Gia đình cả năm ăn món cà ri
Vì không muốn vợ con mình ăn những món không tốt cho sức khỏe ở quán đồ ăn sẵn, anh Dan Toombs sống tại Anh quyết định nấu cho họ ăn cả năm món cà ri.
Dan Toombs, 47 tuổi, sống tại Anh, luôn nấu món cà ri cay cho ba người con và vợ anh ăn hằng ngày, thậm chí cả năm, cả gia đình họ chỉ ăn những món chế biến với cà ri. Người đàn ông này quyết định tự nấu món cà ri Ấn Độ cho cả gia đình ăn sau khi cảm thấy chán ngán khi phải chi tiền mua đồ ăn sẵn mà chưa chắc đảm bảo dinh dưỡng.
Anh Dan nấu món cà ri cho gia đình ăn cả năm
Thậm chí trong ngày lễ như Giáng Sinh, gia đình nhà Dan cũng ăn cà ri gà tây và khoai tây. Dan còn đưa lên blog về quá trình nấu ăn của mình và hiện tại anh đã có 30.000 người theo dõi trên Twitter.
Video đang HOT
Dan đảm bảo rằng công thức, chế độ ăn này lành mạnh hơn rất nhiều so với đồ ăn sẵn mua về nhà, trong gia đình anh không có ai tăng cân sau một năm ăn như vậy. Dan nói: “Bây giờ ba đứa con của tôi đã quen và dần thích ăn món Ấn Độ. Những món này nấu ở quán thường có nhiều dầu và bơ nhưng khi chế biến ở nhà thì không vậy”.
Món cà ri
Thông qua blog của mình, anh Dan đã viết tất cả công thức nấu các món cari cho mọi người biết. Chính vì điều này mà anh đã được mời làm đầu bếp ở một số nhà hàng.
Theo TTVN
Thương nhớ nhái rừng
Nếu như nhái đồng chỉ xuất hiện vào mùa sa mưa, khoảng cuối tháng tư - đầu tháng năm âm lịch, thì nhái rừng có suốt mùa mưa.
Dân ruộng gọi còn đám nhái cựu trào này là "nhái điếc". Bởi khi có... tuổi và dư thừa kinh nghiệm, lúc động tình chúng cũng không kêu "èo ẹo" thánh thót như nhái đồng. Tiếng "èo ẹo" trở nên khàn đục, âm vực nhỏ và ít hơn. Cho nên, người non tay soi rất khó phát hiện ra chúng.
Đồng thời, chúng còn ẩn nấp ở những hốc, kẹt như gốc đước có nhiều rễ chằng chịt, lùm ô rô rậm rạp... Do vậy, chỉ có dân soi thiện nghệ mới tóm được đám nhái khôn ngoan này.
Anh Nguyễn Hữu Tín, ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP.HCM) có tay "sát nhái" khề khà nói: "Nhái rừng toàn nhái tuyển, rảo (lùng sục) được nửa ký, bảy lạng mỏi rã cặp giò. Nhưng con nào con nấy bự chà bá, lớn gấp 2 - 3 nhái đồng. Cặp đùi của nó dư sức "đưa" một chén rưỡi cơm vun".
Nhái rừng Cần Giờ to con và khan hiếm dần
Nhái rừng làm sạch bằng cách giữ lại da nhái, chỉ trụng qua nước ấm và ớt hiểm giã rồi dùng lá chuối non tướt nhỏ chà sạch nhớt, rồi thả vào nồi cháo.
Xương nhái mềm hơn xương ếch, đoạn gần khớp gối toàn sụn nên rất giòn. Ngoài ra, món nhái rừng xào sả ớt ăn kèm với các loại đọt: sộp, lụa, chùm ruột và lá me non hấp dẫn không kém món cháo.
Sả tươi nhổ ngay trong vườn nhà nên tinh dầu thơm ngất ngây. Thêm mớ đọt lá rừng vị chua chua, chát chát "tiễn đưa" miếng thịt nhái nghe ngọt, bùi làm sao!
Thịt nhái rừng săn chắc, làm được nhiều món ngon
Tất nhiên, nhái rừng còn nhiều món khoái khẩu khác: nấu cà ri, xào với với nước cốt dừa...
Đặc biệt, có loại khô nhái rừng phơi hai nắng, làm mê mẩn khách sành ăn.
Chỉ cần chiên sơ chúng với dầu sôi già, đã có ngay món lai rai "danh bất hư truyền"! Không chỉ ngon miệng mà còn vui mắt, ở chỗ mỗi con khô nhái tự tạo hình mỗi kiểu: con cong chân nhiều, con cong tay vừa, con ưỡng người hơn... Ấn tượng nhất, chân chúng thon dài như... người mẫu! Cho nên có người đặt tên món này là "vũ nữ... chiên vừa"!
Cháo nhái rừng gạo thơm, đậu xanh bổ dưỡng khỏi chê!
Được biết, nguồn hàng này ở tận Campuchia, giá khoảng 700.000 - 800.000 đồng/kg. Tiếc thay, nhái rừng xứ chùa Tháp vẫn không kịp lớn để đủ bán cho hàng quán Sài Gòn.
Theo ihay
Cà ri ốc giác Ốc giác có nhiều từ vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận kéo dài xuống tận phía nam Côn Đảo. Nó thường sống vùng biển cạn ven các rạn, vách đá, quanh các hòn đảo. Ốc giác to con, vỏ dày, nặng trung bình khoảng 300 - 500g/con, có con lớn trên cả ký. Trong những chuyến đi biển, ngư dân thường nhặt...