Giá dầu-USD nhảy múa: Nga ‘thiệt ít-lợi nhiều’
Hiệu quả từ chính sách vĩ mô của chính phủ Nga, dòng lợi ích từ nước Nga có thể ngược chiều với hiệu ứng bất lợi từ giá dầu và USD…
Giá dầu giảm sốc và USD liên tục nhảy múa
Theo Bloomberg, phiên giao dịch sáng 14/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, dầu WTI giao tháng 12/2018 có giá 55,67 USD/thùng, giảm 3 USD so với phiên ngày 13/11, giảm tới 4,71 USD so với phiên ngày 12/11.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2019 đứng ở mức 65,64 USD/thùng, tăng 17 cent trong phiên nhưng giảm tới 3,42 USD/thùng so với đầu giờ ngày 13/11 và giảm tới 4,48 USD/thùng so với đầu phiên 12/11.
Còn theo ghi nhận trên icmarkets.com, phiên đầu giờ sáng 14/11, dầu WTI được giao dịch ở mức giá thấp nhất là 55,81 USD/thùng, trong khi đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày 13/11, giá dầu WTI ở mức 55,42 USD/thùng, giảm 2,36%.
Giá dầu giảm sốc và giảm liên tục trong 14 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11/2018
Với dầu Brent, phiên đầu giờ sáng 14/11, được giao dịch ở mức thấp nhất là 65,38 USD/thùng, trong khi đóng cửa phiên giao dịch cuối ngày 13/11, giá dầu Bent đứng ở mức 69,18 USD/thùng, giảm 0,8%.
Đây là phiên giao dịch thứ 14 liên tiếp ghi nhận giá dầu giảm mạnh, mà nguyên nhân được cho là bởi tâm lý lo ngại dư thừa nguồn cung, do Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt với Iran và Tổng thống Trump kêu gọi OPEC không giảm sản lượng.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát hỗn hợp trong-ngoài OPEC, tổng sản lượng dầu khai thác của Nga, Mỹ và Ả-rập Saudi hiện nay đã đạt trên 33 triệu thùng/ngày, mức cao kỷ lục tính đến thời điểm hiện tại.
Giá dầu giảm sốc trong bối cảnh đồng đô la Mỹ liên tục tăng-giảm bất quy luật. Vào đầu giờ ngày 14/11, chỉ số ICE U.S. Dollar Index – thước đo diễn biến của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đứng ở mức 96,98 điểm, giảm 0,41% giá trị.
Video đang HOT
Trong phiên giao dịch ngày 13/11, giá trị USD lại tăng mạnh. Trước xu thế tăng-giảm diễn ra liên tục như vậy, Ngân hàng Bank of America đã đánh giá đây là hiện tượng “nhảy múa của đồng đô la” – dấu hiệu của tình trạng không an toàn.
Theo Bank of America, các nhà giao dịch tiền tệ không còn đặt tất niềm tin vào USD như một cứu cánh mở ra “thiên đường lợi ích”,vì trong “bối cảnh rủi ro của thị trường tài chính” thì lợi suất của đồng USD không cao và không ổn định, theo Bloomberg.
Ngân hàng Mỹ nhận định đồng USD sẽ tiếp tục “nhảy múa” trong bối cảnh rủi ro cao hơn liên quan đến thâm hụt kép trong thương mại của Mỹ và căng thẳng trong chính trường Mỹ, bất kể triển vọng tích cực về tăng trưởng và lãi suất dự trữ năm 2019.
Nga lợi nhiều – thiệt ít nhờ Putin
Trong bối cảnh giá dầu giảm sốc và đồng đô la nhảy múa, giới phân tích cho rằng nền kinh tế Nga được hưởng lợi nhiều nhất – chịu thiệt hại ít nhất từ hai hiệu ứng đặc biệt này, dù Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Lợi suất-sức mua của đồng RUB tăng cao trong khi đồng USD nhảy múa và đảm bảo lợi kinh tế “thiệt đơn-lợi kép”
Nước Nga và nền kinh tế Nga “thiệt ít-lợi nhiều” từ giá dầu giảm sốc-USD nhảy múa là nhờ sự sáng suốt của Tổng thống Putin và chính phủ Nga trong hoạch định chính sách và điều hành vĩ mô đã làm giảm tác động trái chiều từ hai hiệu ứng này.
Thứ nhất, phát triển nền kinh tế hàng hoá đang dạng với cơ cấu hướng vào phục vụ tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu, từ đó nâng cao sức mua và gia tăng lợi suất cho đồng ruble.
Còn nhớ ngày 13/7 một sự kiện quan trọng với kinh tế Nga, đó là Ngân hàng Thế giới thay đổi cách đánh giá, điều chỉnh quy mô các nền kinh tế – sử dụng chỉ số PPP vốn dựa trên sức mua đồng tiền quốc gia, thay cho chỉ số GDP thường quy về USD.
Với cách đánh giá mới của WB, kinh tế Nga có quy mô lớn thứ 6 toàn cầu trong năm 2017, theo Bảng xếp hạng của WB sau điều chỉnh về sự chênh lệch GDP giữa các nền kinh tế quốc gia.
Kinh tế Nga năm 2017 – dựa trên PPP theo xếp hạng của WB – đứng dưới kinh tế Trung Quốc, kinh tế Mỹ, kinh tế Ấn Độ, kinh tế Nhật Bản và kinh tế Đức, với quy mô là 3,7 nghìn tỷ USD.
PPP của Trung Quốc là 23,3 nghìn tỷ USD, Mỹ là 19,4 nghìn tỷ USD, Ấn Độ là 9,4 nghìn tỷ USD, Nhật Bản là 5,6 nghìn tỷ USD và và Đức 4,2 nghìn tỷ USD, tính theo sức mua của các đồng tiền tương ứng.
Trong khi đó, nếu xếp theo GDP, năm 2017 kinh tế Nga xếp thứ 11 thế giới với quy mô là 1,5 nghìn tỷ USD, sau Canada, Ý và Brazil. Mỹ có GDP là 19,4 nghìn tỷ USD – xếp thứ nhất – và Trung Quốc có GDP là 12,2 nghìn tỷ USD – xếp thứ 2.
Theo đánh giá của WB, những con số mới trong so sánh giữa GDP và PPP cho thấy sức mua và lợi suất của đồng ruble đã tăng mạnh, mà điều đó có được là nhờ Nga đã có một nền kinh tế hàng hoá đa dạng và phát triển mạnh mẽ.
Ông Putin rất sáng suốt khi xem tăng sức mua cho đồng ruble là nền tảng trong diều hành kinh tế vĩ mô
Thực tế đó cho thấy nền kinh tế Nga và đồng RUB đã độc lập hơn với đồng USD, giúp cho hoạt động kinh tế tại xứ sở bạch dương có độ miễn nhiễm cao với việc nhảy múa của đồng USD, đảm bảo an toàn cho lợi ích của doanh nghiệp và giới đầu tư.
Thứ hai, thiết lập Bước đệm tài chính an toàn cho nền kinh tế – hình thành từ lợi nhuận có được phần dầu bán giá trên 40 USD/thùng – với “độ dày” hơn 200 tỷ USD, đảm bảo kinh tế Nga luôn “thiệt đơn-lợi kép” trước mọi biến động của giá dầu.
“Theo nguyên tắc, mọi khoản doanh lợi từ giá dầu trên 40 USD/ thùng đều được đưa vào Bước đệm tài chính. Khoản dự trữ này bên cạnh Quỹ dự trữ ngoại hối và vàng do Ngân hàng Trung ương nắm giữ. Đây là giải pháp tuyệt vời”, Reuters bình luận.
Theo baodatviet.vn
Giá vàng ngày 14/11: Thị trường theo chiều hướng ảm đạm
Đầu giờ sáng nay, giá vàng miếng giao ngay trên thị trường thế giới đang đi ngang ở ngưỡng 1201 USD/Oz.
Giá vàng duy trì ở mức thấp được cho là do đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. Dẫn lời ông Peter Fung, người đứng đầu mảng giao dịch tại Wing Fung pcious Metals ở Hong Kong (Trung Quốc) cho hay, vàng tiếp tục chịu tác động từ đồng USD mạnh lên.
Cùng với đó, thông báo chính thức mới nhất của Fed cho biết thị trường lao động Mỹ đang tiếp tục "khỏe mạnh" và hoạt động kinh tế gia tăng mạnh, từ đó Fed quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp kỳ này và không có dấu hiệu gì cho thấy sẽ thay đổi lộ trình nâng lãi suất.
Theo trưởng giao dịch viên Ronald Leung của Lee Cheong Gold Dealers tại Hong Kong, hoạt động mua vào đang diễn ra trên thị trường vàng song bị hạn chế phần nào do đồng USD mạnh lên.
Giá vàng miếng SJC trong nước vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục khi chốt phiên giao dịch ngày 13/11, tập đoàn DOJI niêm yết giá mua vào ở ngưỡng 36,34 triệu đồng/lượng còn bán ra ở ngưỡng 36,44 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, công ty VBĐQ Sài Gòn cũng niêm yết giá mua vào và bán ra lần lượt tại mức 36,32 triệu đồng/lượng - 36,48 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu vào cuối ngày đã giảm nhẹ xuống mức 36,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,42 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng trong nước đang tiếp tục đi xuống. Đây là thời điểm thuận lợi để nhà đầu tư và người dân mua vàng tích trữ hoặc làm quà biếu tặng giàu ý nghĩa mà vẫn hưởng giá tốt.
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn
Giá vàng giảm khi đồng USD không ngừng lên giá Chỉ số ICE Dollar, chỉ số đo biến động của đồng USD so với một số loại tiền tệ lớn khác, tiếp tục tăng sau tuyên bố từ Fed. Ảnh: GettyImages Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá vàng có phiên giảm thứ 4 trong 5 phiên gần đây. Đồng USD tiếp tục tăng giá khi mà thông điệp chính sách từ Fed...