khoảng cách xa cùng với đường đi hiểm trở nên mọi thứ ở đây đều không có: không điện, không đường, không trường, không trạm... Người lớn đi làm lúa rẫy, trẻ con như con thú hoang... có gì ăn đó... mà không được đến trường học hay con chữ", ông Đinh Jăi cho biết thêm.
Cuộc sống thiếu thốn ở ngôi làng "nhiều không"
Mạch sống của ca lang chi nhờ vào một ông nươc dân tư trên nui xuông. Giưa buôi trưa năng hè, các hô lai chen nhau hưng từng giot nươc về uống. Nhưng đưa tre "đâu trân, chân đât" đang nô đùa dưới nắng hè.
Chị Đinh Thây (làng Heg) co 3 ngươi con, cả 3 đều không biêt chư. Chị Thây tâm sự. "Từ lâu rồi thì dân mình sống và làm ăn ở đây. Giờ chuyển cũng không biết đi đâu về đâu. Tuy cuộc sống đây thiếu thốn như vậy nhưng đất mình ở đây thì mình phải ở đây để làm ăn. Chỉ mong những đứa con được đi học biết cái chữ. Chứ sống trong rừng thế này không biết nó lớn nỗi, biết trồng cây lúa...".
Dù trơi nong như đô lưa, cu Đinh Bê đâu trân nhăt tưng mâu phân bo nhet vôi vao bao để bán kiêm tiên mua gao, thưc ăn. "Tôi đa sinh sông ơ đây đươc 10 năm nay, hang ngay tôi đi nhăt phân bo và môi bao như nay tôi ban đươc khoảng 30.000 đông. Ơ đây ba con đa sô chưa bênh băng cac loai cây co thôi, it ai đên bênh viên vì đương lai xa xôi... Đường đi lại khó khăn, điện không có nên mọi người chỉ biết tự cung tự cấp thôi...", cụ Đinh Bê tâm sư.
Mơ ước nhỏ của làng Heg
Tim khắp ca lang, cuối cùng chung tôi cũng thây môt ngươi biêt chư, đó là ông Mai Văn Ân. Ông Ân cho hay: "Trươc đây, chung tôi ơ ngoai xa Chư A Thai cuôc sông cung đây đu, co đương, co điên... nhưng lai thiêu đât san xuât nên chung tôi vao đây sinh sông. Noi thât ca lang cung chăng mây ai biêt chư. Thu hoạch nông sản thì chở băng xe máy băng rừng hay lây thuyền chơ qua hồ Ayun Hạ ra xã Ayun hoặc xã Đak Trôi bán lại cho người ta, rồi mua thêm thức ăn, vật dụng mang về".
"Thưc ra, ai ma chăng muôn sông cuôc sông đây đu nhưng cung vi điêu kiên cua môi ngươi thôi. Ơ ngoai kia co đây đu nhưng không co đât san xuât thi cung vây, chi mong nha nươc cho chung tôi đươc sinh sông ơ đây, rôi co trương hoc cho nhưng đưa tre đươc căp sach đên trương. Sau nay, tôi cung phai cho con be đi hoc chư không thê đê no không biêt chư đươc...", ông Ân tâm sư.
Bà con mong chính quyền sớm có những "quyết sách" giúp bà con
Ông Phùng Trung Toàn - Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết, sau khi nhận được phản ánh, các cơ quan chức năng của xã cũng như của huyện Phú Thiện đã trực tiếp đến các điểm làng trên núi để rà soát số hộ, số nhân khẩu, qua đó có phương án giải quyết tình trạng trên. Cũng theo ông Toàn, khi đưa đến các làng tái định cư, xã cũng đã cấp đất sản xuất cho người dân nên không có chuyện người dân thiếu đất sản xuất.
Cuộc sống ngôi làng bị cô lập, bao quanh là những dãy núi lớn
"Hiện nay, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo huyện Phú Thiện và xã Chư A Thai tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên theo hướng vận động nhân dân trở về làng tái định cư. Xã đã rà soát và dành quỹ đất riêng để cấp cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trong trường hợp thiếu đất sản xuất. Dù vậy, xã cũng xác định đây là nhiệm vụ khó khăn bởi tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số là sinh sống tại các khu vực đồi núi đã quen. Tuy nhiên, chính quyền xã cũng quyết tâm để vận động bà con trở về, để người dân, đặc biệt là trẻ em ở hai ngôi làng này được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách xã hội", ông Toàn nhấn mạnh.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
Hai thanh niên làm bậy nữ học trò: Vợ mới sinh Hai đối tượng chở học trò tới trường học quan hệ được nhận xét là những người ngoan hiền và có nhân thân tốt. Hai người bị bắt vì liên quan đến vụ hiếp dâm một nữ sinh lớp 8 trên địa bàn huyện Phú Thiện, Gia Lai là Trịnh Xuân Lập (SN 2001) và Hoàng Văn Bình (SN 1998) cùng trú tại...