Giá điện tại đảo không đắt hơn đất liền
Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) cho biết, đang cố gắng phấn đấu để đưa giá điện tại đảo Cù Lao Chàm tương đương với giá bán điện trên đất liền khi các huyện đảo nối vào lưới điện quốc gia dự kiến vào năm 2016…
15.000 đồng mới ra 1kWh điện
Ông Hoàng Văn Tùy – Phó Trưởng ban Tài chính EVN cho biết, do khó khăn về địa hình và thời tiết nên giá sản xuất điện trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP.Hội An, Quảng Nam) hiện rất cao. Giá thành sản xuất điện ở đây lên tới 15.000 đồng/kWh, trong khi giá bán điện bình quân khoảng 3.000 đồng/kWh. Mỗi năm, ngân sách nhà nước phải bù lỗ hàng chục tỷ đồng cho sản xuất điện năng trên đảo. Tuy nhiên, theo chương trình khuyến khích phát triển kinh tế huyện đảo, dự kiến giá bán điện trên đảo Cù Lao Chàm sẽ tương đương giá bán điện trên đất liền khi các huyện đảo nối vào lưới điện quốc gia.
Chuyên gia CHLB Đức lắp đặt trạm thí nghiệm đo gió và bức xạ mặt trời tìm hướng phát nguồn điện trên đảo Cù Lao Chàm. Ảnh: Ngọc Hà
Cù Lao Chàm có diện tích tự nhiên là 1.549,13ha, dân số khoảng 2.600 người. Toàn bộ đảo được cấp điện từ 3 máy phát diesel (có tổng công suất 665kVA) và 1 hệ thống phát điện hỗn hợp năng lượng mặt trời, với 5.108m đường dây hạ thế và 600 công tơ cơ do UBND TP.Hội An đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Do hạn chế công suất nguồn nên thời gian sử dụng điện trên đảo chưa đến 7 giờ/ngày và điện chỉ dùng phục vụ nhu cầu thắp sáng, quạt mát, xem tivi… của người dân trên đảo.
Bên cạnh đó, lưới điện trên đảo đã qua nhiều năm sử dụng, lại chắp vá nhiều nên xuống cấp trầm trọng. Phần lớn tuyến đường dây hạ thế trên không là dây trần tiết diện nhỏ, một số chỗ bong tróc lại đi qua nhà dân, rất mất an toàn. Đường dây cáp ngầm không có tiếp địa và tủ đấu nối, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống công tơ đã cũ kỹ, từ khi đưa vào vận hành đến nay chưa được kiểm định.
Trước thực trạng trên, Công ty Điện lực Quảng Nam đã khẩn trương hoàn thành các thủ tục tiếp nhận lưới điện hạ áp của đảo và phối hợp UBND TP.Hội An lập hồ sơ cấp đất công trình để xây dựng nhà điều hành sản xuất của Đội quản lý vận hành lưới điện Cù Lao Chàm. Công ty đã đề xuất tiếp nhận toàn bộ đường dây hạ thế trên đảo và thay thế toàn bộ công tơ cũ bằng công tơ điện tử. Sau khi phủ điện lưới quốc gia trên đảo, Công ty Điện lực Quảng Nam sẽ trực tiếp quản lý vận hành bán điện đến các hộ dân.
Chậm nhất tháng 6.2016 cáp ngầm ra đảo
Video đang HOT
Nhằm chủ động trong công tác tiếp nhận quản lý cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ điện năng phục vụ người dân trên đảo Cù Lao Chàm khi được cấp điện lưới quốc gia, Công ty Điện lực Quảng Nam (Tổng Công ty Điện lực Miền Trung) mới đây cũng đã tiến hành khảo sát, đề xuất phương án tiếp nhận và cải tạo lưới điện trên đảo.
Ngày 2.10 vừa qua, UBND TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, theo kế hoạch được duyệt, dự án kéo điện lưới quốc gia ra Cù lao Chàm bằng cáp ngầm sẽ hoàn thành chậm nhất vào tháng 6.2016. Dự kiến, việc thi công kéo cáp ngầm được thực hiện trong khoảng tháng 3 và tháng 4.2016, vì đây là thời điểm khu vực thi công có điều kiện thời tiết tốt và thuận lợi, an toàn cho việc thi công hạng mục quan trọng nhất của dự án.
Theo Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu, lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương liên quan tích cực phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ.
Có thể nói, dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm là dự án có quy mô lớn, liên quan đến các nhà thầu nước ngoài, kỹ thuật thi công phức tạp, địa bàn thực hiện dự án nằm tại TP.Hội An là di sản văn hóa thế giới, khu vực biển thuộc khu dự trữ sinh quyển, nên công tác giải phóng mặt bằng rất phức tạp, cần thiết phải có sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền địa phương.
Về việc kéo điện lưới ra Cù Lao Chàm, Bộ Công Thương đã có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh cho toàn bộ dự án; chia thành 22 gói thầu, gồm 1 gói EPC cho phần cáp ngầm xuyên biển, 3 gói xây lắp cho phần lưới điện trên cạn và nhà điều hành trên đảo, 2 gói thầu cung cấp vật tư thiết bị, 1 gói thí nghiệm và 15 gói thầu cho phần tư vấn cùng một số hạng mục khác.
Tổng mức đầu tư của dự án cấp điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra đảo Cù Lao Chàm là 484,82 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương là 412,09 tỷ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư) và vốn đối ứng của EVN là 72,73 tỷ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư). Dự án Cấp điện lưới quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm bằng cáp ngầm có chiều dài đường dây trên không 22kV là 17,2km; cáp ngầm xuyên biển là 15,44km; các trạm phân phối, đường dây hạ áp.
Theo Danviet
Điện sẽ đồng giá 1.747 đồng/kWh?
Theo đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bậc thang do EVN soạn thảo, giá điện sinh hoạt có thể áp dụng cách tính đồng giá hoặc giảm xuống 3-4 bậc thang. Trong đó, giá đồng nhất là 1.747 đồng/kWh.
Sau khi có nhiều phản hồi của dư luận về giá điện bậc thang lũy tiến và theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVN đã nghiên cứu thêm 2 phương án xây dựng biểu giá điện sinh hoạt mới.
Ở phương án thứ nhất, EVN đề xuất áp dụng giá điện đồng giá ở mức 1.747 đồng/kWh, chính là mức giá điện bình quân của biểu giá sinh hoạt hiện nay.
Với phương án này, người dân sẽ không còn phải trả tiền điện theo kiểu luỹ tiến, càng dùng nhiều điện càng phải chịu đơn giá cao. Từ số điện thứ nhất trở đi,người dân sẽ được tính giá điện theo một mức duy nhất, giống như mọi hàng hoá bình thường khác như xăng dầu, nước...
Nếu vậy, cách tính giá điện này cũng sẽ chấm dứt tình trạng bù lỗ giá điện ở 50kWh đầu cho người nghèo. Theo đó, với những hộ dân sử dụng từ 200 kWh trở xuống thì sẽ phải chịu mức giá tiền điện cao hơn, do các mức đơn giá ở khoảng này là thấp hơn mức trên. 50kWh đầu hiện có giá 1.484 đồng/kWh, 100kWh/tháng có giá 1.533 đồng/kWh và 200kWh/tháng thì trả mức 1.786 đồng/kWh.
Với những hộ dân dùng trên 200 kWh thì sẽ được lợi nhờ đơn giá điện giảm xuống. Hiện, mức giá từ 201- 300kWh/tháng có đơn giá là 2.242 đồng/kWh, từ 301 đến 400kWh có đơn giá là 2.503 đồng/kWh và trên 400kWh có đơn giá là 1.587 đồng/kWh.
Phương án thay đổi thứ 2, EVN đề xuất giảm số bậc thang hiện hành từ 6 bậc về 3 hoặc 4 bậc nhưng vẫn đảm bảo mức giá sinh hoạt bình quân là 1.747 đồng/kWh.
Tuy nhiên, phương án thứ 2 này có tới 5 kịch bản rất chi tiết.
Cụ thể, 4 kịch bản đầu, giá điện sinh hoạt chỉ chia 3 bậc thang. Kịch bản thứ 5, giá điện sinh hoạt được chia thành 4 bậc thang. Cùng đó, ở 3 kịch bản, bậc cuối cùng tính từ 300kWh trở lên, 2 kịch bản cuối cùng tính bậc cuối từ 400kWh trở lên như hiện nay. Giá điện tăng luỹ tiến theo nguyên tắc dùng nhiều, giá điện càng cao.
Trong đó,ở kịch bản thứ nhất, bậc 1 vẫn là 50 kWh có giá thấp nhất là 1.484 đồng/kWh. Bậc 2 giãn gia với khoảng cách từ trên 50kwh đến 250 kWh có giá 1.763 đ/kWh. Từ Bậc 3 trên 300 kWh có giá 2.557 đồng/kWh.
Theo kịch bản 2, bậc 1 là 100 kWh đầu có giá 1.501 đ/kWh. Bậc 2 là tới 200 kWh có giá 1.907 đ/kWh; Bậc 3, từ trên 100 kWh có giá 2.557 đ/kWh.
Theo kịch bản 3, Bậc 1 tăng lên là 150 kWh có giá 1.559 đ/kWh; Bậc 2 giảm số kwh còn 150 kWh có giá 2.007 đ/kWh; Bậc 3 vẫn tính trên 300 kWh có giá 2.557 đ/kWh.
Kịch bản 4: Bậc 1 tăng tiếp là 200 kWh đầu có giá 1.584 đ/kWh. Bậc 2 sử dụng tới 200 kWh có giá 2.325 đ/kWh; Bậc 3 trên 400 kWh có giá 2.587 đ/kWh.
Kịch bản 5 chia làm 4 bậc thang. trong đó, bậc 1 chỉ có 50 kWh đầu có giá 1.484 đ/kWh; Bậc 2 là 150 kWh tiếp theo có giá 1.670 đ/kWh. Bậc 3 là 200 kWh tiếp theo có giá 2.325 đ/kWh và Bậc 4 trên 400 kWh có giá 2.587 đ/kWh.
Có thể thấy, nếu giá điện được tính đồng giá thì tổng tiền điện cho một hộ dùng treen 400kWh trở lên sẽ giảm so với trước đây, nhưng nếu chỉ giảm bậc thang thì tổng tiền điện lại có thể tăng hơn so với trước.
Như hiện hành, giá điện sinh hoạt đang có 6 bậc thang trong đó, giá cao nhất là tới 2.587 đồng/kWh từ 400kWh trở lên.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đây mới chỉ là các phương án đang nghiên cứu và có thể còn sửa đổi cho đến khi chính thức đưa ra lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học và người tiêu dùng tại một hội thảo dự kiến cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới.
Theo VietNamNet
TKV và EVN cùng cam kết không tăng giá hết năm 2015 Hôm qua (15.9), lãnh đạo Tập đoàn than - khoáng sản VN (TKV) và Tập đoàn điện lực VN (EVN) cùng đưa ra cam kết không tăng giá điện, giá than từ nay đến cuối năm. Ảnh minh họa Tuyên bố này được đưa ra sau khi báo chí phản ánh thông tin việc các tập đoàn này bị thua lỗ do biến...