Gia hạn nộp thuế đến 2 năm với doanh nghiệp bị đập phá
Đồng loạt các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do hành vi quá khích, đập phá nhiều người gây ra trong hoạt động phản đối Trung Quốc vừa được Chính phủ quyết định. Dùng quỹ bảo hiểm bồi thường thiệt hại, miễn, giảm thuế, hỗ trợ lao động thiếu hụt, nợ lương…
Ngày 20/5/2014, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp bàn về giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên, đại diện lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Công Thương, Lao động – Thương binh và Xã hội và đại diện lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sau sự việc, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội đã được bảo đảm. Hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
Chính phủ cũng tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần thiết theo đúng pháp luật và các cam kết quốc tế để bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.
Để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, phát triển sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, Bộ Ngoại giao tiếp tục thông báo đầy đủ cho các quốc gia và vùng lãnh thổ về thực trạng tình hình và sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, đề nghị các nước động viên, khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm tiếp tục đầu tư và sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Các Bộ, ngành, địa phương sớm khắc phục hậu quả, phát triển sản xuất kinh doanh, trực tiếp làm việc cùng doanh nghiệp trên tinh thần xây dựng, thực hiện mọi giải pháp phù hợp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành có doanh nghiệp bị thiệt hại phải cử cán bộ làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp để nắm chắc thực tế tình hình, đồng thời công bố ngay bộ phận đầu mối tiếp nhận, giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính (nhất là hỗ trợ khôi phục, xác nhận, cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ) phục vụ cho việc xác định giá trị tài sản bị thiệt hại và áp dụng các chính sách, chế độ liên quan. Trường hợp hồ sơ, tài liệu, chứng từ bị mất, cho phép các cơ quan thực hiện dựa trên cam kết của doanh nghiệp và hậu kiểm.
Miễn, giảm, giãn thuế, tiền sử dụng đất
Với Bộ Tài chính, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu hướng dẫn doanh nghiệp bảo hiểm xác định thiệt hại để thực hiện bồi thường theo thủ tục đơn giản, rút gọn; ứng trước tiền bồi thường đối với những trường hợp đã xác định rõ thuộc phạm vi, đối tượng được bảo hiểm.
Căn cứ thiệt hại thực tế của doanh nghiệp, các đơn vị hải quan, thuế thực hiện việc gia hạn thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế; gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với số phát sinh trước tháng 5 năm 2014 mà chưa nộp, tương ứng với mức độ thiệt hại. Thời gian gia hạn tối đa là 2 năm, không phạt chậm nộp đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại.
Video đang HOT
Miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với những khoản thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hoá bị tổn thất; cho phép thông quan các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp bị thiệt hại đang có nợ thuế cũng là một hướng gợi ý của Thủ tướng.
Cơ quan thuế cũng nhận được chỉ đạo khẩn trương thực hiện việc khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bị thiệt hại mà không được bồi thường, bao gồm cả trường hợp không còn chứng từ, hoá đơn.
Đối với phần giá trị thiệt hại không được bồi thường và phần trả lãi vay góp vốn điều lệ cho việc khắc phục hậu quả thiệt hại, doanh nghiệp cũng được kê khai vào chi phí, được trừ khi xác định thu nhập tính thuế.
Các doanh nghiệp cũng được giảm tối đa 30% số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong năm 2014 nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường.
Ngoài ra, UBND các tỉnh thành cũng được chỉ đạo thực hiện việc miễn, giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp bị thiệt hại. Trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại thuê hạ tầng gắn với quyền sử dụng đất thì miễn, giảm tiền thuê đất cho công ty kinh doanh hạ tầng; số tiền này được khấu trừ tương ứng vào tiền thuê hạ tầng của doanh nghiệp bị thiệt hại.
Lấy bảo hiểm thất nghiệp trả lương cho lao động
Về mặt nhân lực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ LĐ,TB&XH chỉ đạo các địa phương có các biện pháp thích hợp để hỗ trợ, cung ứng lao động, thay thế kịp thời cho lực lượng lao động bị thiếu hụt. Bộ Công an tạo mọi điều kiện thuận lợi để cấp thị thực nhập cảnh nhanh cho nhà đầu tư và lao động nước ngoài vào Việt Nam đối với những doanh nghiệp bị thiệt hại và có nhu cầu bổ sung lao động nước ngoài.
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách về lao động, Thủ tướng cho phép áp dụng ngay quy định chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam chỉ cần có trình độ đại học, cử nhân trở lên hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dự kiến làm việc. Đối với việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên thì chỉ cần Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại chưa thể hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và không có khả năng trả tiền lương cho người lao động từ tháng 4 – 6/2014, Bộ LĐ-TB&XH cùng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chỉ đạo rà soát danh sách, vận dụng quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết cho người lao động phần tiền lương còn nợ.
Ngân hàng Nhà nước được giao việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động, tích cực có các biện pháp kịp thời, cần thiết để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ giao dịch, vay vốn nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo điều tra làm rõ và xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời tích cực truy tìm, thu hồi và trả lại tài sản, các thiết bị kỹ thuật bị mất cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
P.Thảo
Theo Dantri
Hồ sơ thiếu một văn bản quan trọng?
Nhiều luật sư đề nghị bổ sung chứng cứ trong hồ sơ vụ án, trong đó có văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Tiếp theo đề nghị hoãn phiên tòa để chờ kết quả xử phúc thẩm vụ án Huyền Như, nhằm xác định chính xác có hay không thiệt hại của hành vi cố ý làm trái liên quan đến việc ủy thác gửi tiền tại Ngân hàng Công thương, nhiều luật sư lại tiếp tục đề nghị Tòa án nhân dân TP.Hà Nội bổ sung chứng cứ trong hồ sơ vụ án, trong đó có văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, đề nghị Tòa triệu tập đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới phiên tòa.
Tại sao cần triệu tập?
Kết luận điều tra vụ án của Cơ quan cảnh sát điều tra có nêu: Ngày 17/5/2012, Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 350/NHHH-TTGSNH.m xác nhận Ngân hàng Á Châu thực hiện nghiệp vụ ủy thác khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước là sai quy định tại điều 13 và điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
Theo các luật sư, văn bản này được sử dụng để kết luận hành vi cố ý làm trái của bầu Kiên và các cá nhân nguyên thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án luật sư được cung cấp để sao chụp, nghiên cứu tại TAND Tp. Hà Nội thì không có văn bản của Cơ quan cảnh sát điều tra hỏi Ngân hàng Nhà nước, công văn trả lời của Ngân hàng Nhà nước nêu trên. Trong danh mục hồ sơ vụ án cũng không có các văn bản này.
Luật sư Lưu Tiến Dũng, bào chữa cho ông Trần Xuân Giá nêu đề nghị Tòa kiểm tra trong hồ sơ vụ án có hay không văn bản 350/NHHH-TTGSNH.m của Ngân hàng Nhà nước vì "chúng tôi đã rà soát bộ hồ sơ của quý Tòa nhiều lần khi sao chụp nhưng không thấy công văn 350 nêu trên".
Đề nghị Tòa kiểm tra trong hồ sơ vụ án có hay không văn bản 350/NHHH-TTGSNH.m của Ngân hàng Nhà nước vì "chúng tôi đã rà soát bộ hồ sơ của quý Tòa nhiều lần khi sao chụp nhưng không thấy công văn 350 nêu trên" - Luật sư Lưu Tiến Dũng.
Tài liệu có trong danh mục bị thiếu
Theo các luật sư, trong quá trình sao chụp, hồ sơ vụ án thiếu một số chứng cứ, trong đó có văn bản trả lời của Bộ Kế hoạch đầu tư, dù trong danh mục hồ sơ có nêu các chứng cứ này. Các luật sư cũng đã xác nhận việc này và có đề nghị với Tòa Hà Nội để bổ sung trước đó nhưng chưa được giải quyết.
Nhiều luật sư đề nghị bổ sung chứng cứ trong hồ sơ vụ án
Do đó, các luật sư kiến nghị bổ sung các chứng cứ nêu trên vào hồ sơ vụ án, cung cấp cho các luật sư trước phiên tòa.
Đồng thời đề nghị triệu tập người ký Công văn số 350/NHNN-TTGSNH.m ngày 17/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước, triệu tập đại diện Ngân hàng Nhà nước tham gia phiên tòa để trả lời về nội dung công văn và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước.
Đề nghị triệu tập người ký Công văn số 350/NHNN-TTGSNH.m ngày 17/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước, triệu tập đại diện Ngân hàng Nhà nước tham gia phiên tòa để trả lời về nội dung công văn và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Luật sư Vũ Xuân Nam, luật sư Hoàng Đôn Hùng, Luật sư Lưu Văn Tám, Luật sư Vũ Ngọc Chi đề nghị hoãn phiên tòa nếu không thể bổ sung các chứng cứ cho các luật sư, vì theo quy định của pháp luật, luật sư phải được tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ án, các chứng cứ phải được thẩm tra công khai tại phiên tòa.
Theo Công Minh
Đất Việt
Thủ tướng: Bằng mọi biện pháp chặn tình trạng kích động, gây rối Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương gặp gỡ các doanh nghiệp bị thiệt hại, hỗ trợ cần thiết để các nhà máy, công xưởng trở lại hoạt động; đồng thời đấu tranh phát hiện, ngăn chặn những đối tượng lợi dụng tình hình để kích động, phá hoại. Chiều 16/5, sau khi phát biểu kết luận tại...