Gia Lai: Đường trăm tỷ vừa hoàn thành đã cấm xe vì mất an toàn
Dù mới hoàn thành được hơn 2 tháng, nhưng chỉ sau trận mưa vừa qua, nhiều đoạn trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn tránh thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê ( Gia Lai) đã xuất hiện nhiều điểm sụt lún, biến dạng, không còn an toàn cho các phương tiện giao thông.
Ngay 4/9, theo ghi nhận của PV, hơn 100m đường tránh qua thôn Đoàn Kết, xã Ia Pal (huyện Chư Sê) đã bị sụt lún. Nhiều đoạn nứt sâu hơn 1m và rộng tới nửa mét. Ngoài ra, hai bên taluy đường có nhiều tấm kè bê tông đã bị sụt lún.
Được biết, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê có mức đầu tư gần 250 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án 6 – Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư. Tuyến đường được thiết kế theo quy mô đường cấp 3 đồng bằng với tổng chiều dài hơn 10,8km. Công trình khởi công từ giữa tháng 5/2018, mới nghiệm thu vào tháng 6/2019.
Tuyên đương mơi nghiêm thu đa nưt toac.
Anh Lê Văn Thái (trú tại xã Ia Blang, Chư Sê) cho hay: “Đoạn đường này mới bị sạt lở hôm qua, trước đó đã xuất hiện những vết rạn nứt nhưng nhỏ. Hiện, xe ô tô không lưu thông qua được, chỉ có một số người dân đi xe máy liều mình né những điểm sạt lở để qua thôi…”.
Video đang HOT
Măt đương biến dạng sau hơn 2 thang sư dung.
Ông Lê Văn Hạnh – Phó Giám đốc Sở GTVT Gia Lai cho biết, ngay sau khi nghe thông tin từ người dân, Sở đã kiểm tra tuyến đường tránh Đông thị trấn Chư Sê, đoạn gần giáp với đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) và nhận thấy sau đợt mưa vừa qua, tuyến đường này bị sạt lở mái taluy, gây hư hỏng nặng nền đường, mặt đường, có nguy cơ mất an toàn giao thông.
Đoan đương xuât hiên vêt nưt rông, sâu tiêm ân nguy hiêm khi tham gia giao thông.
Ngày 3/9, Sở GTVT Gia Lai đã có văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án 6 khẩn trương phối hợp với UBND huyện Chư Sê và các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến đường này.
Taluy 2 bên đương bi sut lun.
Theo quan sát của PV, hiện 2 điểm giao nhau của đường tránh Chư Sê với quốc lộ 14 và quốc lộ 25 đã được các đơn vị lập hàng rào chắn, cắm biển báo “Công trường đang thi công”, không cho xe lưu thông vào đoạn đường này.
Theo Danviet
Biến đổi khí hậu làm gia tăng thiên tai dị thường
Biến đổi khí hậu trên toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thời tiết, khí hậu của Việt Nam với các đợt thiên tai diễn biến dị thường, cường độ khốc liệt hơn.
TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT)
Trả lời PV Thanh Niên, TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), nhận định biến đổi khí hậu trên toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thời tiết, khí hậu của VN với các đợt thiên tai diễn biến dị thường, cường độ khốc liệt hơn.
Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều loại hình thiên tai xuất hiện và có nhiều yếu tố bất thường, dị thường, rất khó dự báo. Nắng nóng trong tháng 4 và tháng 6 liên tiếp có nhiệt độ kỷ lục mới. Nắng nóng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đo trong ngày 20.4 là 43,4oC - mức cao nhất trong lịch sử quan trắc của Việt Nam đến thời điểm này.
Những ngày đầu tháng 8, mưa lớn ở Phú Quốc (Kiên Giang) cũng kỷ lục khi tổng lượng mưa 10 ngày đầu tháng 8 là 1.167,4 mm, cao gấp 7 lần lượng mưa trung bình năm, gần bằng 1/2 giá trị tổng lượng mưa trung bình năm tại Phú Quốc (2.812 mm). Còn ở Tây nguyên trong những ngày đầu tháng 8 có lượng mưa cao bất thường, gây ngập lụt, sạt lở đất trên diện rộng ở khắp các tỉnh nam Tây nguyên.
* Theo ông, những nguyên nhân nào khiến Việt Nam liên tiếp xuất hiện thiên tai cực đoan, bất thường như trong thời gian vừa qua?
- Sự tác động đáng kể nhất là xuất hiện của hiện tượng El Nino hình thành từ cuối năm 2018 và đến nay đang ở giai đoạn chuyển sang trạng thái trung tính.
Theo thống kê, những năm khí quyển chuyển trạng thái từ pha nóng (El Nino) sang pha trung tính hoặc sang pha lạnh (La Nina) thì sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Gần đây nhất vào đầu năm 2016, sự chuyển pha từ El Nino sang pha trung tính khiến Việt Nam có rét bất thường, nhiều nơi có băng tuyết, thậm chí ở Kỳ Sơn (Nghệ An) nơi vĩ độ thấp hơn khu vực vùng núi phía bắc rất nhiều cũng có tuyết.
Đây cũng là biểu hiện biến đổi khí hậu đã rõ ràng. Trên thế giới, khu vực châu Âu năm nay có nắng nóng kỷ lục. Các khối băng ở hai cực đã tan kỷ lục so với những năm vừa qua, đây cũng là một trong những tác động gây ra các hiện tượng thời tiết biến đổi cực đoan gia tăng. Trong những ngày vừa qua, chưa khi nào trên dải hội tụ nhiệt đới khu vực tây bắc Thái Bình Dương đã xuất hiện 3 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), 2 ở Biển Đông và 1 ở vùng biển ngoài khơi Philippines đã mạnh lên thành bão Lingling, tiếp đến là phía đông Trường Sa đã có manh mối hình thành ATNĐ. Cùng thời gian này, vịnh Bengan cũng có ATNĐ trên cùng dải như thế. Đây là những manh mối liên hệ thay đổi khí hậu nóng lên toàn cầu dẫn tới những hiện tượng khí hậu thời tiết của Việt Nam cũng biến đổi với tính chất khốc liệt hơn.
* Dự báo những tháng tiếp theo mưa bão có xu hướng và diễn biến ra sao, thưa ông?
- Ngay trong đầu mùa mưa bão năm nay đã có những dấu hiệu bất thường với các đợt mưa lớn cực đoan. Gần đây nhất trong tháng 8 và 9, bão và ATNĐ xuất hiện liên tiếp, dồn dập trong một thời gian ngắn và chỉ trong một tháng 8 vừa qua đón liên tiếp 4 cơn bão, ATNĐ đều ảnh hưởng đến đất liền là điều hiếm khi xảy ra.
Trung bình mỗi năm ghi nhận có 11 - 12 cơn bão, ATNĐ hình thành trên Biển Đông, trong 5 - 6 cơn ảnh hưởng đến đất liền, thời tiết nước ta và bão, ATNĐ thường xuất hiện dồn dập vào cuối mùa. Nhưng với xu thế như trong thời gian qua, không loại trừ năm nay số lượng bão, ATNĐ xuất hiện trên Biển Đông sẽ nhiều hơn mức trung bình nhiều năm. Thông thường những cơn bão cuối mùa thường xuất phát từ vĩ độ rất thấp nên quỹ đạo ảnh hưởng chủ yếu ở các tỉnh Trung bộ và các tỉnh phía nam. Nhưng với diễn biến dị thường trong mùa mưa bão năm nay, không loại trừ bão, ATNĐ giai đoạn cuối mùa sẽ đi ngược ra, ảnh hưởng đến các tỉnh phía bắc.
Cảnh báo gió xoáy nguy hiểm trên biển
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết sau khi đi vào đất liền các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam lúc 4 giờ ngày 3.9 với sức gió mạnh cấp 6, ATNĐ đã có hướng chuyển theo hướng đông bắc để ra Biển Đông. Đến 16 giờ ngày 3.9, tâm ATNĐ nằm trên vùng biển các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng đông bắc, mỗi giờ đi được 5 - 10 km. Đến 16 giờ ngày 4.9, tâm ATNĐ này nằm trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ tăng lên cấp 6 - 7, tức là từ 40 - 60 km/giờ.
Trên Biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9 nhưng đây là gió xoáy đổi hướng do tác động của hoàn lưu hai ATNĐ, rất nguy hiểm cho các tàu, thuyền trên biển. Ngoài ra, do ảnh hưởng của ATNĐ, các tỉnh Trung bộ có mưa to đến rất to kéo dài đến ngày 5.9, gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi và ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng.
Theo thanhnie
Hơn 700 ngôi nhà ở Yên Bái bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão số 4 Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4, từ đêm 29/8, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, khiến cho nhiều nhà cửa bị tốc mái và một số diện tích lúa, cây lâm nghiệp bị thiệt hại. Mưa lốc khiến nhiều ngôi nhà tại thành phố Yên Bái,...