Gia đình Hà Nội ‘tậu’ 1.500m2 đất, làm nhà vườn đẹp mê ở ngoại ô
Mảnh đất rộng 1.500m2 ở Ba Vì, Hà Nội được anh Sơn cải tạo, phân chia thành nhiều khu vực như nhà ở, sân chơi, vườn cỏ, vườn rau, ao cá,…
Anh Phan Hồng Sơn (ở Hà Nội) làm việc trong lĩnh vực xây dựng, hiện sinh sống cùng vợ và 3 con tại một căn chung cư ở nội thành.
Toàn cảnh không gian nhà vườn tràn ngập sắc xanh của gia đình anh Sơn ở ngoại ô Hà Nội
Mong muốn cả gia đình có không gian sống xanh, tĩnh lặng và tách biệt khỏi sự ồn ào, khói bụi nơi thành phố nên cuối năm 2020, anh Sơn quyết định tìm mua một mảnh đất ở ngoại ô, dựng “ngôi nhà thứ hai” tràn ngập hương thơm và màu xanh của cỏ cây, hoa lá.
“Mình hi vọng cả nhà có chốn nghỉ ngơi riêng tư cuối tuần, có mảnh vườn, ao nhỏ để chăm sóc và tạo không gian vui chơi rộng rãi cho các con thoải mái nô đùa, khám phá thiên nhiên và học cách trân quý sức lao động.
Từ khi có căn nhà vườn này, mình cũng có thêm một thú vui là trở thành người nông dân thực thụ, không ngại làm nhiều việc từ cắt cỏ, thả cho cá ăn rồi tỉa cành, vun xới gốc, bón phân, trồng thêm cây, thu hoạch rau quả,…”, anh Sơn kể.
Không gian nhà vườn của gia đình anh Sơn có diện tích 1.500m2, tọa lạc tại huyện Ba Vì, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km. Khu vực này có không khí mát mẻ dễ chịu, trong lành và hệ thống giao thông thuận tiện.
Sau khi “chốt” mua đất, anh Sơn bắt đầu lên ý tưởng thiết kế một ngôi nhà có kiến trúc khác biệt, “độc đáo nhưng phải đảm bảo công năng và tận dụng địa hình, địa thế của khu đất”, đồng thời toát lên nét cá tính của gia chủ U40.
Trong đó, ngoài công trình chính là nhà ở, người đàn ông này còn thiết kế thêm nhiều hạng mục khác như nhà phục vụ, sân đỗ xe, bãi cỏ BBQ, vườn rau, ao cá, đường dạo xung quanh ao,…
“Khi triển khai xây dựng, mình đặt ra tiêu chí là nhà phải độc đáo cả về công năng lẫn diện mạo, thi công nhanh, dùng vật liệu thô ráp đối với phần móng. Còn nội thất trong nhà ốp gỗ tự nhiên, đảm bảo không gian luôn thoáng sáng, hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan xung quanh. Sau 4 tháng thi công, toàn bộ các hạng mục được hoàn thiện”, gia chủ nói.
Video đang HOT
Nội thất sử dụng chất liệu chủ đạo là gỗ, tông màu nâu, tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông
Đối với không gian nghỉ ngơi như phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách, anh Sơn ưu tiên sử dụng hệ cửa kính cỡ lớn, vừa có công dụng lấy sáng và thông gió, tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi, vừa xóa nhòa ranh giới với thiên nhiên bên ngoài.
Hệ đèn trang trí được lắp đặt theo mái nhà, vừa cung cấp ánh sáng, vừa tôn lên vẻ đẹp riêng, lạ cho ngôi nhà
Trong nhà còn được ốp gỗ thông với tông màu nâu nổi bật, tạo cảm giác thân thuộc, ấm cúng. Mỗi tấm gỗ thông lại được trang trí họa tiết, hoa văn khác nhau, làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
Ngoài ra, trần của các phòng ngủ, phòng khách hay thậm chí nhà vệ sinh, nhà kho cũng được thiết kế chéo vát, tạo nét phá cách, khác lạ về mặt thị giác.
Ở khu vực làm vườn, anh Sơn ưu tiên trồng các giống rau ngắn ngày, dễ chăm và nhanh cho thu hoạch như rau ngót, lá lốt, hoa thiên lý, dọc mùng, mồng tơi, bầu,…
Bên cạnh đó, vườn còn có nhiều loại cây ăn quả như đu đủ, mít, bưởi, xoài, ổi, bơ, mãng cầu, na, hồng xiêm, vú sữa, chuối, vải, nhãn,…, đủ để gia đình 5 thành viên có nguồn thực phẩm sạch thưởng thức quanh năm, hiếm khi phải đi chợ mua.
Trong ao, ông bố 3 con cũng nuôi thêm một số loại cá như trắm, chép, trê, rô phi, nheo, mè,… vừa tạo cảnh quan đẹp mắt, vừa cải thiện bữa ăn cho cả nhà khi cần.
Để thiết kế không gian sống theo sở thích, sẵn có kinh nghiệm xây dựng nên anh Sơn tự tay thi công nhiều hạng mục tâm huyết như cổng, lò sưởi, bậc đá,…
Không gian sống xanh ở ngoại ô của gia đình Hà Nội cũng trở thành địa điểm đón tiếp bạn bè, người thân tới chơi dịp cuối tuần hay lễ, Tết
Anh Sơn thừa nhận, sau 4 năm gắn bó với “ngôi nhà thứ hai”, cả gia đình có thêm nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Thỉnh thoảng, anh cũng đón người thân hai bên, bạn bè, người quen tới đây nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
“Ở ngôi nhà ngoại ô này, mình có thể làm bất cứ cái gì bản thân yêu thích mà nhà chung cư không thể đáp ứng được. Ví dụ như có lò sưởi vừa để trang trí vừa để sưởi ấm vào mùa đông, có phòng chiếu phim riêng, cách âm nên không ảnh hưởng đến hàng xóm hay có vườn rau và cây ăn quả mùa nào thức đó cũng như có đất rộng để trồng hoa, tổ chức tiệc nướng ngoài trời, thỏa đam mê nấu nướng”, anh bày tỏ.
Cách tiết kiệm của gia đình 3 người ở Hà Nội: Tăng xin giảm mua, kết quả 1 tháng chỉ 2 triệu tiền ăn!
Tiết kiệm đến mức này đúng là không phải ai cũng làm được.
Với nhiều người độc thân, 2 triệu có khi còn chẳng đủ ăn trong 2 tuần, chứ nói gì tới việc ăn cả tháng, lại còn cho hẳn 3 người? Câu chuyện tưởng chừng vô lý này hóa ra là có thật!
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, một bà mẹ trẻ đã liệt kê các khoản chi của gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Con số tổng chi hàng tháng là 14 triệu đồng, trong đó, cả tiền ăn sáng, ăn ngoài và tiền mua thực phẩm vẫn chưa hết nổi 2 triệu.
Nguyên văn chia sẻ của bà mẹ trẻ
17 khoản chi nhỏ phía trên có thể chia thành các mục chi lớn như sau:
- Điện nước: 1.200.000đ
- Tiền ăn (ăn sáng, ăn ngoài, mua thực phẩm): 1.900.000đ
- Chi phí cho con (học phí, bỉm sữa, quần áo, đồ chơi): 4.700.000đ
- Mua sắm cho gia đình (thuốc, gia vị, đồ dùng trong nhà): 1.500.000đ
- Mua sắm riêng cho 2 vợ chồng: 800.000đ
- Học tập cá nhân của mẹ: 1.000.000đ
- Đi chơi: 500.000đ
- Xăng xe: 200.000đ
- Sửa xe: 500.000đ
- Dự phòng: 700.000đ
- Hiếu hỷ: 1.000.000
Sở dĩ, tiền ăn của gia đình 3 người này có thể giới hạn ở mức 2 triệu quay đầu vì chồng cô ăn sáng ở công ty, và gia đình hay được người quen cho đồ ăn. Nếu không có ai cho đồ , tiền ăn của cả nhà cũng chỉ tầm 3 triệu - vẫn là một con số quá "lý tưởng" với gia đình 2 người lớn, 1 trẻ nhỏ.
Trong bài đăng của mình, cô vợ này còn băn khoăn không biết có nên chi tiền đi du lịch hay không, vì mỗi năm đi 1 chuyến "ra trò" thì cũng tốn tiền chục triệu chứ không ít.
Có người cho rằng nếu điều kiện kinh tế của gia đình chưa dư dả thì hạn chế đi du lịch là đúng. Thay vì đi du lịch xa, dài ngày thì cuối tuần cho con đi khu vui chơi là khá ok rồi
Tiền ăn sáng cả tháng của vợ chỉ hết 400k, thực sự đáng nể!
Học được gì từ cách chi tiêu, tiết kiệm của cô vợ này?
Dễ thấy nhất chính là tăng xin, giảm mua. Tuy nhiên, nếu không thể áp dụng cách này, bạn vẫn có thể cắt giảm chi tiêu mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống bằng những cách dưới đây.
1 - Ăn sáng tại nhà
Mang cơm đi làm ăn trưa, tối cũng ăn ở nhà rồi nên chẳng có lý do gì không ăn sáng tại gia cho tiết kiệm. Nghĩ đơn giản thế này, 1 bát phở bây giờ, rẻ lắm cũng đã 35-40k. Với số tiền ấy, bạn có thể mua 1 túi bánh sandwich, chi thêm khoảng 25k mua 10 quả trứng nữa là dư sức có 5 bữa sáng no bụng đủ chất.
2 - Mua ít quần áo, mỹ phẩm thôi!
Tối giản quy trình skincare và cả tủ quần áo, ngoài việc tiết kiệm its tiền, còn giúp bạn tiết kiệm cả thời gian. Giống như cô vợ trong câu chuyện phía trên, tiền mua mỹ phẩm, quần áo cho 2 vợ chồng chỉ hết 800k/tháng. Nếu không sống tối giản, hạn chế mua sắm linh tinh, chắc chắn không thể làm nổi.
Ảnh minh họa
3 - Có quỹ đi chơi, đi du lịch
Dù kinh tế đang dư dả hay còn hạn hẹp, việc duy trì quỹ đi chơi hay nói chung là quỹ hưởng thụ vẫn là việc cần thiết, đặc biệt là với những gia đình có con nhỏ. Người lớn đi làm mệt, có thể chỉ cần ngủ thôi là đã thấy được giải tỏa stress rồi, nhưng trẻ con thì khác.
Nếu chưa có điều kiện để đi du lịch xa, dài ngày, ít nhất cũng nên lập ngân sách cho việc đưa con đi chơi cuối tuần giống như cô vợ phía trên. Tiền đưa con đi chơi cũng bằng phân nửa tiền mua thực phẩm của cả nhà nhưng vẫn chi chứ không cắt, vì đó là khoản chi hợp lý.
4 - Tiết kiệm đến mấy cũng phải dành tiền đi học
Nhìn lại các khoản chi tiêu được liệt kê, có thể thấy, hàng tháng, bà mẹ trẻ này đều chi 1 triệu đồng cho việc học tập của riêng mình. Đây là điều rất đáng khen, một phần vì đã có gia đình, nhiều người thường lười, chẳng muốn học hành gì nữa; một phần vì dù đề cao việc tiết kiệm, nhưng cũng không vì thế mà cắt hết chi phí phát triển bản thân.
Suy cho cùng, muốn tiết kiệm được nhiều thì tăng thu nhập mới là nước đi đúng đắn, lâu dài nên tội gì mà không đi học, đúng không?
Gia đình ở Hà Nội dựng nhà gỗ 3 gian, làm vườn quê Bắc Bộ sum sê trên tầng 5 Gia đình anh Vũ Huy (Hà Nội) đã cải tạo tầng 5 để xây dựng một ngôi nhà gỗ 3 gian, mái ngói kiểu Bắc Bộ, bao quanh là hồ cá, khu vườn xanh mướt. Đây là không gian chữa lành cho cả gia đình. Mỗi sáng, anh Vũ Huy đều dành thời gian chăm sóc hồ cá, vườn cây, ngồi thiền trong...