Giá gia cầm hôm nay 2/4: Gà vịt rớt giá, nhà nông xoay sở cầm cự
Cập nhật giá gia cầm hôm nay 2/4, ghi nhận của PV cho thấy nhiều vùng giá gà vịt tiếp tục giảm. Cụ thể, giá vịt thịt hôm nay tại trại còn khoảng 24.000 – 25.000 đồng/kg, gà lông màu trên dưới 40.000 đồng/kg. Để cầm cự được, nhiều hộ chăn nuôi đã phải xoay sở đủ kiểu, giảm cám công nghiệp, tăng cường cho gà vịt ăn rau, thân cây chuối…
Do khó bán buôn cả đàn, nhiều chủ trại đã phải nhận các đơn hàng lẻ và kiêm luôn ship (vận chuyển) cho khách hàng.
Giá gà, vịt giảm nhẹ
Khảo sát tại nhiều vùng ở ba miền, PV Dân Việt nhận thấy, giá gà lông màu đã giảm từ 2.000 đồng đến 4.000 đồng/kg. Cụ thể như tại huyện Tân Yên (Bắc Giang), gà Dabaco chỉ được lái thu mua với giá chưa đến 40.000 đồng/kg, giá gà mía Sơn Tây bán được giá 83.000 – 86.000 đồng/kg.
Ông Phạm Như Thanh, chủ một trang trại gà ở Tân Yên (Bắc Giang) cho biết, so với thời điểm trước cuối tháng 3, giá gà, vịt hôm nay đã giảm nhẹ, việc tiêu thụ của bà con cũng chậm hơn.
“Sau khi có thông tin cách ly toàn xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều người hạn chế ra đường, các chợ bán thực phẩm cũng hoạt động cầm chừng nên việc tiêu thụ gia cầm vốn đã chật vật, nay lại càng khó khăn hơn”, ông Thanh nói.
Hai ngày nay, vợ chồng bà Nguyễn Thị Minh ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) liên tục gọi điện thoại mời chào thương lái mua gà, vịt nhưng cũng không nhận được phản hồi tích cực.
“Cả đàn gà, vịt gần chục nghìn con mà giờ mới bán được gần một nửa, thương lái mua ít lắm”, bà Minh buồn rầu nói.
Để cắt giảm chi phí chăn nuôi, nhiều chủ trại chăn nuôi đã phải giảm cám công nghiệp và bổ sung thêm rau, thân cây chuối vào thức ăn phục vụ đàn gà, vịt của gia đình.
Video đang HOT
Xoay sở đủ kiểu để cầm cự
Đến giờ đàn gà, vịt của bà Minh đều đã quá tuổi xuất chuồng (khoảng 6 tháng tuổi). Để cắt giảm chi phí, bớt thiệt hại vì giá giảm, bà Minh đã bắt đầu giảm thức ăn công nghiệp và cho vật nuôi ăn thêm các loại rau, thân cây chuối thái nhỏ. “Nếu không thay đổi nhanh cách chăn nuôi, chúng tôi sẽ càng phải chịu thua lỗ nặng hơn”, bà Minh khẳng định.
Theo bà Minh, một khi gà, vịt nuôi đủ tuổi xuất bán, nếu người nuôi vẫn tiếp tục giữ lại cho ăn thì chúng không những không tăng thêm trọng lượng mà vật nuôi chỉ săn chắc thịt hơn.
“Thời điểm này, nếu cho gà ăn thức ăn công nghiệp thì trung bình mỗi con tiêu tốn khoảng 1.000 đồng/ngày, tương đương với 1 triệu đồng/1.000 con. Thay vào đó, bà con cho gà ăn thêm rau, thân chuối sẵn có thì sẽ giảm được khá nhiều tiền thức ăn”, bà Minh khẳng định.
Cùng trong tình cảnh với bà Minh, những ngày này, vợ chồng ông Phạm Minh Chính ở Xuân Lộc (Đồng Nai) đang tích cực rao bán gà, vịt qua mạng facebook. Nếu có khách đặt, hai vợ chồng ông lại thay nhau mổ và ship hàng cho khách.
Do khó bán nên vợ chồng ông Chính đã phải giảm giá gà, vịt xuống thấp hơn giá thị trường tại chợ dân sinh để dễ tiêu thụ. Trung bình mỗi con vịt có trọng lượng trên 2kg (mổ sẵn) được ông Chính giao cho khách khoảng 100.000 đồng/con (gồm tiền ship 20.000 đồng/con); gà thịt sẵn có giá 65.000 đồng/kg.
“Hiện cũng có khá nhiều khách đặt nhưng do điều kiện và phương tiện hạn chế nên chúng tôi chỉ nhận các đơn hàng tại các xã của địa phương”, ông Chính chia sẻ.
Giá gia cầm hôm nay 26/3: Thủ tướng ký chỉ thị khẩn bảo vệ người chăn nuôi
Khảo sát tại ba miền, PV Dân Việt nhận thấy giá gia cầm hôm nay 26/3 vẫn ở mức thấp. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên gia súc gia cầm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học giúp cho người nuôi hạn chế được dịch bệnh.
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, từ đầu năm 2020 đến nay, các loại dịch bệnh động vật đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố và có chiều hướng diễn biến phức tạp. Cụ thể, cả nước đã có 34 ổ dịch cúm gia cầm (CGC) do virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 gây ra tại 10 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy hơn 100.000 con gia cầm.
Các chủng virrus cúm này có khả năng lây nhiễm và gây tử vong ở người. Có hơn 100 ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại 9 tỉnh, thành phố làm hàng nghìn con gia súc mắc bệnh và hàng trăm con gia súc bị chết. Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra rất trầm trọng vào năm 2019 gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng và làm ảnh hưởng lớn chỉ số CPI...
Để khẩn trương kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh CGC, LMLM, DTLCP, kiên quyết không để dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt không để xảy ra tình trạng dịch chồng dịch trong bối cảnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (Covid-19) trên người đang diễn ra hết sức phức tạp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các địa phương đang có dịch bệnh động vật (CGC, LMLM, DTLCP...) tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài.
Trường hợp các ổ dịch có nguy cơ phát sinh, lây lan diện rộng, cần công bố dịch và tổ chức chống dịch bệnh theo quy định. Khẩn trương tổ chức tiêm vaccine bao vây ổ dịch và phòng chống bệnh cho toàn bộ đàn gia cầm có nguy cơ. Thành lập các đoàn công tác đến các địa phương có dịch để chỉ đạo tổ chức chống dịch.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương chưa có dịch, địa phương có nguy cơ cao: Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính, chủ động vệ sinh, sát trùng phòng dịch, rà soát kịp thời tiêm vaccine cho đàn vật nuôi phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như CGC, LMLM, tai xanh, dại... nhất là tại các khu vực có ổ dịch vũ, các địa bàn có nguy cơ cao.
Kịp thời bố trí kinh phí và các nguồn lực cần thiết cho công tác phòng chống dịch bệnh; trong đó có kinh phí triển khai các chương trình, kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
Hướng dẫn, đảm bảo tổ chức nuôi tái đàn lợn thành công, không để dịch bệnh tái phát
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương: Tập trung các nguồn lực để tổ chức hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các địa phương trong việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh CGC, LMLM, DTLCP; hướng dẫn, đảm bảo tổ chức nuôi tái đàn lợn thành công, không để dịch bệnh tái phát.
Đồng thời chỉ đạo bảo đảm các nguồn vaccine để cung ứng đủ và kịp thời cho công tác tiêm phòng, tổ chức giám sát, đánh giá lưu hành các loại mầm bệnh; kiểm nghiệm, khảo nghiệm đánh giá các loại vắc xin để kịp thời có được các loại vắc xin phù hợp, hiệu quả nhất cho công tác phòng bệnh.
Chỉ thị cũng nêu rõ, Bộ Công Thương có trách nhiệm tăng cường quản lý thị trường, chủ động phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch thú y, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối, các điểm thu gom động vật, sản phẩm động vật.
Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5N1, A/H5N6..., phát hiện sớm trường hợp người mắc bệnh, cách ly khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lây lan diện rộng; khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống dịch CGC lây từ gia cầm sang người.
Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện điều tra ngăn chặn, bắt giữ, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch thú y, không rõ nguồn gốc, động vật, sản phẩm động vật bán chạy, nghi bán chạy từ ổ dịch theo quy định của pháp luật.
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: Chỉ đạo hệ thống thông tin báo chí Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.
Giá vịt thịt hôm nay tại các vùng vẫn ở mức thấp.
Giá gia cầm hôm nay 26/3: Chững giá
Vào những ngày này, tại chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền Bắc ở Hà Vỹ (Hà Nội), giá gà thịt vẫn chững ở mức thấp. Cụ thể, gà mía Sơn Tây có giá trên dưới 90.000 đồng/kg, giá gà thịt công nghiệp hôm nay đang giao dịch ở mức từ 29.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, gà thải loại có giá trên dưới 60.000 đồng/kg, gà Dabaco ở chợ Hà Vỹ có giá cao nhất từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg...
"Hôm nay lượng gà về chợ khá nhiều so với mọi người, bên cạnh đó giá mặt hàng này vẫn ở mức thấp, việc tiêu thụ vẫn khá khó khăn", ông Phạm Hiền, một tiểu thương ở chợ Hà Vỹ chia sẻ.
Giá vịt thịt hôm nay 26/3 tại các trang trại ở Đồng Nai, Cần Thơ... đang được giao dịch ở mức từ 27.000 đồng đến trên dưới 32.000 đồng/kg. "Do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên ít người đi chợ, khiến cho việc tiêu thụ gà, vịt của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn", bà Trương Thị Tốt, một lái buôn gia cầm ở Xuân Lộc (Đồng Nai) buồn rầu nói.
Giá gia cầm hôm nay 25/3: Nuôi gà vịt kiểu này có lời, lại không lo đầu ra Cập nhật giá gia cầm hôm nay 25/3, mặt bằng chung không có biến động. Do giá gia cầm liên tục bấp bênh và ở mức thấp nên các cơ quan chức năng địa phương đã tích cực vào cuộc mời gọi, hỗ trợ người chăn nuôi liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để có đầu ra ổn định. Chăn nuôi vịt...