Gia đình trong mắt người trẻ
Có quan niệm cởi mở, hiện đại hơn nhưng với đa số người trẻ, gia đình vẫn là điểm tựa để họ vượt qua những khó khăn và phát triển mỗi ngày.
Hãy cùng PNVN lắng nghe những chia sẻ của họ về hai tiếng “gia đình”.
Phạm Thị Thanh Thảo (24 tuổi, TP Đà Nẵng)
“Em cảm thấy mình may mắn khi luôn có ba má bên cạnh. Năm 2020, em vừa tốt nghiệp đại học thì dịch bệnh bùng phát. Em đi làm được vài tháng thì thất nghiệp ở nhà. Thời gian đó, em rất áp lực và cảm thấy nản chí.
Hàng xóm cứ hay hỏi em đi làm chưa, học đại học về rồi đi giữ bò với ba má à. Cũng may là ba má luôn động viên em. Má bảo cứ ở nhà vậy má nuôi, khi nào hết dịch hẳn rồi đi làm. Lúc đó, em cảm thấy biết ơn vô cùng. Ba má em là người nông dân chân đất nhưng suy nghĩ rất hiện đại và tâm lý. Gia đình là tất cả với em. Bây giờ, em chỉ trông đến cuối tuần, được về quê ăn cơm cùng gia đình thôi”.
Nguyễn Ngọc Phương (phường Cửa Ông, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh)
Video đang HOT
“Với tôi, gia đình không chỉ là một điều quan trọng. Đó là tất cả mọi thứ. Dù có bộn bề, dù có bế tắc trong công việc thì hãy chia sẻ với gia đình và mang những cảm xúc tích cực, lạc quan tới mọi thành viên trong gia đình. Một gia đình hạnh phúc thực sự là các thành viên biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết trân trọng những gì mình có và biết lan tỏa thật nhiều năng lượng tích cực tới mọi người xung quanh”.
Nguyễn Hoàng Hùng (21 tuổi, Thủ Dầu Một, Bình Dương)
“Ba mẹ em là dân nhập cư nên cuộc sống vất vả. Ba mẹ thường xuyên đi buôn bán ngoài chợ và ít dành thời gian cho 3 anh em của em. Em hiểu, áp lực mưu sinh nên ba mẹ cố gắng làm để tụi em có cuộc sống tốt hơn. Ba mẹ rất thương tụi em nhưng ít khi thể hiện. Những bữa cơm gia đình vui vẻ bên nhau thưa dần.
Và rồi, ba mẹ em ly hôn vào năm em học lớp 8. Thời gian đầu, em buồn lắm nhưng giờ em quen rồi. Em tôn trọng quyết định của ba mẹ. Em hiểu rằng, ba mẹ không thương nhau nữa nhưng cả 2 vẫn rất thương chúng em. Gia đình của em không trọn vẹn như các bạn nhưng tụi em vẫn nhận được tình thương của ba mẹ”.
Đào Linh Chi, 28 tuổi, phường Ninh Khánh, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
“Tôi hạnh phúc khi có gia đình lớn và gia đình nhỏ của mình để yêu thương, trân trọng. Gia đình lớn là nơi nuôi dưỡng, là điểm tựa vững chắc cho tôi, còn gia đình nhỏ là nơi tôi học cách trưởng thành, tự quyết định hành trình mà mình lựa chọn. Điều quan trọng là dẫu lớn hay nhỏ thì gia đình luôn là nơi tôi muốn quay trở về mỗi khi mệt mỏi, là nơi tôi có thể chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, là sức mạnh, động lực để tôi vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống và phát triển mỗi ngày”.
Không phải lời ngọt ngào, chỉ cần chồng không chê 4 thứ này là vợ được nhờ, nhà cửa cũng êm ấm từ đây
Sự thật là phụ nữ thiệt thòi hơn đàn ông ở nhiều thứ, trong đó có công việc. Vì ngoài trách nhiệm với công việc, họ còn có trách nhiệm với gia đình và con cái.
Chê cơm vợ nấu
Thực tế thì dù ngon hay dở, bữa cơm mà vợ nấu cho gia đình cũng chính là tâm huyết và tình cảm vợ của với chồng con. Dù đi làm, nhưng vẫn lo lắng cơm nước cho chồng con. Thế mà nhiều khi chưa nhận niềm vui, lời cảm ơn từ chồng thì nhận ngay gáo nước lạnh từ những lời chê bai vô tâm của chồng.
Đàn ông ạ, đâu cần lời ngọt ngào gì, đừng có chê cơm vợ nấu, ghi nhận công sức của vợ, đã đủ để thấy hạnh phúc rồi.
Chê vợ xấu
Bất cứ người phụ nữ nào cũng đều mong muốn mình là người xinh đẹp nhất trong mắt chồng. Được chồng yêu thương và che chở.
(ảnh minh họa)
Vậy nên thì chỉ cần lời chê bai của chồng cũng khiến vợ mất ăn mất ngủ. Đặc biệt chồng chê về nhan sắc càng khiến vợ thấy tự ti. Có nhiều ông chồng vợ sau sinh không an ủi, động viên mà lại đi chê bai vợ. Điều này càng khiến vợ mệt mỏi và chán hôn nhân hơn.
Chê gia đình bên ngoại
Bất kỳ người phụ nữ nào cũng ghét cay ghét đắng điều này. Bởi trên tất cả, bố mẹ là những người mình tôn trọng và yêu thương nhất. Ấy thế mà, sau khi lấy chồng, chưa chăm sóc bố mẹ được ngày nào, lại còn bị chồng suốt ngày lôi bố mẹ vợ ra để nói xấu. Cứ cái gì không vừa lòng là lại nói xấu bố mẹ vợ. Điều này sẽ khiến 2 vợ chồng hay cãi nhau, bất hòa và khiến vợ đau lòng, tủi thân.
(ảnh minh họa)
Đàn ông khôn ngoan chẳng cần phải nịnh nọt, chỉ cần chồng tỏ thái độ tôn trọng, không bao giờ xúc phạm tới bố mẹ vợ thế là đủ.
Coi thường công việc của vợ
Sự thật là phụ nữ thiệt thòi hơn đàn ông ở nhiều thứ, trong đó có công việc. Vì ngoài trách nhiệm với công việc, họ còn có trách nhiệm với gia đình và con cái. Bởi vậy, nếu các ông chồng không hiểu và thông cảm cho vợ, mà ngược lại còn coi thường: "Công việc kiếm vài đồng bạc lẻ, nghỉ đi làm làm gì?". Nghe những lời như vậy chắc chắn là vợ sẽ vô cùng đau lòng, tủi thân.
Bí quyết để gia đình mãi là chốn bình yên Gia đình là nơi neo đậu bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Tất cả chúng ta dù làm gì, ở đâu thì đều có một xuất phát điểm chung là sinh ra và lớn lên trong gia đình. Trước khi bước ra hội nhập với thế giới bên ngoài mỗi người đều đã được chở che, dạy dỗ, nâng đỡ trong...