Giá dầu thô tiếp tục tăng, triển vọng nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu được cải thiện
Giá dầu thô đã tăng hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 16/6 nhờ số liệu tích cực về nền kinh tế Hoa Kỳ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng mức dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong năm 2020.
Hoạt động khai thác dầu thô tại Biển Bắc, Châu Âu (Ảnh: upstreamonline.com)
Chốt phiên giao dịch ngày 16/6, giá dầu thô Brent giao tương lai đã tăng 1,24 USD tương ứng 3,1% lên 40,96 USD/thùng; trong khi đó, g iá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tương lai cũng tăng 1,26 USD tương ứng 3,4% lên 38,38 USD/thùng.
Phiên giao dịch ngày 16/6 đã ghi nhận sự biến động mạnh của giá dầu thô trong bối cảnh thị trường chứng khoán Hoa Kỳ bật tăng mạnh và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nâng mức dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô trong năm 2020 nhưng nguy cơ bùng phát đại dịch Covid-19 lần hai ngày càng tăng cao.
Ông Bjornar Tonhaugen, Trưởng ban thị trường dầu mỏ của hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy, nhận định “Trong hai tuần cuối của tháng 6/2020, giá dầu thô sẽ chịu tác động của 2 biên số lớn gồm diễn biến nguồn cung dầu ra thị trường và tâm lý lo sợ sự bùng phát dịch bệnh lần 2″.
Video đang HOT
Trong đầu phiên giao dịch ngày 16/6, giá dầu thô đã tăng cao khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ mở cửa bật tăng trở lại nhờ dữ liệu doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ trong tháng 5/2020 đạt mức cao kỷ lục, khiến các thị trường tài chính kỳ vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ bật tăng mạnh trở lại sau khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh được nới lỏng. Đà tăng của giá dầu thô cũng như của thị trường chứng khoán còn được hỗ trợ bởi dữ liệu cho thấy một loại thuốc chống viêm có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong do dịch Covid-19 gây ra.
IEA cũng đã nâng dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô trên toàn cầu trong năm 2020 sẽ đạt trung bình 91,7 triệu thùng/ngày, tăng 500.000 thùng/ngày so với dự báo đưa ra hồi tháng 5/2020. Triển vọng nhu cầu sử dụng dầu thô được cải thiện chủ yếu nhờ dữ liệu cho thấy mức tiêu thụ dầu thô trong thời gian các biện pháp phong toả phòng chống dịch Covid-19 ở mức cao hơn so với các ước tính ban đầu.
Tuy nhiên IEA cũng nhấn mạnh nhu cầu sử dụng dầu thô cho các hoạt động di chuyển bằng đường hàng không vẫn đang giảm xuống và nhu cầu sử dụng dầu thô sẽ chỉ phục hồi về mức trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm 2022.
Đà tăng của giá dầu thô đã chịu áp lực giảm xuống sau khi Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) cho biết lượng tồn trữ dầu thô của Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã tăng thêm 3,9 triệu thùng trong tuần trước. Con số này trái ngược với mức dự báo giảm 152.000 thùng của các chuyên gia được đưa ra trước đó. Dữ liệu chính thức sẽ được Chính phủ Hoa Kỳ công bố trong ngày Thứ Tư.
Giá dầu thô cũng bị kìm hãm khi tâm lý thị trường lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch Covid-19 lần hai đang ngày càng lớn hơn khi số ca nhiễm gia tăng mạnh tại khu vực Châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đang đối mặt với các làn sóng nhiễm dịch mới. Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt đối với người rời khỏi Bắc Kinh (Trung Quốc) trong nỗ lực kiểm soát ổ dịch mới bùng phát tại đây sau gần 2 tháng không ghi nhận ca nhiễm mới.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) Jerome Powell đã cảnh báo nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ không thể phục hồi hoàn toàn cho đến khi nào người dân nước này chắc chắn rằng đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát. Tính đến tuần này, trên toàn cầu đã ghi nhận hơn 8 triệu ca nhiễm Covid-19.
Giá dầu thô bất ngờ lao dốc trở lại, lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô tiếp tục ở mức yếu
Giá dầu thô đã bất ngờ sụt giảm mạnh 8% do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô sẽ tiếp tục ở mức yếu khi số ca nhiễm mới Covid-19 đang tăng cao trên toàn cầu và tình trạng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ ở mức cao.
Một giàn khoan dầu hoạt động tại khu vực Vinh Mexico, Hoa Kỳ (Ảnh: Kataeb)
Chốt phiên giao dịch ngày 11/6, giá dầu thô Brent giao tương lai đã giảm mạnh 3,18 USD tương ứng 7,6% xuống còn 38,55 USD/thùng; giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tương lai cũng giảm 3,26 USD tương ứng 8,2% còn 36,34 USD/thùng. Đây là mức giảm theo ngày mạnh nhất của giá dầu thô Brent kể từ ngày 21/4 và đối với giá dầu thô WTI là kể từ ngày 27/4.
Sự sụt giảm bất ngờ của giá dầu thô chủ yếu do thị trường lo ngại nhu cầu sử dụng dầu thô trên thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, sẽ sụt giảm trở lại khi số ca nhiễm mới Covid-19 đang tăng lên. Dữ liệu của hãng tin Reuters cho thấy số ca nhiễm Covid-19 tại Hoa KỲ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã vượt mốc 2 triệu người trong ngày 11/5 và tốc độ nhiễm mới đang tăng nhẹ sau khi giảm trong vòng 5 tuần trước đây.
Hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đã nới lỏng các biện pháp phong toả phòng chống đại dịch Covid-19, đặc biệt là các biện pháp hạn chế di chuyển vốn khiến nhu cầu sử dụng nhiên liệu suy giảm mạnh. Tuy nhiên mức tiêu thụ nhiên liệu vẫn thấp hơn 20% so với mức thông thường do người tiêu dùng vẫn lo ngại về tình trạng dịch bệnh. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) cũng bày tỏ lo ngại nhu cầu sử dụng nhiên liệu yếu tại Hoa Kỳ sẽ vẫn còn tiếp tục kéo dài.
Trong ngày 11/6, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết "Một loạt vụ nhiễm mới Covid-19 có thể làm suy giảm mức độ tự tin của người tiêu dùng trong việc di chuyển, du lịch, sử dụng các dịch vụ của nhà hàng và các hoạt động giải trí."
Giá dầu thô còn chịu tác động giảm trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ được dự báo sẽ còn đối mặt nhiều khó khăn trong trung hạn, các hoạt động kinh tế suy yếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng nhu cầu sử dụng dầu thô. FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ sẽ đạt 9,3% vào cuối năm 2020 và sẽ mất nhiều năm để con số này giảm xuống; trong khi đó, mức lãi suất điều hành của FED được dự báo sẽ được giữ ở mức cực thấp, gần 0% trong ít nhất đến năm 2021.
Nếu nhu cầu sử dụng dầu thô tại Hoa Kỳ không phục hồi đủ mạnh thì các nhà lọc hoá dầu và vận chuyển dầu thô tại nước này sẽ đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Dữ liệu chính thức công bố ngày 11/6 cho thấy lượng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ trong tuần trước đã bất ngờ tăng thêm 5,7 triệu thùng lên mức cao kỷ lục 538,1 triệu thùng; chủ yếu do lượng dầu thô nhập khẩu từ Ả-rập Xê-út cập cảng tăng lên.
Ông Gene McGillian, giám đốc nghiên cứu thị trường tại hãng tư vấn thị trường năng lương Tradition Energy, nhận định "Thực tế chúng ta đang đối mặt với tình trạng tồn trữ nhiên liệu trên quy mô toàn cầu. Bức tranh tổng thể chung trên thị trường dầu mỏ vẫn có những yếu tố tiêu cực."
Bên cạnh đó một số quốc gia trong liên minh OPEC như Iraq và Nigeria đang không tuân thủ đúng cam kết cắt giảm sản lượng khai thác. Liên minh OPEC bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do Ả-rập Xê-út lãnh đạo và các quốc gia khai thác dầu thô đồng minh do Nga đứng đầu đang thực thi thoả thuận cắt giảm sản lượng khai thác lên đến 9,7 triệu thùng/ngày tương đương 10% tổng nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Giá dầu thô tiếp tục tăng bất chấp việc tồn trữ dầu thô tại Mỹ chạm mức kỷ lục Giá dầu thô tiếp tục tăng lên bất chấp dữ liệu cho thấy lượng tồn trữ dầu thô tại Hoa Kỳ đã tăng tuần thứ ba liên tiếp lên mức cao kỷ lục. Giới phân tích cảnh báo giá dầu thô đang vượt quá các yếu tố cơ bản. Một giàn khoan dầu thô tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ (Ảnh: midlandtrust.com) Chốt...