Gia Lai ghi nhận trên 15.700 ca đau mắt đỏ
Theo Sở Y tế Gia Lai, từ 1-8-2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 15.708 ca viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ). Hầu hết ca mắc là học sinh, sinh viên và bệnh lây lan trong nhiều trường học.
Viêm kết mạc cấp là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc, thường do nhiễm trùng (do vi rút, vi khuẩn) hoặc dị ứng. Viêm kết mạc cấp có nhiều hình thái như: Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn; viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn và viêm kết mạc do vi rút. Hiện số ca viêm kết mạc cấp trên địa bàn tỉnh tuy có dấu hiệu chững lại nhưng vẫn ghi nhận các ca mắc rải rác trong cộng đồng những ngày qua.
Khám mắt cho học sinh tại Trường Tiểu học Ngô Mây (TP. Pleiku). Ảnh: Như Nguyện
Video đang HOT
Nhằm khống chế không để dịch bệnh lây lan và bùng phát, Sở Y tế tỉnh yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các cơ sở điều trị trực thuộc sở; các bệnh viện tư nhân trên địa bàn tỉnh và các Trung tâm Y tế Cao su: Chư Păh, Chư Prông, Chư Sê và Mang Yang tiếp tục chủ động trong công tác phòng-chống lây lan của bệnh viêm kết mạc cấp trên địa bàn tỉnh; triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng-chống lây nhiễm trong cộng đồng; phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân cách phòng-chống bệnh viêm kết mạc cấp, để người dân hiểu được nguyên nhân, đường lây và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng…
Các cơ sở điều trị thực hiện nghiêm túc việc thu dung, điều trị người bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh về mắt và tham khảo các nội dung chuyên môn về phòng bệnh, xử trí về bệnh viêm kết mạc cấp của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, phương tiện, kinh phí phục vụ phòng-chống dịch kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Thực hiện giám sát và phòng-chống bệnh viêm kết mạc cấp theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chỉ hơn 2 tháng, Gia Lai đã ghi nhận 15.708 ca đau mắt đỏ. Ảnh: Như Nguyện
Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng bệnh viêm kết mạc cấp trong nhà trường và thông báo ngay cho các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn khi phát hiện học sinh mắc bệnh để triển khai xử lý ổ dịch sớm, triệt để.
Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường hướng dẫn chuyên môn trong công tác giám sát, điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch viêm kết mạc cấp, tăng cường giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch và xác định nguyên nhân bệnh viêm kết mạc cấp trên địa bàn.
Chợ Đồn: 113 trường hợp khám, điều trị đau mắt đỏ
Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn, từ đầu tháng 9 đến nay đã có 113 trường hợp đến khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Công tác phòng chống dịch hiện đang được đẩy mạnh trên toàn huyện.
Bệnh nhân đau mắt đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn.
Đau mắt đỏ, hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, là bệnh do vi rút Adenovirus. Các triệu chứng thường gặp như: Sốt nhẹ, cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt; tiết nhiều dịch và chảy nước mắt. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm vi rút hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền mạnh trong gia đình, nhà trẻ, trường học và những nơi tập trung đông người. Bệnh thường diễn biến lành tính, các biến chứng nặng ít gặp nhưng có thể xảy ra. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
Hiện ngành Y tế huyện Chợ Đồn đang đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp kiến thức về phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.
Đặc biệt khuyến cáo trong môi trường tập thể như trường học triển khai các biện pháp vệ sinh trường lớp thường xuyên, kiểm tra nước uống, khử trùng diệt khuẩn đồ dùng học tập nhằm ngăn chặn, không để dịch lây lan ra diện rộng. Đồng thời hướng dẫn Nhân dân các xã, thị trấn khi có hiện tượng mắt đỏ, ngứa và ra nhiều gỉ mắt thì cần tránh tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với người xung quanh, chú ý sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Bên cạnh đó, nên tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung Vitamin C, hằng ngày có thể sử dụng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường về.
Khi có dấu hiệu của bệnh, người dân cần đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị đúng và kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp dân gian như đắp lá, xông hơi nước lá trầu không vì dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt, bỏng mắt do sức nóng làm cho bệnh ngày một nặng lên và khó điều trị./.
Đà Nẵng: Dịch đau mắt đỏ diễn biến ra sao? Ngày 9-10, Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, tuần từ ngày 02-10 đến 08-10, thống kê từ bốn bệnh viện công lập, năm bệnh viện tư nhân và bốn trung tâm y tế trên địa bàn có 1.305 trường hợp đến khám, điều trị đau mắt đỏ; giảm gần 50% so với tuần trước. Trong đó, Bệnh viện Mắt Đà Nẵng ghi...