Giá dầu thô lao dốc, kéo chứng khoán giảm theo
Nhóm cổ phiếu năng lượng giảm mạnh theo đà lao dốc của giá dầu thô khiến thị trường chứng khoán thế giới cũng đồng loạt chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Tư (12/6).
Ảnh AFP
Theo dữ liệu kinh tế vừa công bố, CPI tháng 5 của Mỹ tăng 0,1% so với tháng 4, đúng như dự báo. CPI tháng trước tăng 0,3%.
Dữ liệu lạm phát vừa công bố càng củng cố thêm kỳ vọng Fed sẽ giảm lãi suất trong thời gian tới, khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Ngân hàng là lĩnh vực được cho là sẽ có lợi khi lãi suất tăng.
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất trong phiên thứ Tư là nhóm năng lượng khi chỉ số S&P năng lượng giảm 1,4% do giá dầu thô lao dốc.
Bên cạnh đó, giọng điệu cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc cũng khiến giới đầu tư thận trọng.
Dù vậy, phố Wall cũng không giảm sâu trong phiên thứ Tư khi kỳ vọng Fed giảm lãi suất bù đắp lại những nỗi lo trên.
Kết thúc phiên 12/6, chỉ số Dow Jones giảm 43,68 điểm (-0,17%), xuống 26.004,83 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,88 điểm (-0,20%), xuống 2.879,84 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 29,85 điểm (-0,38%), xuóng 7.792,72 điểm.
Video đang HOT
Đà lao dốc của giá dầu thô cũng ảnh tiêu cực tới nhóm cổ phiếu năng lượng trên thị trường chứng khoán châu Âu, kéo các thị trường của khu vực này điều chỉnh trong phiên thứ Tư sau 3 phiên tăng liên tiếp trước đó.
Kết thúc phiên 12/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 30,83 điểm (-0,42%), xuống 7.367,62 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 40,13 điểm (-0,33%), xuống 12.115,68 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 33,52 điểm (-0,62%), xuống 5.374,92 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, đồng loạt các thị trường đều quay đầu giảm do lo sợ căng thẳng thương mại leo thang sau những phát biểu cứng rắn của ông Trump về vấn đề đàm phán thương mại với Trung Quốc. Ngoài ra, hoạt động nhà máy của Trung Quốc vừa công bố đi xuống, cùng cuộc biểu tình lớn tại Hồng Kông cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường khu vực.
Cũng theo thông tin vừa công bố, CPI tháng 5 của Trung Quốc tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất 15 tháng. Trước đó, CPI tháng 4 cũng tăng mạnh 2,5%.
Kết thúc phiên 12/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 74,56 điểm (-0,35%), xuống 21.129,72 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,34 điểm (-0,56%), xuống 2.909,38 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 480,88 điểm (-1,73%), xuống 27.308,46 điểm.
Trên thị trường vàng, giá vàng lấy lại đà tăng khi rủi ro cuộc chiến thương mại leo thang tăng cao, nhưng đà tăng được hãm bớt cuối phiên do đồng USD tăng.
Kết thúc phiên 12/6, giá vàng giao ngay tăng 6,8 USD ( 0,51%), lên 1.333,1 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 5,6 USD ( 0,42%), lên 1.336,8 USD/ounce.
Lo ngại cuộc chiến thương mại leo thang ảnh hưởng tới đà tăng trước kinh tế thế giới, qua đó làm giảm nhu cầu dầu thô khiến giá dầu lao dốc trong phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 12/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,34 USD (-4,39%), xuống 51,14 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 2,32 USD (-3,72%), xuống 59,97 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan
Lo ngại thương chiến leo thang, giới đầu tư rụt tay
Lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, giới đầu tư rụt tay trở lại trong phiên thứ Ba (11/6).
Ảnh AFP
Trong phiên thứ Ba, mở cửa phiên, phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng mạnh ở cả 3 chỉ số chính khi dư âm của những thông tin và kỳ vọng trước đó như Mỹ hoãn đánh thuế hàng Mexico, Fed có khả năng giảm lãi suất..., được duy trì. Tuy nhiên, chỉ quá nữa phiên sáng, thị trường đồng loạt đảo chiều đi xuống và giao dịch lình xình quanh tham chiếu trước khi đóng cửa gần như không đổi nhưng với sắc màu đỏ.
Giới đầu tư thận trọng trở lại khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu hôm thứ Ba cho biết, ông không hứng thú với việc thúc đẩy nhanh một thỏa thuận với Trung Quốc trừ khi Bắc Kinh đồng ý với 4 hoặc 5 điểm chính mà Mỹ đưa ra, nhưng ông Trump không nêu chi tiết là điểm gì.
Ông Trump đe dọa sẽ đánh thuế với tất cả hàng hóa của Trung Quốc nếu không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20.
Phiên giảm điểm nhẹ hôm thứ Ba khiến Dow Jones chấm dứt chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp, chuỗi tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2018.
Kết thúc phiên 11/6, chỉ số Dow Jones giảm 14,17 điểm (-0,05%), xuống 26.048,51 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,01 điểm (-0,04%), xuống 2.885,72 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,6 điểm (-0,01%), xuóng 7.822,57 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần trong phiên thứ Ba nhờ căng thẳng thương mại tạm lắng sau khi Mỹ hoãn đánh thuế với hàng hóa Mexico. Ngoài ra, thị trường cũng phản ứng tích cực với việc Bắc Kinh kích thích kinh tế bằng cách tăng chi tiêu công để kích thích kinh tế. Trong đó, chứng khoán Đức tăng mạnh nhất gần như là để bù lại cho phiên nghỉ giao dịch trước đó.
Kết thúc phiên 11/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 22,91 điểm ( 0,31%), lên 7.398,45 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng tăng 110,43 điểm ( 0,92%), lên 12.155,81 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 25,96 điểm ( 0,48%), lên 5.408,45 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu xuất khẩu khi đồng yên giảm. Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt hơn 2,5% khi Bắc Kinh nới lỏng quy tắc tài chính để tăng chi tiêu công cho các công trình công cộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ. Chứng khoán Hồng Kông cũng tiếp tục tăng điểm nhờ có thông tin Alibaba sẽ nộp hồ sơ niêm yết trên thị trường này trong thời gian tới.
Kết thúc phiên 11/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 69,86 điểm ( 0,33%), lên 21.204,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 73,59 điểm ( 2,58%), lên 2.925,72 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 210,70 điểm ( 0,76%), lên 27.789,34 điểm.
Sự thận trọng cũng được thể hiện trên thị trường vàng khi giá kim loại quý gần như đưng ngang trong suốt phiên thứ Ba và đóng cửa ít thay đổi.
Kết thúc phiên 11/6, giá vàng giao ngay giảm 1,1 USD (-0,08%), xuống 1.326,3 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 1,9 USD ( 0,14%), lên 1.331,2 USD/ounce.
Giá dầu thô giao dịch ổn định trong phiên thứ Ba khi giới đầu tư kỳ vọng OPEC sẽ mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng bù đắp cho nỗi lo nhu cầu sụt giảm do cuộc chiến thương mại.
Kết thúc phiên 11/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,02 USD (-0,04%), xuống 53,27 USD/thùng. Giá dầu thô Brent đứng ở mức 62,29 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 11/6 Giá dầu thô châu Á tăng chiều 11/6, nhờ các thị trường tài chính mạnh lên và giới kinh doanh kỳ vọng OPEC và các đồng minh, gọi là OPEC , sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung trong cuộc họp tới. Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 11/6 . Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, vào lúc 14 giờ 07...