Gia đình Mai Thu Huyền gửi đơn đến Bộ trưởng Y tế
Mới 58 tuổi, là dược sĩ – Giám đốc Công ty Dược phẩm Đạt Vi Phú, bị đau bụng vào cấp cứu ở Bệnh viện FV TP.HCM và mổ ruột thừa. Sau 3 ngày nằm viện, bệnh nhân đã tử vong. Trách nhiệm thuộc về ai?
Đơn tố cáo khẩn cấp
Đơn tố cáo khẩn cấp của gia đình chị Mai Thị Thu Trang gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM và các cơ quan ban ngành kiện Bệnh viện FV TP.HCM do thiếu trách nhiệm và chuyên môn kém, đã dẫn đến tử vong cho bố chị là ông Mai Trung Kiên (sinh năm 1955, trú tại phòng 109 – D4 khu tập thể Giảng Võ, Hà Nội).
Ông Mai Trung Kiên là cha đẻ của diễn viên Mai Thu Huyền bay từ Hà Nội vào TP.HCM để sinh nhật cháu gái ngày 8/8. Bất ngờ tối 7/8, ông bị đau bụng và được cấp cứu tại Bệnh viện FV. Bác sĩ kết luận, ông bị viêm ruột thừa nên phải mổ. 15h ngày 8/8, BS Đức Tuấn, Khoa Ngoại đã mổ cho ông nhưng ba ngày sau ông bị đau bụng dữ dội.
Ảnh minh họa
Gia đình đã yêu cầu cấp cứu thì bác sĩ trực chỉ dựa vào tiền sử bệnh nhân bị bệnh tim, rồi kết luận là triệu chứng nhồi máu cơ tim và cho dùng liều cao thuốc đông máu. Bệnh nhân là dược sĩ có chuyên môn về thuốc và cũng biết bệnh nên yêu cầu kiểm tra cận lâm sàng nhưng bác sĩ đã bỏ qua và chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Tim Tâm Đức.
Video đang HOT
Gia đình đã yêu cầu Bệnh viện FV mời bác sĩ chuyên khoa tim sang để cấp cứu ngay, nhưng FV không thực hiện và yêu cầu phải chuyển viện. Do thủ tục nhiêu khê nên mất rất nhiều thời gian, mãi 20h bệnh nhân mới được chuyển sang Bệnh viện Tim Tâm Đức.
“Làm các xét nghiệm ở đây bác sĩ kết luận nguyên nhân đau không phải từ tim vì các chỉ số tim đều bình thường mà do chảy máu trong do vết mổ ruột thừa tại Bệnh viện FV, bệnh nhân đang nguy kịch do thiếu máu trầm trọng và đề nghị mổ cấp cứu và cần sự cộng tác từ BS Đức Tuấn của Bệnh viện FV”, chị Mai Thị Thu Trang, chị của diễn viên Mai Thu Huyền nói. BS Đức Tuấn rất vô cảm nói rằng: “Tôi đã cử người sang rồi, chứ bây giờ tôi sang cũng chẳng giải quyết vấn đề gì”. Khi biết bệnh nhân nguy kịch thì BS Đức Tuấn đòi gia đình chuyển lại bệnh nhân về Bệnh viện FV vì cơ sở vật chất ở Tâm Đức không đủ khả năng mổ cấp cứu.
Gia đình đã chuyển bệnh nhân theo yêu cầu của bác sĩ, tuy nhiên, BS Đức Tuấn cũng không mổ ngay. “Đến 23h30 khi BS Đức Tuấn gọi gia đình vào trao đổi và thản nhiên nói là bố tôi vẫn đang được truyền máu và chờ được xử lý. Khi ra khỏi phòng BS Đức Tuấn thì kíp trực đã phát hiện tim bố tôi đã ngừng đập”, chị Trang nói thêm.
Đám tang ông Mai Trung Kiên.
Chết rồi vẫn còn đòi nộp viện phí
Gia đình chị Trang rất bức xúc trước thái độ vô trách nhiệm và khả năng chuyên môn kém của BS Đức Tuấn nói riêng và đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện FV nói chung. Chị Huyền bức xúc: “Tại sao sau khi mổ bố tôi đau bụng và ngực như vậy, ông cũng đã nói không phải do tim mà Bệnh viện FV đã không tiến hành siêu âm kiểm tra để tìm ra nguyên nhân, vội vàng kết luận là do bệnh tim?
Mặc dù họ đều biết khi sử dụng thuốc chống đông máu là vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật? Tại sao Bệnh viện FV không cùng Bệnh viện Tâm Đức mổ khẩn cấp cho bệnh nhân trong khi bệnh nhân nguy kịch, “ngàn cân treo sợi tóc”? Trong khi bệnh nhân đã tử vong do sự tắc trách của bệnh viện nhưng Bệnh viện FV buộc gia đình ở lại để thanh toán thêm tiền (gia đình đã đóng 75 triệu đồng tạm ứng)!”. Ngày 16/8, bà Nguyễn Điệp Kim Thủy, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ công chúng, Bệnh viện FV TPHCM cho biết, bệnh viện xác nhận vào ngày 7/8, ông Mai Trung Kiên nhập viện tại Bệnh viện FV với triệu chứng đau bụng và được chẩn đoán là đau ruột thừa, cần phẫu thuật.
Hiện bệnh viện tiến hành họp hội đồng chuyên môn để có kết luận cụ thể về sự việc và đang chuẩn bị báo cáo theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM. Ngày hôm qua, bà Phạm Thị Thanh Mai, Giám đốc Điều hành Bệnh viện FV đã ra Hà Nội, đến viếng đám tang và chia buồn cùng chị Mai Thị Thu Trang và gia quyến.
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Tâm Đức TP.HCM cho hay, ngày 16/8, bệnh viện đã hoàn tất báo cáo về bệnh nhân Mai Trung Kiên để nộp cho Sở Y tế TP.HCM. Theo chỉ đạo của PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, các bệnh viện không được phát ngôn mà đợi kết luận chính thức của Hội đồng khoa học và Sở Y tế TP.HCM sẽ phát ngôn chính thức về sự việc này.
Theo Bee
Tăng viện phí, có chống được nạn "phong bì"?
Điều khiến nhiều người quan tâm là với mức giá dịch vụ thay đổi chóng mặt lần này thì nạn "phong bì" có được dẹp bỏ...
Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, giám đốc BV Việt Đức cho biết, việc tăng giá viện phí như hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Với mức khung giá viện phí mới, các bệnh viện sẽ có điều kiện để nâng cấp trang thiếu bị phục vụ người bệnh. "Tăng viện phí không phải để tăng tiền thu nhập cho các bác sỹ, nhân viên làm việc trong bệnh viện. Việc tăng viện phí không chỉ tăng được chất lượng phục vụ cho người bệnh mà còn chống được nạn "phong bì" trong bệnh viện. Khi mọi chi phí đều cao thì hầu bao của người nhà bệnh nhân và bệnh nhân cũng thắt chặt hơn. Họ sẽ dành số tiền ấy để chăm sóc của người bệnh", bác sỹ Quyết bày tỏ.
Những bệnh nhân tham gia BHYT được hưởng nhiều quyền lợi (Ảnh: Bảo Lâm)
Còn PGS.TS Trần Văn Thuấn - Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết, lần điều chỉnh mức viện phí này là thiết thực. Nó xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của từng bệnh viện. Tăng viện phí lần này có rất nhiều tác dụng. Về lâu dài, điều chỉnh viện phí sẽ là cơ sở để các bệnh viện tăng cường cơ sở vật chất, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật chuyên sâu, giúp người dân được thụ hưởng các dịch vụ y tế cao. Tăng viện phí chắc chắn sẽ đẩy theo mức trần BHYT lên, mệnh giá cho một đợt điều trị sẽ cao hơn môi trường chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ được cải thiện. Nó cũng góp phần hạn chế nạn "phong bì" gây ảnh hưởng xấu hình ảnh y bác sỹ thời gian qua.
Được biết, khi điều chỉnh viện phí, BHYT sẽ thanh toán đầy đủ các chi phí của dịch vụ nên người bệnh chỉ phải chi trả các khoản theo luật quy định (cùng chi trả 5% hoặc 20% tùy đối tượng) chứ không còn phải thanh toán các khoản thiếu hụt mà bệnh viện bị "lỗ" do bảo hiểm không thanh toán như trước khi điều chỉnh giá. Vì vậy, người có thẻ BHYT sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi hơn.
"Mức giá dịch vụ thay đổi lần này cũng sẽ không tác động nhiều đến người bệnh bởi 80% bệnh nhân đến viện điều trị đều có BHYT. Đối với bệnh nhân nghèo đã có Quỹ từ thiện. Còn các bệnh như: ung thư phải chữa trị nhiều ngày bao gồm phẫu thuật, xạ trị, dùng hóa chất... thì được BHYT chi trả ít. Bởi vậy, ngoài tính hiệu quả, bệnh viện cũng sẽ cân nhắc đến hoàn cảnh kinh tế của từng người bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị có giá phù hợp mà vẫn hiệu quả" - PGS.TS Trần Văn Thuấn nói.
Khi đề cập đến việc tăng viện phí cao đối với những người dân không có BHYT, trong đó có rất đông người nghèo, người lao động thu nhập thấp, ông Nguyễn Nam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết: Quốc hội đã ban hành Luật BHYT, trong đó đã quy định lộ trình thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách chăm lo sức khỏe đối với các đối tượng chính sách xã hội như: Cấp thẻ BHYT miễn phí cho người có công với cách mạng, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ dưới 6 tuổi và một số đối tượng chính sách xã hội khác. Đối với người nghèo, khi đi khám chữa bệnh thì được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí theo quy định.
"Để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân cũng như là giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho một số đối tượng, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tài chính trình và được Thủ tướng Chính phủ nhất trí nâng mức hỗ trợ mua thẻ BHYT cho đối tượng là người cận nghèo từ 50% lên 70% và thực hiện từ năm 2012. Trong đó, dự kiến đề nghị Nhà nước nâng mức hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng là người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình từ 30% lên khoảng 50-60% để khuyến khích các đối tượng này", ông Nguyễn Nam Liên cho biết thêm.
Ông Nguyễn Nam Liên cho biết: "Người có thẻ BHYT sẽ được thụ hưởng dịch vụ y tế với chất lượng tốt hơn do bệnh viện có kinh phí để mua thuốc, vật tư hóa chất... BHYT thanh toán với mức cao hơn nên giảm bớt sự đóng góp thêm của người bệnh có thẻ đối với các dịch vụ mà trước đây giá thấp, bệnh viện phải thu thêm của người bệnh phần quỹ bảo hiểm không thanh toán. Người bệnh tham gia BHYT sẽ được hưởng và tăng quyền lợi khi khám và điều trị bệnh".
Theo C.T (Người đưa tin)
Tăng viện phí: Đừng để lòng tham lấn y đức Nhân dân luôn trông chờ một cơ chế giám sát thường xuyên, nghiêm ngặt, minh bạch đối với ngành y tế để dân được cậy nhờ cái tâm y - đức. Liên bộ Bộ Y tế - Tài chính đã cho phép các bệnh viện thực hiện khung viện phí mới từ 15/4/2012. Và đợt 1/8 mới đây, nhiều bệnh viện đã đồng...