Giá dầu tụt xuống đáy 18 năm do khủng hoảng nhu cầu toàn cầu, cắt giảm dự trữ
Giá dầu ở châu Á đang được giao dịch ở múc thấp nhất gần 2 thập kỷ bất chấp việc các nhà sản xuất lớn nhất đồng ý cắt giảm nguồn cung.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, bao gồm cả Mỹ, không giúp cải thiện giá dầu. Đại dịch Covid-19, vốn khiến hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm vào đình trệ, khiến nhu cầu với loại nhiên liệu này giảm xuống trầm trọng.
Đầu tuần mới, hợp đồng tương lai tại New York đã giảm 5,5% xuống mức thấp nhất kể từng tháng 11/2001. Tuần trước, nó sụt tới 20%. Hôm 17/4, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc thông báo kinh tế giảm, một dấu hiệu báo trước những điều tương tự có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu, những nơi vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp vì Covid-19.
Một diễn biến tồi tệ khác với giá dầu là việc các cơ sở lưu trữ ở Mỹ gần như đã hết chỗ chứa. Chính những kho chứa này từng được coi là cơ sở để định giá cho dầu WTI. Tuy nhiên, chúng đã tăng 50% kể từ đầu tháng 3.
Dù vậy, vẫn có một số điểm lạc quan cho khả năng phục hồi của giá dầu. Cuối tuần, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết số ca tử vong ở bang này có thể đã vượt qua đỉnh. Các trường hợp tử vong ở Italy, Tây Ban Nha và Anh cũng đang giảm, dấu hiệu cho thấy dịch bệnh có thể đã đạt đỉnh.
Giá dầu giảm đánh một đòn mạnh vào ngành công nghiệp này. Hiện tại, các nhà khai thác đã đóng 13% số giàn khoan ở Mỹ nhằm cắt giảm chi phí cũng như hủy bỏ các dự án mới.
Linh Anh
Giá dầu tiếp tục giảm mạnh
Giá dầu giảm mạnh do OPEC hoãn họp.
Ngày 6-4, kênh CNBC đưa tin, giá dầu đã giảm mạnh sau khi cuộc họp thảo luận về cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh (OPEC ) bị trì hoãn đến ngày 9-4, bào mòn hy vọng các bên sẽ sớm có hành động để hỗ trợ thị trường năng lượng toàn cầu đang chao đảo. Giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) lao dốc 8% ngay đầu phiên giao dịch tại thị trường châu Á trước khi hồi phục và giao dịch ở mức 26,72 USD/thùng (thấp hơn 5,7% so với chốt phiên giao dịch trước). Trong khi đó, giá dầu thô Brent cũng giảm 4,3%, xuống mức 32,64 USD/thùng.
Các nhà phân tích đánh giá thấp khả năng các bên sớm tìm được giải pháp dù ngày 3-4 vừa qua, Moscow cho biết, chuẩn bị thảo luận về mức cắt giảm 10 triệu thùng/ngày. Chuyên gia Stephen Innes của Công ty AxiCorp (Australia) cho rằng, các nhà đầu tư vẫn rất hoài nghi khả năng 2 bên sớm đạt thỏa thuận và nếu có thì thỏa thuận đó cũng sẽ không đủ để ngăn chặn sản lượng dầu tiếp tục tăng. Trung tâm Stratfor Global Intelligence (Mỹ) cũng nhận định, hội nghị OPEC khó đạt được kết quả như mong đợi.
MINH CHÂU
"Tiếp bước" Saudi Arabia, ba thành viên OPEC khác giảm giá dầu Hãng tin trên dẫn nguồn cho biết, Iraq và Kuwait - các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - cũng tiếp nối Saudi Arabia tuyên bố giảm giá bán dầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: TASS) Theo hãng tin Bloomberg, Iraq, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tuyên bố chiến tranh dầu mỏ với...