Giá dầu xuống dưới 0 USD/thùng cho thấy sự sụp đổ của nguồn cầu
Dầu WTI tại Mỹ lần đầu tiên giao dịch với mức giá âm, nhưng đây chỉ là hồi chuông báo hiệu bắt đầu giai đoạn điều chỉnh đau đớn của thị trường vì nhu cầu năng lượng giảm toàn cầu.
Khi giá dầu của Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua mức giao dịch âm 40 USD/thùng, về lý thuyết điều này đồng nghĩa những nhà sản xuất sẽ phải trả thêm hơn 40 USD để người giao dịch lấy bớt “vàng đen”.
Tuy nhiên, con số này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng và sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến giá xăng người dân Mỹ mua tại mỗi trạm.
Máy bơm dầu thô tại mỏ dầu Long Beach, Signal Hill, bang California, của Mỹ. Ảnh: Getty.
Theo S&P Global Platts, một hãng phân tích, hiện tượng giá dầu ở mức âm vào ngày 20/4 chỉ là sự kiện bất thường ngắn hạn. Điều này có liên quan đến nguồn cung dầu từ West Texas Intermediate (WTI) và tình trạng các hợp đồng dầu thô Mỹ giao tháng 5 sẽ đáo hạn giữa bối cảnh đang không có ai cần thêm dầu.
Trên thực tế, giá dầu đặt mua cho tháng 6 vẫn tăng nhẹ trong ngày 20/4, trên mốc 20 USD/thùng. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang đánh cược giá dầu vào cuối mùa xuân vẫn có giá trị nhất định, theo Washington Post.
Dù vậy, ý nghĩ một thùng dầu ngày 20/4 có giá thấp hơn 0 đồng vẫn là điều khó tin. Cột mốc lịch sử này sẽ còn hằn sâu trong tâm trí nhiều người vì đây mới là “triệu chứng” của căn bệnh mà nền kinh tế toàn cầu đang trải qua.
Video đang HOT
Các công ty lớn trên thế giới đã cắt giảm đầu tư từ 30-50% cho hoạt động khai thác giếng dầu mới. Ngành dịch vụ mỏ dầu tiếp tục cắt giảm nhân sự. Trong khi đó, một số công ty đã bắt đầu đóng bớt giếng dầu.
Dù mức giá dầu tháng 6 được giữ ở mức 20 USD/thùng, giá dầu năm 2020 vẫn có rủi ro giảm gần 65%. Trong thời gian tới, ngành khai thác dầu đá phiến và cát dầu nặng tại Mỹ sẽ chịu thiệt hại nặng nề.
Abji Rajendran, chuyên gia tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia, cảnh báo khả năng nguồn cung dầu của Mỹ có thể giảm từ 2-3 triệu thùng/ngày trong vòng một tháng tới, thậm chí mức giảm có nguy cơ lên đến 3-4 triệu thùng/ngày.
Gianna Bern, chuyên gia kinh tế tại Đại học Notre Dame, đánh giá nhu cầu của khu vực vận tải đang đứng yên do vậy giá dầu đặt mua cho tháng 6 sẽ tiếp tục thấp trong những ngày tới.
Tình trạng “không ai thèm dầu” xuất phát từ việc kho trữ dầu không còn. Những người nắm hợp đồng bán dầu háng 5, vốn những năm trước có thể dễ dàng sang tay cho những nhà máy hóa dầu vào phút chót, có ít lựa chọn hơn trong phiên giao dịch ngày 20/4 và buộc phải “ngậm lỗ”.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 1, guồng máy kinh tế toàn cầu đã chậm dần rồi đột ngột ngừng chạy vì các biện pháp phong tỏa ứng phó dịch bệnh. Nhu cầu năng lượng giảm từ 25-30%, nhưng các quốc gia sản xuất dầu vẫn tiếp tục xả hàng vào thị trường suốt tháng 3 và đầu tháng 4.
Nga và Saudi Arabia lao vào cuộc chiến giá dầu bằng cách lừa nhau cắt giảm sản lượng nhưng thật ra chỉ là nói suông, đẩy năng lực tích trữ dầu đến ngưỡng trần.
Phải đến ngày 12/4, cả hai nước cùng những thành viên OPEC (Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu) mới thống nhất cắt giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày, tương đương 10% tổng sản lượng toàn cầu.
Dù vậy, mức giảm sản lượng dầu vẫn không chạy theo kịp mức giảm về nhu cầu tiêu thụ và trữ lượng dầu các nước tiếp tục tăng.
Không chỉ tại Mỹ, các doanh nghiệp khai thác dầu Canada đã bắt đầu đóng giếng dầu cát nặng ở vùng Alberta. Giá giao dịch dầu của nước này trong ngày 20/4 cũng xuống mức âm.
“Thị trường đang bắt đầu quá trình đau đớn để cân bằng lại nguồn cung với nhu cầu triển vọng thấp hơn, khoảng 70 triệu thùng/ngày. Tình hình kinh tế chôn chân vì tương lai mơ hồ, nên không có lý do gì để chúng ta kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trong ngắn hạn”, Reid Morrison, chuyên gia phân tích mảng năng lượng của hãng PwC, nhận định.
Thanh Danh
Thị trường tài chính bất ổn, kiều hối vẫn đều đặn đổ về TP.HCM
Mặc dù thị trường tài chính có nhiều diễn biến bất ổn, song lượng kiều hối chuyển về TP.HCM vẫn liên tục tăng nhanh trong tháng cuối năm.
Kiều hối đổ về Việt Nam năm sau thường cao hơn năm trước - Ảnh: Internet
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, tính đến cuối tháng 11 vừa qua, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đã đạt 4,3 tỉ USD và đang tiếp tục tăng nhanh trong tháng cuối năm. Với tốc độ hiện nay, dự kiến trong năm 2019, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt khoảng 5,3 tỉ USD, tăng hơn 9% so với năm 2018.
Đáng chú ý, mặc dù trong năm 2019 diễn biến thị trường tài chính tiền tệ có nhiều điểm hơi bất ổn như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, việc phá giá đồng tiền của một số nước... nhưng lượng kiều hối chuyển về nước, đặc biệt là ở TP.HCM vẫn khá đều đặn.
Ông Minh cho biết, trong 3 năm trở lại đây, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt trên 5 tỉ USD mỗi năm. Trên thực tế, lượng kiều hối chuyển về năm sau thường cao hơn năm trước. Năm 2018, kiều hối về TP.HCM đạt hơn 5 tỉ USD.
Lĩnh vực thu hút kiều hối lớn nhất vẫn là sản xuất, kinh doanh, chiếm tỷ trọng 60 - 65% tổng lượng kiều hối chuyển về khu vực TP.HCM. Bất động sản cũng thu hút lượng kiều hối khá lớn, chiếm tới 21%.
Qua theo dõi thống kê của Ngân hàng Nhà nước, TP.HCM vẫn là địa phương thu hút lượng kiều hối lớn nhất cả nước. Kiều hối chuyển về TP.HCM những năm qua luôn chiếm từ 52%-55% tổng lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam. Gần đây, tổng lượng kiều hối cả nước đang có xu hướng tăng nhờ thị trường xuất khẩu nên tỷ trọng kiều hối ở TP.HCM giảm xuống còn khoảng 47-48% so với tổng kiều hối cả nước.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nước có lượng kiều hối lớn thứ 9 trên thế giới. Ước năm 2019 sẽ đạt 16,7 tỉ USD (tương đương 6,4% GDP), tăng 700 triệu USD so với năm 2018.
Tương tự, báo cáo kinh tế vĩ mô 11 tháng đầu năm 2019 của Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV cũng cho biết, dự kiến trong năm 2019, Việt Nam sẽ nhận được 16,7 tỉ USD kiều hối.
Trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, Mỹ là nguồn lớn nhất với 55%; tiếp theo là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Những nhóm đối tượng chính gửi kiều hối về Việt Nam là Việt kiều hải ngoại và lao động xuất khẩu. Được biết, Việt Nam có khoảng 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài luôn mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Như vậy, năm nay có thể là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Gần đây nhất, các năm 2017, 2018, Việt Nam ở danh sách này với lượng kiều hối đổ về lần lượt là 13,8 tỉ USD và 15,9 tỉ USD.
Phan Diệu
Theo motthegioi.vn
Deloitte Việt Nam: Tổ chức Đại hội cổ đông trực tuyến tránh lỗi "trễ hẹn" giữa "bão" COVID-19 Giữa "bão lốc" COVID-19, các kỳ đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của doanh nghiệp (DN) đã không thể diễn ra vào tháng 4. Nhiều DN đã và đang tính đến phương án họp ĐHĐCĐ trực tuyến để tránh "lỗi" trễ hẹn theo luật định. Theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam,...