Giá gần 10 triệu/kg, nấm hương Nhật được bà nội trợ Việt “săn lùng”
Nấm hương Oita của Nhật Bản với hương thơm, vị miễn chê, đồng thời được trồng trên một loại gỗ quý với số lượng có hạn nên chúng đang được các bà nội trợ Việt săn lùng dù có giá đắt ngang nhân sâm, khoảng 8,6 triệu đồng/kg.
Được trồng trên loại gỗ quý, chất lượng miễn chê với mùi thơm, nấm hương Nhật Bản được xem là loại nấm quý, có vị thơm ngon và chữa được nhiều bệnh, rất tốt cho sức khỏe.
Nấm hương Nhật Bản được xem là loại nấm quý, có vị thơm ngon và chữa được nhiều bệnh.
Nấm hương hay còn gọi là nấm Đông Cô, được sử dụng như một loại thực phẩm hay rau gia vị hàng trăm năm nay. Nhiều người mua nấm Nhật Bản về xào rau cải, sốt đậu phụ hay làm rau gia vị trong món gà hầm…Nấm Đông Cô là loại thực phẩm rất dễ sử dụng, chế biến được nhiều món ăn phù hợp với tất cả mọi người từ các buổi tiệc đến các món ăn thường ngày của gia đình.
Một người bán loại nấm này cho hay, loại nấm hương ở Nhật nhìn cũng giống như nấm hương ở Việt Nam, tuy nhiên, chúng khác ở quy trình trồng. Người Nhật không trồng nấm hương bằng bịch phôi nấm mà họ đục lỗ, cấy phôi trồng nấm trên khúc gỗ sồi với mục đích nhằm đảm bảo cho nấm hương sinh trưởng và phát triển giống mới môi trường tự nhiên nhất.
Các nhà sản xuất Nhật Bản chọn gỗ sồi trong rừng để làm nấm vì chúng là loại gỗ có chất lượng tốt.
Ở Nhật có một khu rừng sồi bạt ngàn ở tỉnh Oita (niềm Nam nước Nhật), là một khu nổi tiếng về trồng nấm hương. Do trồng trên gỗ sồi nên sản lượng nấm không cao, nhưng đổi lại chất lượng nấm hương lại tương đương với loại nấm được khai thác ngoài tự nhiên. Đó cũng là lý do khiến giá của nấm hương gỗ sồi luôn nằm trong top nấm đắt đỏ.
Theo quảng cáo của một số người bán hàng thì loại nấm hạng sang của Nhật Bản này không chỉ mang lại hiệu quả cao trong vấn đề phong ngừa ung thư mà loại nấm này còn giúp người dùng có một làn da đẹp, trắng da, làm mờ vết sẹo thâm, đốm đồi mồi, đem lại dinh dưỡng cao.
Các nhà sản xuất Nhật Bản chọn gỗ sồi trong rừng để làm nấm vì chúng là loại gỗ có chất lượng tốt, dày, tạo ra mùi thơm và hương vị nấm đặc biệt.
Nấm hương Nhật Bản được cho là dày và thơm hơn và mùa thu và mùa xuân.
Theo đó, loại nấm hương Nhật Bản được cho là dày và thơm hơn và mùa thu và mùa xuân. Vì vậy nên việc thu hoạch loại nấm này vào thời gian nào cũng rất quan trọng.
Trên thị trường hiện nay, loại nấm này được bán khá phổ biến, từ loại nấm tươi cho đến nấm khô.
Nấm Đông Cô còn là một trong những món ăn rất được yêu thích khi bạn có dự định cho một buổi tiệc chay như Nấm Đông Cô kho chay, Nấm xào với cải thìa… hương thơm dịu, vị ngọt tự nhiên và độ giòn dai là một đặc trưng chỉ có ở Nấm Đông Cô.
Theo Danviet
Hướng dẫn cách làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng
"Lễ Tết cả năm không bằng Rằm tháng Giêng", chính bởi quan niệm này mà mâm cúng Rằm tháng Giêng cũng trở nên vô cùng quan trọng trong phong tục của người Việt. Cùng tham khảo cách làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ mà vô cùng đơn giản bạn nhé!
1. Mâm cúng mặn cúng Rằm tháng Giêng gồm:
-Canh nấm hạt sen
-Nem rán
-Bò xào cần tỏi
-Bánh chưng
-Cánh ngỗng hun khói
-Bắp bò ngâm mắm
-Khoai lang kén chiên
Hướng dẫn cách làm mâm cúng mặn cúng Rằm tháng Giêng:
Canh Nấm hạt sen:
Nguyên liệu: Hạt sen, nấm đông cô, nấm hương, cà rốt, đậu hà lan, ngô bao tử, su hào, Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, hành khô.
Cách làm:
Hạt sen: Cho vào nồi luộc sơ với một ít nước có pha thìa muối.
Nấm hương: Ngâm trong nước ấm 30 phút cho nở, cắt bỏ chân, rửa sạch.
Nấm đông cô: rửa sạch để ráo.
Cà rốt, su hào: Gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa, thái lát mỏng vừa.
Hành khô, tỏi: Làm sạch, băm nhỏ.
Phi thơm 3 thìa dầu ăn với hành tỏi băm nhỏ. Cho vào nồi một lượng nước vừa đủ dùng để nấu canh, đun sôi, nêm thêm thìa muối, 1 thìa hạt nêm, thìa bột ngọt sao cho có vị vừa ăn.
Cho hạt sen đã được luộc sơ, su hào, cà rốt vào, sau đó 5 phút bạn cho tiếp nấm hương, nấm đông cô, ngô bao tử, tiếp tục đun sôi, vì hạt sen và su hào,cà rốt lâu chín hơn nên bạn cho vào trước nhé, dùng thìa vớt hết lớp bọt bên trên để nước canh được trong ngon, cuối cùng cho đậu hà lan nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn.
Video đang HOT
Món nem rán:
Món bò xào cần tỏi:
Nguyên liệu làm món thịt bò xào cần tỏi:
- Thịt bò: 400g
- Cân tây: 100g
- Tỏi tây: 100g
- Cà rốt: 100g
- Hành củ: 1 củ
- Một ít bột đao
- Tỏi, nước mắm, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn
- Rau mùi, rượu, gừng
Cách làm món thịt bò xào cần tỏi:
- Hành, tỏi, gừng bỏ vỏ băm nhỏ. Tỏi tây, cần tây rửa sạch cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa thái mỏng. Bột đao hòa nước, lọc sạch
- Thịt bò thái mỏng miếng to, ướp với nước mắm, hành, tỏi, gừng, chút rượu và bột đao, 1 thìa dầu ăn, để ngấm.
- Làm nóng chảo với dầu ăn, cho hành, tỏi vào phi thơm. Cho thịt bò vào xào chín tái, múc ra để riêng.
- Tiếp tục phi thơm hành, tỏi rồi cho cà rốt, cần tây, tỏi tây vào đảo đều. Tiếp đó cho thịt bò vào đảo lẫn. Múc thịt bò xào cần tỏi ra đĩa, rắc hạt tiêu, rau mùi, ăn nóng.
Món bánh chưng và cánh ngỗng hun khói: Có thể mua sẵn cho tiện
Món bắp bò ngâm mắm:
- 1kg bắp bò, chọn phần bắp hoa hoặc lõi rùa nhiều gân sẽ ngon hơn (bắp bò lọc hết phần mỡ bám quanh)
- Nước mắm chinsu
- Dấm gạo
- Đường trắng
- Nước lọc
- Một ít hoa hồi, thảo quả, quế, gừng, tỏi, ớt chỉ thiên
Cho bắp bò đã làm sạch vào nồi, thả vào nồi một miếng gừng bằng đốt ngón tay cái đập dập, 2-3 nhánh hoa hồi và thảo quả đập dập, miếng quế và một xíu muối tinh và đổ nước ngập mặt thịt để luộc.
-Đong nước mắm, đường, dấm, nước lọc theo tỷ lệ: 2:2:1: . Tức là 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa dấm gạo và thìa nước lọc cho vào nồi để đun. Lượng mắm pha nhiều hay ít sẽ phù hợp với thể tích lọ và lượng bò ngâm.
-Cho 1 nửa số tỏi, ớt vào đun cùng hỗn hợp nước mắm. Còn 1 nửa còn lại để ngâm.
-Sau khi luộc chín bắp bò, cho vào lọ thuỷ tinh ngâm đổ ngập nước mắm ngâm. Cho vào tủ lạnh ngâm 5-7 ngày là ăn được.
Món khoai lang kén:
Nguyên liệu: Khoai lang, bột năng, vừng đen, sữa, đường, dầu ăn.
Cách làm:
Khoai lang hấp chín bóc vỏ, sau đó nghiền nhuyễn. Cho bột năng, đường, và sữa tươi vào nhào tiếp cho đến khi mịn dẻo có thể viên thành từng viên mà không bị lỏng, nát là được.. Nặn thành từng viên như hình kén vậy. Rồi lăn qua mè đen. Chuẩn bị chảo và dầu để chiên.
Đun nóng dầu ăn trong một chiếc chảo sâu lòng. Dầu nóng, thả từ từ từng viên khoai đã nhúng bột vào chiên cho tới khi lớp bột vàng. Khoai chín, vớt khoai vào giấy thấm dầu rồi để cho nguội bớt. Thưởng thức ngay khi khoai còn ấm nóng.
2. Mâm cúng chay cúng Rằm tháng Giêng:
- Chả ngô chay
- Khoai môn lệ phố chiên
- Cải chip xào nấm
- Nem chay
- Nộm chay
- Canh củ cải, khoai tây, cà rốt
- Xôi cẩm tím
- Dưa hấu
Cách làm mâm cúng chay Rằm tháng Giêng:
Nem Chay:
Nguyên liệu:
- Nấm hương: 100gr
- Mộc Nhĩ: 100gr
- Nấm hương tươi: 200gr
- Giò chay: 1 khoanh
- Đậu: 5 miếng
- Hành Tây: 1 củ
- Cà rốt: 2 củ
- Miến: 35gr
- Gia vị khác: hành lá, mùi ta, tiêu, muối, bột nêm, dầu ăn!
Cách chế biến:
Sơ chế: rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước, thái chỉ hoặc hạt lựu nhé!
Xào mộc nhĩ thật kỹ, lửa nhỏ, cho tiếp nấm hương khô xào, cho tiếp nấm hương tươi xào, sau đó cho cà rốt xào chung cho gia vị vào để ngấm. Sau cùng cho hành Tây đảo qua cho thơm!
Cho chút dầu ăn vào chảo, bóp nát 3 miếng đậu xào cho vàng cho thơm và khô nước
Xào qua giò. Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu vừa xào vào nhau.
Cho các nguyên nguyên xuống để nguội chút, sau đó cho 2 miếng đậu còn lại bóp mịn vào trộn để có độ dính! Tiếp đó cho miến, hành lá, mùi vào trộn cùng!
Trải lá nem ra, cho hỗn hợp nhân vào, cuốn tròn lại.
Chả ngô chay:
Nguyên liệu:
- Cốm tươi
- Đậu phụ
- Ngô ngọt
- Mùi thơm, hành lá
- Gia vị chay, dầu ăn...
Cách làm:
- Đậu phụ mang đánh tơi nhỏ mịn, ngô ngọt có thể đập dập hoặc để nguyên hạt. Mùi thơm, hành lá rửa sạch thái nhỏ. Cho các nguyên liệu vào một tô lớn. Cho phần cốm vào, thêm chút dầu ăn, gia vị chay vào đảo đều. Để vậy chừng 20 phút cho hạt cốm nở hết, sau đó bắc chảo lên bếp bắt đầu viên chả rồi chiên vàng chiên giòn là được.
Xôi nếp cẩm:
Nguyên liệu
- 3 kg gạo nếp nương
- 1kg lá cẩm tím
- 15g muối hạt
- 120ml nước cốt dừa
Vo sạch gạo nếp để nấu xôi rồi để ráo nước.
Rửa sạch lá cẩm, cho 4,5 lít nước vào đun sôi với 15g muối, các bạn để sôi kỹ khoáng 5-7 phút cho màu tím trong lá cẩm ra hết rồi lọc bỏ bã. Để nước lá cẩm còn nóng già tay thì cho gạo vào ngâm. Chú ý nước lá cẩm phải ngập trên gạo khoảng 3cm nhé vì sau khi ngâm gạo sẽ nở ra. Ngâm gạo nếp với lá cẩm từ 6-8h như vậy món xôi tím lá cẩm sẽ ngon và bùi hơn.
Sau khi ngâm gạo với lá cẩm, bạn vớt gạo ra cho vào chõ đồ xôi bắt đầu đồ. Nếu không có chõ, bạn có thể nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện cũng được nhưng hạt xôi sẽ không được tơi như nấu bằng chõ. Khi xôi chín các bạn tưới đều nước cốt dừa lên trên xôi, xới đều rồi đậy vung đồ thêm 7 phút nữa cho xôi ngấm nước cốt dừa căng mọng là được.
Nộm măng chay:
Măng mua về (ngon nhất là măng tươi), luộc cho hết nước vàng, rửa sạch, thái mỏng.
Lạc rang giã nhỏ vừa, rau húng lìu, rau mùi răng cưa, mùi ta thái nhỏ vừa ăn.
Pha nước trộn: 1 thìa canh chanh 2 thìa nước mắm 2 thìa canh đường tỏi ớt băm nhuyễn.
Cho măng ta bát to, cho từ từ nước trộn vào đến khi vừa miệng dừng lại, trộn đều cho ngấm, sau đó tiếp tục cho rau thơm và lạc là xong.
Canh rau củ chay:
Nguyên liệu:
- 3 củ khoai tây- 2 củ cà rốt- 1 nửa củ cải
Cách làm:
- Khoai tây, dùng dao răng cưa cắt thành từng miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hình hoa rồi cắt miếng.
- Củ cải gọt vỏ, cắt thành miếng vừa ăn.
- Khi nước sôi kỹ bạn thả củ cài, cà rốt và khoai tây vào, thêm gia vị và ninh cho tới khi các loại củ quả rau chín.
- Nêm nếm món chay lại cho vừa miệng.
- Tắt bếp múc món chay canh rau củ chay ra tô ăn nóng.
3. Một số mâm cúng khác tham khảo cho ngày Rằm tháng Giêng:
Mâm cúng gồm: - sườn BBQ, nem hải sản, nem rán truyền thống, salat củ quả, cá rán cuốn bánh tráng, miến xào, canh măng, xôi lạc ruốc.
Mâm cơm chay gồm: Đậu kho tàu , miến xào nấm kim , ngô chiên bơ, rau củ xào thập cẩm, xôi xéo , Canh ngô nấm chua cay, cơm trắng
Mâm cúng gồm: hoa quả, giò me, xôi trắng, bò xào thập cẩm, canh trứng cút rau củ, nem rán.
Mâm cúng gồm: cơm rang thập cẩm, bánh chay, nem rán, kho quẹt, giò xào, xôi gấc, thịt gà luộc, canh măng, giò me.
Mâm cúng gồm: tôm chiên, salat, thịt gà luộc, chân giò hầm hạt sen. thịt quay, canh măng, canh rau củ, mực xào cần tỏi, canh miến, chả tôm.
Theo Dân Việt
Miến nấu nước dừa ngọt thanh cho cho bữa sáng cuối tuần thảnh thơi Tô miến nóng hổi, thơm lừng, vị nước dùng thanh ngọt, đậm đà sẽ đem lại cho cả nhà bữa sáng ngon miệng. Cùng vào bếp nấu món miến đơn giản và cực ngon này nhé. Nguyên liệu: - 250g thịt heo xay - 250g giò sống - 500ml nước dừa - 300g miến dong (hoặc miến đậu xanh) - 1 củ cải...