Gia đình 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin kêu cứu
Sau vụ việc 3 trẻ tử vong do tiêm vắc xin ở Quảng Trị, gia đình các nạn nhân đã gửi đơn khiếu nại lần 2 lên lãnh đạo Nhà nước và các bộ, ngành liên quan. Theo các gia đình, mẫu xét nghiệm gửi đi nước ngoài đã có kết quả, tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Đơn khiếu nại từ gia đình chưa đến tay Quốc hội
Ngày 24/12, chị Trần Thị Hà (trú tại khóm 3, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho biết, gia đình chị cùng gia đình anh Nguyễn Đình Đạo và anh Hồ A Hang – chị Hồ Thị Du (là cha mẹ của 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hoá ngày 20/7) đã gửi đơn khiếu nại lần 2 lên lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành liên quan.
Chị Hà cho biết: “Gia đình chúng tôi đã gọi điện hỏi công an, Bộ… nhưng tất cả đều trả lời là đang làm, mà sự việc đã xảy ra đã mấy tháng nay rồi”.
Theo chị Hà, khi gọi điện cho Bộ Công an thì các gia đình nhận được câu trả lời là sau 1 tháng 2 ngày sẽ có kết quả khám nghiệm.
“Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có kết quả. Ông Nguyễn Hữu Mạnh – Phó phòng cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị trả lời hiện đang làm, khi nào có kết quả sẽ báo cho gia đình. Từ ngày đấy đến giờ không thấy báo gì” – chị Hà kể.
Chị Hà cho biết thêm: “Cách đây 2 ngày, gia đình chúng tôi có gửi đơn kêu cứu tới lên lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành liên quan. Trong đơn có hỏi các nhà chức năng có trách nhiệm như thế nào về việc này”.
Được biết, trong đơn, anh Nguyễn Đình Đạo cũng viết: “Theo tôi được biết là mẫu xét nghiệm gửi đi nước ngoài đã có kết quả rồi. Nhưng đến nay đã hơn 5 tháng mà ông Mạnh (Nguyễn Hữu Mạnh – Phó phòng cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị ) vẫn chưa trả lời cụ thể. Tôi hỏi liệu vụ án có làm được không, ông trả lời: “Có thể làm được, có thể không”. Gia đình chúng tôi thêm hoang mang”.
Các gia đình đề nghị làm rõ nguyên nhân vụ việc, xử lý nghiêm những người có trách nhiệm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho gia đình…
Video đang HOT
Nội dung đơn kêu cứu từ phía gia đình các trẻ
Trong khi đó, ngày 23/12, ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, một trong các điểm đến của lá đơn gia đình các trẻ tử vong đã gửi, cho biết: “Bên Ủy ban vẫn chưa nhận được đơn khiếu nại từ gia đình, cũng không nhận được văn bản báo cáo nào của Bộ Y tế”.
Ông Hùng cũng cho biết: “Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội mới chỉ yêu cầu Bộ Y tế báo cáo một lần ngay từ khi xảy ra sự việc”.
Sự cố hi hữu 5 tháng vẫn chưa biết nguyên nhân vì sao
Trước đó, báo cáo về “một số hoạt động của ngành y tế được ĐBQH và cử tri quan tâm” gửi đến Quốc hội hồi tháng 10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có trình bày về vấn đề phản ứng sau tiêm vắc xin, trong đó có vụ việc 3 trẻ sơ sinh ở Quảng Trị.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, tại Việt Nam, tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm chủng từ trước đến nay không cao hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Vụ việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B tại bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị ngày 20/7/2013, bà Tiến giải thích, đây là sự cố hi hữu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chưa từng xảy ra trong hơn 25 năm thực hiện chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ Y tế đã phối hợp với Sở Y tế, cơ quan CSĐT CA tỉnh Quảng Trị và các đơn vị liên quan điều tra toàn diện về dịch tễ học, lâm sàng, quy trình tiêm chủng nhằm xác định nguyên nhân sự cố.
Dựa trên kết quả kiểm tra thực địa và kết quả khám nghiệm tử thi của cơ quan CSĐT tỉnh, Bộ Y tế sơ bộ kết luận đây là chùm ca bệnh phản ứng sau tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh, do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân. Đoàn điều tra đã phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện tiêm chủng như bảo quản, quản lý, triển khai tiêm vắc xin chưa đúng quy định của Bộ.
Ngày 11/10, Cơ quan CSĐT tội phạm về TTXH, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng được quy định tại điều 99, bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin khởi tố bị can nào.
Liên quan đến sự việc, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cũng đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ liên quan đến vụ việc là BS Lê Thị Kim Phượng và nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hải Thuận.
Được biết, thời điểm 3 trẻ sơ sinh tử vong thuộc phiên trực của hai cán bộ này, đồng thời họ cũng là người trực tiếp khám và xử trí cho 3 sản phụ cùng 3 trẻ sơ sinh.
Theo Thanh niên
Tiếng kêu cứu trong chiếc xe cứu thương bẹp dúm
"Chiếc xe cứu thương bẹp nat. Hai người phía trước bị kẹp chặt, phía sau là 3 người, trong đó một thanh niên ú ớ kêu cứu", người tham gia cứu hộ xe cứu thương đâm ôtô tải trên cao tốc Trung Lương kể.
Anh Vũ cùng anh trai đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: An Nhơn
Chiều 20/12, nằm trên giường bệnh viện Chợ Rẫy với vết thương ở đầu, xây xát đầy người, chân trái được nẹp cố định, anh Bùi Tuấn Vũ (22 tuổi), nạn nhân trên xe cứu thương đâm vào đuôi xe tải trên cao tốc Trung Lương, đã tỉnh táo kể lại giây phút bị nạn.
Tối 19/12, anh đi xe máy một mình ở huyện An Phú (An Giang) bất ngờ bị choáng và té ngã, bị thương. Anh Vũ được xe cấp cứu của Bệnh viện ở đa khoa Nhật Tân ở Châu Đốc đưa lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM. Trên xe, dượng anh Vũ ngồi ở phía trước cùng tài xế, anh nằm trên băng ca, ở bên cạnh là anh trai Bùi Văn Cảnh (27 tuổi) và nữ điều dưỡng ngoài 50 tuổi.
"Tôi đang ngủ thì nghe một tiếng động lớn và không biết gì. Tỉnh dậy, dưới ánh đèn đường mờ mờ, tôi thấy xung quanh nhiều kim tiêm, bình oxy, các vật dụng trên xe ngổn ngang, trên người đầy vết thương, vết máu đã khô. Kế bên là anh trai nằm bất động, dưới chân là cô y tá bị kẹp chặt", anh Vũ kể.
"Tôi cố gượng dậy nhưng hai chân không còn cảm giác, chỉ biết ú ớ kêu cứu nhưng xung quanh không có ai", anh Vũ nhớ lại.
Nằm bất động một trên xe cứu thương khoảng 30 phút, anh Vũ được người dân xung quanh đưa đi cấp cứu. 3 người chết được xác định là tài xế xe cứu thương Trần Minh Hiếu (27 tuổi), nữ điều dưỡng Lâm Thị Lan (61 tuổi) và người đàn ông khoảng 40 tuổi.
Chưa kịp thay bộ áo dính đầy máu do tham gia cứu hộ cứu nạn nhóm người trên xe cứu thương, ông Nguyễn Văn Thườn Em, Ca trưởng đội tuần tra đảm bảo an toàn giao thông cao tốc Trung Lương cho biết, khoảng 4h30, ông nhận tin nhắn có vụ xe cứu thương đâm vào xe tải, thuộc địa phận huyện Bến Lức (Long An), cách Trạm thu phí đầu TP HCM 9km. Ông huy động cứu hộ cứu nạn cao tốc, lực lượng y tế, sau 20 phút đã tiếp cận hiện trường.
"Đập vào mắt tôi đó là xe cứu thương biến dạng hoàn toàn. Phía trước cabin, tài xế và người đàn ông khoảng 40 tuổi đã chết bị kẹt chặt. Phía sau, một người bất tỉnh, một thanh niên khác máu me đầy người kêu cứu yếu ớt, cạnh đó là một phụ nữ mặc áo điều dưỡng cũng đã chết. Cảnh tượng thật thảm khốc", ông Em nhớ lại.
Ông Em cùng mọi người dùng nhanh chóng kéo hai người nam bị thương ra ngoài chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Sau đó, êkip cứu hộ của ông Em tiếp tục quay trở lại hiện trường cùng cảnh sát để đưa 3 thi thể ra ngoài.
"Phần đầu xe bẹp dúm, kẹp chặt 2 nạn nhân. Chúng tôi phải dùng xà beng để cạy những phần dúm lại và mất nhiều giờ mới có thể đưa nạn nhân ra ngoài", ông Em cho biết.
Chiếc xe cứu thương bẹp dúm phần đầu sau khi đâm vào đuôi xe tải. Ảnh: An Nhơn
Trao đổi với VnExpress, bác sĩ trực Khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân Vũ bị chấn thương đầu, chấn thương chân phải, xuất huyết não. Riêng nạn nhân Cảnh bị thương nặng hơn khi nứt sọ, tụ khí trong não, gãy xương đòn và sườn trái, tổn thương phổi, mắt trái hiện không nhìn thấy..."Hiện hai nạn nhân vẫn chưa phải mổ, chúng tôi tiếp tục theo dõi", bác sĩ trực cho biết.
Theo VNE
Vụ ong đốt chết người: Cuộc "tổng tấn công" của bầy ong hung dữ "Thấy ông Hảo nằm gục bên đường và bị hàng vạn con ong vò vẽ bu kín người đốt, những người khác liền lao vào giải cứu nhưng tất cả đều bị đàn ong hung dữ tấn công bị thương" - ông Lê Văn Thành, một nạn nhân bàng hoàng nhớ lại. Ông Thành mô tả lại cảnh đập đàn ong vò vẽ...