Giá điện ở châu Âu cao nhất mọi thời đại
Báo tài chính Financial Times đưa tin giá điện ở Liên minh châu Âu (EU) đã tăng gấp bốn lần do chi phí khí đốt tăng cao.
Theo đó, ngày 5/7, giá điện ở châu Âu đã chạm mức cao nhất kỷ lục mọi thời đại với nguyên nhân là do khí đốt tự nhiên tăng cao trong bối cảnh bất ổn nguồn cung của Nga.
Nguồn điện phụ tải cơ bản của Đức để giao vào năm tới – thước đo dịnh giá tiêu chuẩn của châu Âu – được giao dịch ở mức 334 USD mỗi megawatt giờ (MWh). Con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập hồi tháng 12/2021. Tháng 7 năm ngoái, giá điện chỉ hơn 83 USD/MWh.
Video đang HOT
Financial Times cho biết thêm giá điện ở Pháp đã tăng gấp đôi lên 377 USD/MWh kể từ đầu năm.
Giá điện hiện chịu ảnh hưởng bởi chi phí khí đốt tự nhiên, được sử dụng để sản xuất điện. Giá khí đốt ở châu Âu lần đầu tiên vượt quá 1.800 USD/nghìn mét khối kể từ đầu tháng 3 vào hôm 5/7, do công nhân dầu khí ở Na Uy đình công đòi tăng lương dẫn đến sản lượng bị sụt giảm.
Theo Financial Times, tình hình thiếu điện đã trở nên trầm trọng hơn sau khi hàng loạt nhà máy hạt nhân của Pháp phải tạm đóng cửa để bảo trì. Vì vậy, các nước láng giềng đã tiêu thụ thêm khí đốt để sản xuất điện cho đất nước mình.
Ngoài ra, đường ống dẫn khí Nord Stream 1 giữa Nga và Đức cũng sẽ đóng cửa để bảo trì vào tuần tới. Moskva đã phải giảm dòng chảy qua đường ống xuống 60% vào tháng trước vì các vấn đề kỹ thuật do các lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra, nhưng nhiều người ở EU lo ngại rằng sau khi dự kiến ngừng hoạt động, dòng chảy này sẽ không được mở van trở lại.
Trước cuộc khủng hoảng năng lượng trên, Đức đã khởi động giai đoạn hai của kế hoạch khẩn cấp gồm ba cấp vào tháng trước. Trong giai đoạn thứ ba, giới chức địa phương sẽ phải phân chia lượng khí đốt cho các hộ gia đình và các khu công nghiệp. Một ban quản lý nhà ở ở vùng Sachsen vừa thông báo phân chia sử dụng nước nóng cho người dân. Thành phố Hamburg cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự.
Gần 1.000 xe hơi bị phóng hỏa trong đêm giao thừa ở Pháp
Tổng cộng 874 xe hơi đã bị các phần tử quá khích phóng hỏa vào đêm giao thừa ở Pháp, hiện tượng xảy ra hàng chục năm qua ở quốc gia này trước thềm năm mới.
Hàng loạt xe hơi bị đốt cháy ở Pháp trước thềm năm mới (Ảnh: Getty).
DW ngày 1/1 dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết, các đối tượng quá khích đã phóng hỏa ít nhất 874 xe hơi vào ngày cuối cùng của năm 2021. Con số này thấp hơn so với hơn 1.300 xe năm 2019, một phần là nhờ các biện pháp hạn chế nhằm phòng dịch Covid-19.
Tuy nhiên, số người bị tạm giữ để thẩm vấn lên tới 441 người, nhiều hơn so với 376 người năm 2019. Tại Strasbourg, đông bắc Pháp, 31 người bị thẩm vấn sau khi xe hơi và một số phương tiện giao thông khác bị phóng hỏa.
Giống như một số nước châu Âu khác, Pháp thường phải chứng kiến các vụ phóng hỏa xe hơi vì những lý do khác nhau. Đó có thể là hành động của những người muốn thể hiện sự phản đối chính sách nào đó của chính phủ, hoặc băng nhóm muốn che giấu bằng chứng, hoặc những người muốn gian lận bảo hiểm.
Thậm chí ở Pháp, một bộ phận thanh niên coi việc phóng hỏa xe hơi là một "thông lệ" để đón năm mới. "Thông lệ" này đã xuất hiện ở các khu vực nghèo khó xung quanh Strasbourg từ những năm 1990.
Năm 2005, đốt xe hơi trở thành hình thức biểu tình trên khắp nước Pháp của những nhóm người trẻ tuổi bất bình với các dự án nhà ở. Khi đó, cảnh sát Pháp ước tính hơn 8.800 xe hơi bị đốt cháy trong vòng chưa đầy 3 tuần.
Thế giới 'im lìm' đón năm mới 2022 do lo ngại biến thể Omicron 2022 được coi là "năm COVID-19" thứ ba trong bối cảnh Omicron đang trở thành biến thể chủ đạo làm tăng vọt số ca mắc mới trên toàn thế giới. Vì vậy, nhiều quốc gia đã chọn cách "im lìm" đón năm mới như một nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Thế giới "im lìm" đón năm mới 2022...