Giá heo hơi 3/6: Lợn rẻ nhưng vẫn bán tốt, nhiều hộ cố cầm cự
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá lợn hơi (heo hơi) hôm nay ngày 3/6 tại miền Bắc vẫn đang ở ngưỡng khá thấp chỉ khoảng từ 26.000 đồng đến trên dưới 30.000 đồng/kg. Hiện, nhiều hộ vẫn đang cố cầm cự đàn lợn tại chuồng trại để chờ giá lên mới xuất chuồng.
Việc mua, bán lợn vẫn diễn ra bình thường tại Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam.
Lợn vẫn tiêu thụ bình thường
Theo phản ánh của cánh lái buôn tại Chợ đầu mối gia súc – gia cầm Hà Nam, dù giá lợn hôm nay 3/6 vẫn đang ở ngưỡng thấp khoảng từ 22.000 đồng đến 29.000 đồng/kg, tùy loại, chất lượng nhưng việc mua, bán vẫn diễn ra bình thường.
“So với ngày thường, lượng xe chở, lợn giảm nhiều nhưng nếu ai có hàng đưa vào chợ cũng bán hết, không lo ế, có điều là tùy việc thương lượng được giá cao hay thấp thôi”, ông Phạm Văn Minh, một lai buôn ở tỉnh Hà Nam chia sẻ.
Ông Minh cho biết thêm, dù việc mua bán ở chợ khá thuận lợi nhưng việc tìm nguồn hàng, thu mua lợn trong dân rất khó khăn, trừ trường hợp trại bị dịch phải bán chạy. Còn các trại an toàn bà con vẫn cố cầm cự, giữ hàng chờ giá tăng cao mới xuất chuồng.
“Với đà khan hiếm như hiện tại, trong thời tới dự kiến giá lợn hơi sẽ tăng cao, thậm chí có thể vượt ngưỡng trước đây khoảng trên 50.000 đồng/kg”, ông Minh dự đoán.
Video đang HOT
Sau nhiều ngày địa phương công bố dịch, gia đình ông Phạm Văn Tính ở xã Hưng Công, huyện Bình Lục siết chặt hơn công tác phòng dịch và “cấm cửa” không tiếp xúc với cánh lái buôn, mặc cho các con lợn trong trang trại của mình đã có trọng lượng vượt cân khoảng 140kg/con.
“Sau nhiều trận dịch bệnh tràn về, gia đình tôi liên tục gặp rủi ro, cả khoản nợ tiền tỷ của ngân hàng, vay lãi giờ chỉ trông vào đàn lợn này nên phải liều thôi. Vì giờ giá thấp quá bán đi thì lỗ, không đủ tiền trả cám nên tôi cố liều cầm cự để lại, chờ giá tăng cao mới xuất chuồng mong thoát được dịch”, ông Tính chia sẻ.
Các trang trại an toàn, không bị dịch vẫn tiêu thụ lợn bình thường.
Mặc dù vào thời điểm này, giá lợn hơi đang giảm nhiều, song theo phán đoán của nhiều lái buôn, khả năng cao từ nay đến cuối năm, giá heo hơi sẽ tăng cao trở lại và có thể sẽ đạt mốc kỷ lục chưa từng có.
“Dịch tả lợn đang lan nhanh, đàn lợn giảm từng ngày khiến nguồn cung thịt lợn cho thị trường sẽ thiếu hụt nên việc khan hiếm dẫn đến giá tăng cao là chuyện bình thường, thậm chí từ nay đến tháng 10/2018, giá heo hơi có thể sẽ cán mốc kỷ lục khoảng trên dưới 60.000 đồng đến 70.000 đồng/kg”, ông Vũ Nhật Phương, một lái buôn ở Bắc Ninh nhận định.
Cũng theo ông Phương, dù giá lợn tăng cao nhưng người chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ không được hưởng lợi nhiều, thậm chí là họ không còn lợn để bán vì sau “bão” dịch, các nông hộ đã bị “tiêu diệt” gần như hết, xóa sổ.
“Khi giá tăng cao lên, người được lợi nhất vẫn là các chủ trang trại chăn nuôi quy mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước”, ông Phương khẳng định.
Theo Danviet
Dịch lở mồm long móng ở các địa phương đã cơ bản được khống chế
Các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt dập dịch lở mồm long móng (LMLM). Tại TP.Hà Nội chỉ còn 4/16 ổ dịch chưa qua 21 ngày, Hòa Bình chỉ còn 2/10 ổ dịch chưa qua 21 ngày... và tình hình dịch bệnh LMLM ở các địa phương đang được kiểm soát tốt.
Ảnh minh họa
Thông tin được Cục Thú y vào sáng nay (2/1) cho biết, từ đầu tháng 12/2018 đến ngày 27/12/2018, dịch bệnh LMLM ở heo đã xảy ra tại một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam...) làm nhiều heo nuôi thịt của các các hộ chăn nuôi mắc bệnh.
Để khẩn trương khắc phục, đặc biệt để nhanh chóng tổ chức dập tắt dịch bệnh LMLM, giam thiêt hai kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, nhất là trước và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, từ đầu tháng 12/2018 đến nay, Cục Thú y đã thành lập nhiều Đoàn công tác trực tiếp đến các địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực tế công tác phòng, chống dịch bệnh động vật ở nhiều địa phương như Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam.
Về vắc xin LMLM, hiện nay, đang có tại các kho của các công ty nhập khẩu (tính đến 23/12/2018) là 8,7 triệu liều vắc xin LMLM các loại. Ngoài ra, số vắc xin dự kiến nhập khẩu trong quý I năm 2019 là 3,5 triệu liều vắc xin LMLM các loại (bao gồm: Công ty NAVETCO dự kiến nhập 2,7 triệu liều vắc xin đơn giá type O; Công ty VETVACO dự kiến nhập 0,8 triệu liều vắc xin đơn giá type O). Cục Thú y cũng đã chỉ đạo Trung tâm Chẩn đoán thú Trung ương và Chi cục Thú y vùng VI giải trình tự gien vi rút LMLM đã gây bệnh trong thời gian vừa qua để có cơ sở hướng dẫn sử dụng vắc xin cho phù hợp và hiệu quả..
Các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt dập dịch LMLM, do vậy, dịch bệnh LMLM ở các địa phương đã giảm rất nhiều (như TP.Hà Nội chỉ còn 4/16 ổ dịch chưa qua 21 ngày, Hòa Bình chỉ còn 2/10 ổ dịch chưa qua 21 ngày...) và tình hình dịch bệnh LMLM ở các địa phương đang được kiểm soát tốt.
Lãnh đạo Cục Thú y cho hay, nguyên nhân chu yêu gây ra dịch bệnh LMLM thời gian vừa qua la do hệ thống thú y cấp thôn, xã, huyện và cấp tỉnh chưa chủ động giám sát, nắm bắt kịp thời và chưa báo cáo đầy đủ theo quy định; mầm bệnh vi rút LMLM lưu hành nhiều trên đàn gia súc, hầu hết người chăn nuôi không tổ chức tiêm phòng đàn heo thịt (chỉ tiêm phòng đàn heo nái, đực giống), khi gặp thời tiết bất lợi rét đậm, rét hại, mưa nhiều... sẽ phát sinh dịch bệnh; việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở chưa tốt, còn nhiều tồn tại, bất cập, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện. Một số địa phương không lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đã được chỉ định để xét nghiệm; chưa đề xuất công bố dịch để làm cơ sở hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch. Người chăn nuôi không biết được chủ trương và mức hỗ trợ khi có gia súc bị bệnh, chết buộc phải xử lý, vứt xác heo chết ra đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh...
Theo lãnh đạo Cục Thú y, việc để xảy ra dịch LMLM bùng phát trong thời gian vừa qua còn do những nguyên nhân khách quan như: Các địa phương đang sắp xếp lại hệ thống tổ chức theo hướng gộp đầu mối để tinh giảm biên chế; một số Chi cục được sáp nhập thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc Sở NN nhiều tỉnh đã cắt giảm rất nhiều nguồn nhân lực và kinh phí, do đó không còn bảo đảm khả năng tổ chức có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
Nhiều tỉnh, thành phố đã sáp nhập Trạm Chăn nuôi và Thú y với các đơn vị khác thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND huyện quản lý. Do vậy, các Chi cục Chăn nuôi và Thú y không còn hệ thống Trạm Chăn nuôi và Thú y trực thuộc như trước đây; và việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM nói riêng và công tác thú y nói chung do các Trung tâm này thực hiện theo chỉ đạo của UBND cấp huyện.
Các địa phương chỉ có chính sách hỗ trợ tiêm phòng vắc xin LMLM cho trâu, bò, heo nái và heo đực giống; không hỗ trợ vắc xin tiêm phòng cho heo thịt, trong khi vi rút LMLM lưu hành nhiều, nhất là đối với các trường hợp heo bệnh, người chăn nuôi giữ lại để điều trị, mặc dù heo có thể khỏi triệu chứng lâm sàng, những vẫn mang và bài thải vi rút LMLM lây lan sang các đàn chưa bị bệnh.
LÊ HẬU
Theo Thegioitiepthi.vn
Phòng chống dịch lở mồm long móng: Trên "nóng" dưới "lạnh" Từ đầu tháng 12/2018 đến nay, dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra tại một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam,...) làm nhiều gia súc mắc bệnh và đang có chiều lây lan, diễn biến rất phức tạp như nongnghiep.vn đã phản ánh. Qua tìm hiểu thực tế và trao đổi với Cục Thú...