Giá gạo Việt tụt xa gạo Thái
Từ khi tham gia thị trường xuất khẩu gạo tới nay, hầu như các sản phẩm gạo của Việt Nam đều thua kém sản phẩm cùng loại của Thái Lan về giá. Tuy nhiên, chưa bao giờ sự chênh lệch về giá lại đáng báo động như hiện nay, khi giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã bỏ xa chúng ta tới hơn 30USD/tấn.
Giá chênh lệch lớn
Theo thông tin từ Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT), sự chênh lệch về giá xuất khẩu cùng một chủng loại gạo tại Việt Nam và Thái Lan đã nới rộng trong tuần qua, sau khi 2 nước giành thắng lợi trong cuộc đấu thầu cung cấp gạo cho Philippines. Theo đó, khoảng cách giữa giá gạo 5% tấm của Thái Lan và Việt Nam đã tăng vọt lên ở mức hơn 30USD/tấn. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 375 – 376USD/tấn (FOB Bangkok), so với 370 – 375 USD/tấn tuần trước. Ngược lại, giá gạo 5% tấm của Việt Nam lại giảm mạnh còn 340 – 345 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn).
Gạo Việt vẫn đang thiếu các hợp đồng tập trung mới, quy mô lớn. Ảnh: T.L
Qua cơ cấu chủng loại xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2015 cho thấy lượng gạo trắng chất lượng cao đang có xu hướng giảm, từ tỉ lệ gần 36% vào năm 2010 và xuống còn gần 28% trong năm 2015. Thị trường EU, Mỹ vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo nên vẫn còn nhiều cơ hội để gạo Việt Nam tăng xuất khẩu sang những thị trường này.
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, kết quả đấu thầu cung cấp gạo cho Philippines hồi cuối tháng 8 đã đẩy tăng giá gạo trong nước. Tuy nhiên, Thái Lan cũng cho rằng sự tăng này chỉ là tạm thời, khi gạo vụ mới sắp có mặt trên thị trường vào tháng 10. Còn tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu hiện ở mức thấp trong nhiều tháng do khối lượng cung cấp cho Philippines quá nhỏ so với nguồn cung dự trữ, trong khi nhiều khách hàng truyền thống lại đang tìm mua gạo rẻ hơn từ Myanmar, Pakistan (325USD/tấn).
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, một nguyên nhân quan trọng luôn khiến gạo Việt Nam bị đánh giá thấp là do chất lượng gạo thấp. Xuất phát từ tập quán canh tác, nông dân Việt Nam sản xuất 2 – 3 vụ/năm. Thời gian sinh trưởng ngắn đã khiến chất lượng gạo không đảm bảo. Hiện nay nước ta chủ yếu sản xuất gạo hạt dài Indica nhưng lại có chất lượng thấp hơn các nước khác (phổ biến có 2 loại gạo- loại Indica là hạt dài, Japonica là hạt tròn). Ở Việt Nam, quy định cỡ hạt dài là 6,2mm, trong khi ở vùng đông bắc Thái Lan, giống gạo hạt dài của họ là 7mm và có thể dài hơn. Đó là chưa kể việc sử dụng giống ngắn ngày ở Việt Nam khiến gạo bị bạc bụng, không trong như gạo Thái.
Video đang HOT
Trong khi đó, ở Thái Lan có đến trên 60% diện tích chỉ trồng 1 vụ lúa/năm theo mùa mưa. Ngay giống gạo thơm cao cấp, họ cũng chỉ trồng 1 vụ/năm. Thời gian mỗi vụ thường kéo dài từ 4 tháng đến hơn 4 tháng nên chất lượng gạo luôn đảm bảo và thơm ngon hơn so với gạo Việt Nam.
TS Lê Văn Bảnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL cũng chỉ ra một số điểm yếu: Gạo của chúng ta không ổn định về chất lượng, có thể vụ này gạo ngon nhưng vụ sau độ thơm giảm, hạt ngắn hơn nên hay bị khách mua “mếch lòng”. Lâu nay chúng ta đều nói cần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt, nhưng không có đơn vị nào đứng ra tổ chức sản xuất để xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo, cứ “tay không bắt giặc” thì làm sao có được thương hiệu. Trong khi đó, nhìn sang Thái Lan, họ đã xây dựng được tới 250 thương hiệu gạo nổi tiếng thế giới.
Doanh nghiệp “ngồi chơi”
Việc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bị đánh giá thấp luôn tác động trực tiếp tới giá mua tạm trữ hằng năm. Kể cả việc trúng thầu cung cấp 150.000 tấn cho Philippines gần đây cũng không đủ sức vực dậy giá gạo trong nước. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu ở ĐBSCL hiện chỉ còn 6.000 – 6.100 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg so với mức giá hồi cuối tháng 8.2016. Giá lúa IR50404 tươi cũng nhanh chóng giảm xuống mức 4.200 – 4.300 đồng/kg so với mức giá mua vào ngày 31.8 là 4.400 – 4.500 đồng/kg.
Theo nhận định của giới buôn gạo, trong bối cảnh Philippines nhập khẩu quá ít gạo từ Việt Nam, Indonesia không nhập khẩu trong năm 2016, còn Trung Quốc cũng tạm ngưng nhập khẩu sẽ khiến việc tiêu thụ lúa, gạo tại thị trường nội địa những tháng còn lại của năm 2016 gặp nhiều khó khăn; mục tiêu xuất khẩu đạt 6,5 triệu tấn trong năm nay cũng rất nan giải. Ông Huỳnh Minh Huệ – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, Việt Nam đang là nước sản xuất thừa lúa gạo. Từ năm 2012 trở lại đây và một vài năm sắp tới, nước ta đã và sẽ ở trong tình trạng sản lượng tăng dẫn đến cung cấp thừa.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như vậy thì các nước thường xuyên phải nhập khẩu gạo cũng khuyến khích nông dân tăng sản lượng, giảm lệ thuộc vào việc nhập khẩu lúa gạo. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thừa nguồn cung, tạo áp lực lớn cho thị trường lúa gạo và càng làm giá gạo sụt giảm. Theo ông Huệ, thực tế cho thấy giá gạo Việt hiện mềm nhất trong rổ gạo thế giới. Nhưng đáng buồn là từ đầu năm tới nay, Việt Nam chỉ giao hàng cho các hợp đồng cũ chứ chưa có hợp đồng tập trung mới.
Chia sẻ về tình hình xuất khẩu thời gian gần đây, ông Nguyễn Văn Đôn – Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, cho biết không chỉ công ty của ông mà nhiều doanh nghiệp khác đang “rảnh rỗi” vì thị trường không có người mua. Nhiều nhà máy chế biến, xuất khẩu gạo đang tạm ngừng hoạt động để chờ sự biến chuyển của thị trường.
Theo Danviet
Báo động tình trạng gạoViệt lép vế tại thị trường truyền thống
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, thông thường tổng mức xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm phải đạt 3,2 - 3,5 triệu tấn, tuy nhiên hết 6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu gạo mới đạt 2,7 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ. Đây là mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Thị trường gạoViệt bị co hẹp
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), giá gạo xuất khẩu trên thị trường châu Á tuần qua liên tục giảm do sức ép gia tăng từ các cuộc đấu thầu bán gạo của Chính phủ Thái Lan, trong khi khách hàng từ châu Phi đã trở lại Thái Lan để mua gạo. Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm tuần qua đã giảm xuống còn 375 - 385 USD/tấn (FOB), so với 380 - 390 USD/tấn hồi cuối tháng 6.2016, do nhu cầu giảm trong bối cảnh Chính phủ Thái Lan mở thầu bán gạo.
Nông dân huyện Cẩm Giang (Hải Dương) thu hoạch lúa. ảnh: MINH HUỆ
Được biết, Chính phủ Thái Lan sẽ mở thầu bán 2,48 triệu tấn gạo để xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp vào tháng này, với tham vọng giải phóng toàn bộ kho dự trữ gạo vào giữa năm 2017. Theo đó, gạo 5% tấm của Thái Lan tiếp tục giữ ở mức 420 - 438 USD/tấn (FOB Bangkok). Nguồn cung gạo Thái Lan dự đoán sẽ tăng trong 2-3 tháng tới do thu hoạch lúa vụ mới.
Giống như Ấn Độ, giá gạo tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi việc Thái Lan đấu thầu bán gạo, khi giá gạo 5% tấm chế biến từ lúa hè thu trong tuần qua đã giảm nhẹ xuống còn 360 - 370 USD/tấn. Giá chào bán gạo cùng chủng loại chế biến từ lúa đông xuân cao hơn từ 10 - 15 USD/tấn. Tuy nhiên, giá trả thực tế của khách hàng vẫn thường thấp hơn giá chào khoảng 10 USD/tấn.
Trong khi đó, cơ hội ký các hợp đồng bán gạo cho thị trường truyền thống Philippines của Việt Nam đang bị co hẹp khi chính quyền của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte quyết tâm hoàn thành mục tiêu tự cung cấp đủ gạo cho nhu cầu nội địa trong vòng 2 năm tới. Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines, Chính phủ sẽ hỗ trợ nông dân toàn diện từ tưới tiêu, giống, phân bón cũng như chi phí đầu vào nhằm đạt mục tiêu trong 4 vụ lúa tới. Kế hoạch này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhưng việc tự cung ứng gạo là một trong những mục tiêu lớn nhất của Tổng thống Duterte và Bộ Nông nghiệp Philippines sẽ quyết tâm hoàn thành trọng trách. Trước mắt, Bộ trưởng Nông nghiệp đã giao nhiệm vụ cho giám đốc các cơ quan nông nghiệp cấp vùng và ai không đáp ứng được sẽ bị cách chức.
Tương lai mờ mịt
Đại diện VFA cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm là do giá cao nên khó cạnh tranh. Đặc biệt, tại một số thị trường truyền thống sức mua giảm đáng kể. Riêng quý I.2016, sản lượng xuất khẩu gạo đạt 1,4 triệu tấn là do hợp đồng từ cuối năm 2015 để lại.
Đáng lo ngại là tình hình sắp tới sẽ như thế nào, VFA cũng chưa đánh giá được một cách cụ thể. Song nhìn từ thực tế cho thấy, bức tranh xuất khẩu gạo khá ảm đạm, nhu cầu thị trường chưa rõ nét. Bởi lẽ ở thị trường truyền thống sản lượng gạo xuất khẩu giảm đáng kể. Đơn cử, Indonesia luôn bất nhất trong nội bộ nên thay đổi liên tục kế hoạch nhập khẩu gạo, rồi không nhập. Tương tự, Philippines cũng trì hoãn hoạt động nhập khẩu gạo; Trung Quốc thì chỉ mua gạo với giá thấp và sẵn sàng chuyển nguồn mua nếu họ tìm thấy nguồn cung có giá rẻ hơn...
Những thông tin thiếu sáng sủa từ thị trường đã khiến thị trường lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục trầm lắng, giá lúa hè thu biến động từ ổn định đến giảm nhẹ. Trong khi đó, ông trời lại "không chiều lòng người" khi liên tục mưa nhiều, khiến chất lượng hạt gạo giảm sút nên bị khách hàng chê lên chê xuống.
Thời điểm giữa tháng 5.2016, thương lái đặt cọc mua hơn 200ha lúa IR50404 của nông dân các tỉnh ĐBSCL với giá 4.700 đồng/kg lúa tươi, tuy nhiên, càng đến ngày thu hoạch giá lúa, gạo ngoài thị trường càng giảm, đến đầu tháng 7.2016, giá lúa IR50404 giảm chỉ còn 4.000 đồng/kg lúa tươi. Vì thế nhiều thương lái sau khi đặt cọc mua lúa của người dân, đến ngày thu hoạch đã bỏ cọc, khiến bà con phải chạy đôn chạy đáo tìm thương lái khác bán lúa với giá thấp hơn từ 500 - 750 đồng/kg.
Theo dự kiến của VFA, từ nay đến cuối năm xuất khẩu gạo của cả nước ước đạt khoảng 3 triệu tấn, nhưng nếu tình hình vẫn khó khăn và mù mờ như hiện nay thì sẽ khó xác định được mục tiêu xuất khẩu. Ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cần Thơ cho rằng: "Để đẩy mạnh xuất khẩu gạo, việc xây dựng thương hiệu cho gạo là giải pháp vô cùng cấp bách, đồng thời giám sát hoạt động sản xuất để sản phẩm đạt chất lượng cao, từ đó tìm kiếm thị trường tốt hơn". Còn ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng Thư ký VFA cũng cho rằng cần xem xét lại khâu sản xuất, bởi nếu sản phẩm không đạt chất lượng, thì sớm muộn gạo Việt sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. /.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Khó phát triển nếu nguồn hàng thiếu ổn định Nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không an toàn, nguồn hàng thiếu ổn định thì khó có thể phát triển thị trường. Sắp tới Bộ NNPTNT cùng Bộ Công Thương sẽ làm việc với các tỉnh ĐBSCL tìm giải pháp cho xuất khẩu gạo. Đặc biệt, làm sao đó để kết nối doanh nghiệp với nông dân. Nhu cầu của nền kinh tế là tăng trưởng xuất khẩu, vì vậy phải phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu xuất khẩu chứ không có chuyện giảm. Khó khăn khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu là có, nhưng Bộ sẽ tìm cách phát triển thị trường cũ cũng như thị trường mới. Muốn mở rộng thị trường hiệu quả cần có thông tin dự báo và những biến của thị trường, để doanh nghiệp tìm triển khai tốt cho hoạt động xuất khẩu gạo. Ông Huỳnh Thế Năng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam: Ưu tiên xuất khẩu gạo chất lượng cao Trong 6 tháng đầu năm 2016, công ty đã xuất khẩu 2,750 triệu tấn lúa, gạo, xấp xỉ cùng kỳ năm 2015. Trong 6 tháng cuối năm, khả năng còn xuất khẩu được khoảng 3,9 triệu tấn, nếu như trong vụ thu đông, mùa 2016 các địa phương tổ chức sản xuất tốt, tăng sản lượng lúa gạo, nhất là các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao, thì sẽ có nguồn nguyên liệu để xuất khẩu số lượng lớn hơn. Đáng chú ý là tỷ lệ gạo thơm giống Jasmine xuất khẩu đã tăng từ 22% lên 29% trong năm nay. Do đó, thời gian tới các tỉnh, thành cần quan tâm đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, gắn kết sản xuất với tiêu thụ, tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận, giống chất lượng cao, nhằm nâng cao chất lượng gạo cho xuất khẩu, từ đó bà con nông dân cũng tăng thêm thu nhập.
Minh Huệ (ghi)
Theo Danviet
Hạt gạo xuất khẩu Việt Nam đang "lép" Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 tới 800.000 tấn so với kế hoạch đưa ra đầu năm bởi thị trường gặp nhiều khó khăn. Có thâm niên xuất khẩu 20 năm nhưng đến nay, gạo Việt Nam đang dần bị mất thị trường, từ châu Âu tới châu Á. Người...