Gia Lai: Hình bóng Thịnh Long Group ở bộ đôi dự án điện gió 3.000 tỷ
Không chỉ 2 dự án điện gió Ia Pech và Ia Pech 2 tại Gia Lai, Thịnh Long Group còn liên quan tới dự án điện gió Tân Tấn Nhật – Đăk Glei ở Kon Tum. Trước đó, Tập đoàn này và đối tác Europlast đã bán dự án điện mặt trời Thịnh Long Phú Yên cho Thái Lan.
UBND tỉnh Gia Lai ngày 25/8/2020 có quyết định số 419/QĐ-UBND và quyết định số 420/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án Nhà máy điện gió Ia Pech và Ia Pech 2 cho CTCP Đầu tư Năng lượng Điện Xanh Gia Lai.
Theo đó, dự án Nhà máy điện gió Ia Pech có công suất thiết kế là 50MW gồm 20 tuabine, công suất 2,5MW; Năng lượng điện trung bình 145 triệu kWh/năm. Diện tích đất sử dụng 15,595ha, trong đó đất có thời hạn là 12,095 ha và đất tạm thời 3,5ha.
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.499,7 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 449,922 tỷ đồng, chiếm 30%; vốn vay từ ngân hàng thương mại hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm 70%.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)
Cùng với đó, Nhà máy điện gió Ia Pech 2 cũng có công suất 50MW gồm 20 tuabine, công suất 2,5MW; Năng lượng điện trung bình là 143 triệu kWh/năm. Diện tích đất sử dụng cho dự án là 14,6 ha, trong đó đất có thời hạn 11,1ha và đất tạm thời 3,5 ha.
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.546,7 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư la 464,011 tỷ đồng, chiếm 30%; Vốn góp từ ngân hàng thương mại là 1.082 tỷ đồng, chiếm 70%..
Cả hai dự án trên đều được thi công xây dựng từ tháng 1/2021 đến tháng 10/2021; tháng 11/2021 sẽ chạy thử, hiệu chỉnh và nghiệm thu hoàn thành đóng điện.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, CTCP Đầu tư Năng lượng Điện Xanh Gia Lai (có trụ sở tại 144/19 Wừu, phường Ia Kring, TP. Pleiku) được thành lập tháng 4/2019 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, 3 cổ đông sáng lập là bà Nguyễn Trần Thảo Nhi góp 100 tỷ đồng (50%); bà Trần Thị Khánh Mai góp 90 tỷ đồng (45%) và bà Trần Thị Minh Trang góp 10 tỷ đồng (5%).
Cả 3 nữ doanh nhân này đều đến từ Pleiku, Gia Lai. Trong đó, bà Thảo Nhi là Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật. Nữ doanh nhân sinh năm 1987 còn là Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH MTV Thảo Nhi Cao Nguyên (được thành lập vào cuối tháng 8/2020).
Ngày 5/8/2020, tức là chỉ khoảng 3 tuần trước khi UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án điện gió cho Điện Xanh Gia Lai, doanh nghiệp ngày đã âm thầm tăng vốn gấp đôi lên 400 tỷ đồng, với diễn biến các cổ đông sáng lập không góp thêm vốn, và nhà đầu tư vừa bỏ thêm 200 tỷ đồng để sở hữu 50% cổ phần không được tiết lộ.
Dù vậy, một thông tin đáng chú ý phần nào hé lộ tay chơi mới tại Điện Xanh Gia Lai.
Thịnh Long Group
Ngày 6/8/2020, tức là 1 ngày sau đợt tăng vốn, Điện Xanh Gia Lai đăng ký thêm một Người đại diện theo pháp luật, là bà Nguyễn Thị Kim Hoa, kiêm luôn vai trò Chủ tịch HĐQT.
Nữ doanh nhân sinh năm 1979 đến từ Hà Nội được biết đến nhiều hơn cả với vai trò Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại Thịnh Long (Thịnh Long Group), hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu lao động, tư vấn du học, nhà thầu xây lắp, bất động sản và nay là cả năng lượng tái tạo.
Thịnh Long Group vài năm trở lại đặc biệt hứng thú với mảng năng lượng tái tạo và ít nhiều tạo được điểm nhấn trên thị trường. Như Nhadautu.vn đã đề cập trong bài viết cách đây không lâu (đọc thêm: Cách đại gia Thái ‘gom’ dự án năng lượng ở Việt Nam). Thịnh Long Group đã hợp tác với CTCP Nhựa Châu Âu (Europlast) triển khai dự án điện mặt trời Thịnh Long Phú Yên có công suất 50MW, vốn đầu tư 1.173 tỷ đồng, được chấp thuận đầu tư vào ngày 17/8/2018.
Ở ‘motif’ tương tự Điện Xanh Gia Lai, ngày 11/9/2020, bà Nguyễn Thị Kim Hoa trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện theo pháp luật của CTCP Tân Tấn Nhật, trong khi Giám đốc là bà Trần Thị Khánh Mai (cổ đông sáng lập của Điện Xanh Gia Lai). Trước đó chỉ 3 ngày, Tân Tấn Nhật ngày 8/9/2020 đã được UBND tỉnh Kon Tum chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật – Đăk Glei có công suất 50MW, vốn đầu tư 1.890,2 tỷ đồng.
Đầu tư vào một loạt dự án năng lượng nghìn tỷ, tiềm lực của Thịnh Long Group lẫn nữ Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Hoa chắc hẳn là thông tin nhận được nhiều sự quan tâm từ giới đầu tư.
Dù vậy, điều bất ngờ là theo dữ liệu của Nhadautu.vn, kết quả kinh doanh của Thịnh Long Group không thực sự khả quan. Năm 2019, doanh nghiệp này (công ty mẹ) đạt doanh thu thuần 84,4 tỷ đồng, giảm tới 37% so với năm 2018; trong khi lãi thuần vỏn vẹn là 668 triệu đồng. Giai đoạn 2016-2018, Thịnh Long Group cũng chỉ nhận mức lãi 2-300 triệu đồng mỗi năm. Tổng tài sản tới cuối năm ngoái chỉ là 142 tỷ đồng.
Hiệu quả hoạt động không mấy ấn tượng dẫn tới những đồn đoán về việc xin dự án để chuyển nhượng kiếm lời. Kịch bản này không phải không có cơ sở, khi biết rằng Thịnh Long Group và đối tác Europlast đã bán dự án điện mặt trời Thịnh Long Phú Yên cho tập đoàn Super Energy Corporation vào đầu năm nay.
Dù vậy, cần phải đề cập rằng Thịnh Long Group cuối tháng 3/2020 đã tăng mạnh vốn từ 20 tỷ đồng lên 428 tỷ đồng, cùng với việc thành lập một loạt các doanh nghiệp trong mảng năng lượng như CTCP Tập đoàn Khai thác Đầu tư năng lượng Thành Đạt, CTCP Phát triển Điện năng lượng OASIS số 1…, giới đầu tư kỳ vọng tập đoàn này sẽ trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
VinaCapital 'nhảy' vào điện tái tạo, đặt mục tiêu có 1 GW trong 5 năm tới
VinaCapital Group đang xây dựng nền tảng đầu tư vào năng lượng tái tạo với mục tiêu có 1 GW trong 5 năm tới. Một dự án lớn đang được đầu tư là nhà máy điện khí Long An công suất 3.000 MW, vốn đầu tư 3,13 tỷ USD. VinaCapital chủ yếu đóng vai trò nhà đầu tư tài chính, đối tác sẽ đảm nhận vai trò chuyên môn.
VinaCapital đặt mục tiêu phát triển 1GW điện tái tạo trong 5 năm tới.
VinaCapital Group đang mở rộng sang lĩnh vực năng lượng với 3 loại hình đầu tư bao gồm điện khí hóa lỏng (LNG), điện mặt trời và điện gió. Tập đoàn này cho biết đang thưởng thảo với nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như chính quyền địa phương cho mục tiêu phát triển tối thiểu 1 GW (bằng 1.000 MW) điện tái tạo trong vòng 5 năm tới.
Với dự án điện gió, tập đoàn này sẽ ưu tiên đầu tư cho các dự án điện gió sẵn sàng xây dựng, trong khi đầu tư có chọn lọc với các dự án điện gió đang ở giai đoạn đầu.Với điện mặt trời, tập đoàn này đã thành lập công ty SkyX Solar và ký hợp tác với với Saigontel trong việc xây dựng và vận hành chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp, resort... Ngoài ra, tập đoàn sẽ ưu tiên đầu tư thêm vào các dự án điện mặt trời đang vận hành và đầu tư có chọn lọc với các dự án đang xây dựng.
Ngoài điện tái tạo, tập đoàn này cũng đang đầu tư lớn cho điện khí LNG, tập trung phát triển các dự án từ sơ khai. Dự án nổi bật nhất đang là nhà máy điện khí hóa lỏng Long An tổng công suất 3.000 MW, dự kiến đi vào vận hành năm 2025.
Đây là một trong những dự án điện lớn nhất miền Nam, có khả năng đáp ứng khoảng 8% nhu cầu năng lượng của quốc gia khi đi vào vận hành. Tổng mức đầu tư cho nhà máy và hệ thống kho chứa LNG vào khoảng 3,13 tỷ USD.
Nói về quyết định tự đầu tư điện khí, lãnh đạo VinaCapital cho biết vẫn giữ nguyên mô hình quản lý quỹ. Giai đoạn đầu, VinaCapital sẽ cùng 1 nhà đầu tư chiến lược phát triển dự án. Sau đó, tập đoàn có thể kêu gọi thêm nhà đầu tư để cùng góp vốn và sẽ quản lý quỹ đầu tư mới này. VinaCapital chủ yếu đóng vai trò nhà đầu tư tài chính và đối tác chiến lược đóng vai trò nhà đầu tư chuyên môn.
VinaCapital đầu tư lớn vào dự án điện khí Long An.
Đối tác chiến lược trong dự án điện khí này là GS Energy, một trong những tập đoàn hàng năng lượng đầu Hàn Quốc từng xây dựng gần 10 GW điện khí trên thế giới. Ngoài ra, VinaCapital cũng mới ký kết hợp tác với Bechtel để phát triển các dự án năng lượng tái tạo khác. Đây là nhà thầu xây dựng số 1 tại Mỹ và từng bàn giao 1 GW điện tái tạo.
Năng lượng tái tạo đang phát triển "nóng" tại Việt Nam bởi nhu cầu về điện năng tăng đáng kể nhằm phục vụ cho tăng trưởng của nền kinh tế. Theo tổng hợp từ VinaCapital, nhu cầu điện năng giai đoạn 2020-2022 tăng bình quân 10%/năm trong khi nguồn cung điện chỉ tăng bình quân 8,5%/năm.
Theo ước tính của tập đoàn này, Việt Nam có khả năng thiếu điện vào năm sau với mức khoảng 6 triệu MWh và thiếu 15 triệu MWh vào năm 2023, tương đương với 10% nhu cầu điện năng quốc gia. Do đó để cân bằng cung cầu đến 2030, Việt Nam sẽ cần đầu tư 150 tỷ USD cho ngành năng lượng và đây sẽ là cơ hội cho ngành phát triển mạnh.
Một số nhà đầu tư năng lượng điện lớn tại Việt Nam có kể thế đến như BIM Group, Trung Nam Group, Xuân Thiện, TTVN Group... Trên sàn chứng khoán là các đơn vị như Cơ điện lạnh (REE) đặt tham vọng trở thành công ty năng lượng hàng đầu Việt Nam với mục tiêu vượt mốc 1 GW, Tập đoàn Sao Mai (ASM) có 155 MW điện mặt trời và muốn đầu tư thêm các dự án hàng trăm MW khác...
9 tháng, Điện Gia Lai (GEG) đạt 206 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Theo báo cáo tài chính quý III/2020 của CTCP Điện Gia Lai (GEC, mã chứng khoán GEG), tổng sản lượng điện thương phẩm của Công ty trong 9 tháng đạt 480 triệu kWh, tăng 23% cùng kỳ, trong đó chiếm tỷ trong lớn nhất vẫn là Điện Mặt trời với 66%. Doanh thu thuần 9 tháng đạt 959 tỷ đồng, tăng 19% cùng...