Giá đồng chạm mức cao nhất trong 3 tuần qua nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc
Giá kim loại đồng đã chạm mức cao nhất trong 3 tuần trở lại đây sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc giảm lãi suất vay trung hạn 1 năm nhằm giảm bớt tác động của dịch virus Covid-19 đến các doanh nghiệp nước này.
Vào lúc 2h30 chiều nay (ngày 17/1, theo giờ Việt Nam), giá kim loại đồng giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) đã tăng 0,9% lên 5.812,5 USD/tấn. Trong đầu phiên giao dịch, đã có lúc giá đồng tăng mạnh lên mức 5.828,5 USD/tấn – mức cao nhất trong vòng 3 tuần trở lại đây.
Chốt phiên giao dịch sáng nay, giá đồng theo hợp đồng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) cũng tăng 1% lên mức 46.310 NDT (6.633,72 USD)/tấn – mức cao nhất kể từ ngày 23/1/2020.
Đà tăng giá của kim loại đồng – kim loại chỉ thị “sức khoẻ” của nền kinh tế chủ yếu nhờ thị trường kỳ vọng các biện pháp cứu trợ kinh tế mới của Chính phủ Trung Quốc sẽ giúp phục hồi nền kinh tế nước này, qua đó giúp phục hồi nhu cầu sử dụng các kim loại công nghiệp, bao gồm kim loại đồng. Nền kinh tế Trung Quốc, nước sử dụng kim loại công nghiệp lớn nhất thế giới, đang gặp nhiều thách thức lớn do dịch virus Covid-19 bùng phát tại đây.
Video đang HOT
Trong ngày 15/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc quyết định cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn 1 năm (MLF) từ 3,25% xuống 3,15% đối với các khoản vay tổng trị giá khoản 200 tỷ NDT (28,65 tỷ USD) nhằm giảm bớt tác động của dịch Covid-19 đến các doanh nghiệp nước này. Động thái này dự kiến sẽ mở đường cho việc giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) – sẽ được công bố vào ngày 20/2 tới. Điều này sẽ giúp giảm chi phí vay và giảm bớt căng thẳng tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Sự bùng phát của dịch virus Covid-19 đã khiến nền kinh tế Trung Quốc bị đình trệ
Trên sàn LME, giá nhôm đã giảm 0,2% xuống 1.719 USD/tấn; giá nickel tăng 1,3% lên 13.190 USD.tấn và giá thiếc tăng 0,7% lên 2.164,5 USD/tấn.
Trên sàn SHFE, giá nhôm giảm 0,4% lên 13.645 NDT/tấn; giá nickel giảm 0,4% xuống 104.300 NDT/tấn – mức thấp nhất trong gần 1 tuần trở lại đây.
Hãng tư vấn tài chính Fitch Solutiosn vừa qua đã hạ dự báo mức giá trung bình của nickel loại giao sau 3 tháng trên sàn LME trong năm 2020 từ 15.000 USD/tấn xuống 14.000 tấn trong bối cảnh nguồn cung kim loại này tăng lên và nhu cầu sử dụng giảm xuống vì dịch virus Covid-19.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo tapchicongthuong.vn
Giá dầu thô ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên kể từ cuối tháng 12/2019
Giá dầu thô đã ghi nhận tuần tăng giá đầu tiên trong 6 tuần trở lại đây khi thị trường bớt lo ngại hơn về tác động của dịch virus Covid-19 đến nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu.
Chốt phiên giao dịch thứ Sáu (ngày 14/2), giá dầu thô Brent đã tăng 98 cents tương ứng 1,74% lên mức 57,32 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) cũng tăng 63 cents tương ứng 1,23% lên mức 52,05 USD/thùng. Tính chung cả tuần giao dịch (10/2 - 14/2), giá dầu thô Brent và dầu thô WTI đã tăng lần lượt 5,23% và 3,44% - đánh dấu tuần tăng giá đầu tiên trong vòng 6 tuần trở lại đây.
Giá dầu thô tăng lên trong tuần này chủ yếu do tâm lý của giới đầu tư đã bình tĩnh hơn trước các tác động của dịch virus Corona (Covid-19) đến nền kinh tế và nhu cầu sử dụng dầu thô của Trung Quốc cũng như của toàn cầu. Bộ máy kinh tế Trung Quốc cũng đã bắt đầu khởi động trở lại khi các nhà máy tại Trung Quốc quay trở lại sản xuất kể từ đầu tuần này (10/2) sau khi buộc phải đóng cửa dài ngày để phòng chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, niềm tin về việc Chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các biện pháp kích thích kinh tế và nới lỏng chính sách tiền tệ cũng đã hộ trợ tích cực lên giá dầu thô. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tuần qua cũng lên tiếng trấn an việc số ca nhiễm virus Covid-19 mới tăng cao tại Trung Quốc không đồng nghĩa với việc dịch bệnh lan rộng ra mà chỉ là do thay đổi cách thống kê để đối phó dịch bệnh tốt hơn.
Tốc độ nhập khẩu nhiên liệu - năng lượng, bao gồm dầu thô của Trung Quốc đang bắt đầu chậm lại trước các tác động tiêu cực của dịch virus Covid-19
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu thô Brent đã giảm khoảng 15% do thị trường lo ngại sự bùng phát dịch virus Corona có thể kéo tụt đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu vốn đang ở mức yếu, kéo theo đó là suy giảm nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu. Theo báo cáo công bố ngày 13/2, Cơ quan năng lượng quốc tế (EIA) dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu sẽ giảm 435.000 thùng/ngày trong quý 1/2020. Đây là lần đầu tiên nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu được dự báo giảm xuống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2009. EIA cho biết nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là sự bùng phát dịch virus Covid-19 tại Trung Quốc.
Nhằm đối phó với tình trạng giá dầu thô sụt giảm khi nhu cầu sử dụng dầu thô xuống thấp, khối OPEC và các quốc gia sản xuất dầu thô đồng minh (khối OPEC ) đã đưa ra đề xuất đẩy mạnh cắt giảm sản lượng khai thác thêm 600.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, Nga - nước đóng vai trò chủ chốt trong số các quốc gia khai thác dầu thô đồng minh với khối OPEC hiện vẫn chưa đồng thuận với kế hoạch trên.
Tập đoàn ngân hàng đầu tư UBS nhận định giá các loại hàng hoá, bao gồm các loại nhiên liệu - năng lượng như dầu thô sẽ biến động đôi chút trong những tuần tới và dự báo nhu cầu về các loại hàng hoá sẽ được cải thiện từ quý 2/2020 khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi trở lại.
Quang Đặng (Tổng hợp)
Theo tapchicongthuong.vn
Góc nhìn thị trường: Chứng khoán đã "đề kháng" trước virus Covid-19? Không giống với phân tích của nhiều công ty chứng khoán, thị trường vẫn chưa rơi vào nhịp điều chỉnh rõ ràng, dù đầu tuần VN-Index đã giảm tới trên 10 điểm. Trong 3 phiên vừa qua, chỉ số lại duy trì đà tăng bất chấp các thông tin "trồi sụt" từ dịch cúm Covid-19. Phản ứng của thị trường chứng khoán trước...