Giá dầu thế giới tiếp tục tăng trong phiên cuối tuần
Giá dầu hôm nay 20/6 tiếp tục tăng trước những lo ngại về số ca mắc mới Covid-19 tăng cao ở một số nơi trên thế giới.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 38,84 USD/thùng – tăng 2,32%., trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 42,19 USD/thùng – tăng 1,64%.
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên giao dịch cuối tuần do nhu cầu thị trường dần được cải thiện, trong bối cảnh các thành phố đã bắt đầu hoạt động trở lại sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những lo ngại về một làn sóng dịch bệnh thứ hai có thể quay trở lại bất cứ lúc nào trước thông tin số ca nhiễm mới ngày càng tăng.
Video đang HOT
Tại Mỹ, mức tiêu thụ xăng dầu được cải thiện đáng kể, song các ca mắc mới Covid-19 đang gia tăng mỗi ngày.
Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu được cho là có phản ứng tích cực với cuộc họp kỹ thuật của nhóm OPEC vừa diễn ra.
Cho tới nay, OPEC vẫn chưa đưa ra thêm bất kì quyết định nào để duy trì cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày vào tháng 8. Nhưng các báo cáo trước đó cho thấy, tỷ lệ tuân thủ rất cao từ các thành viên trong nhóm lên đến 87% với thỏa thuận đạt được vào tháng 4.
Iraq và Kazakhstan là những thành viên có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất trong nhóm cũng đã cam kết tuân thủ chặt chẽ hơn và thực hiện cắt giảm sản lượng bổ sung thêm trong tháng 6 và tháng 7.
Thực tế, điều đáng để lo ngại nhất hiện naylà làn sóng Covid-19 thứ 2 có thể bùng phát trở lại và kéo theo tình trạng sụt giảm nhu cầu từ thị trường. Sự bùng phát đáng chú ý nhất trong tuần này xảy ra ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc với nhiều ca mắc mới Covid-19.
Dầu thế giới vững giá trong phiên ngày 25/5
Giá dầu thế giới đi lên trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 25/5, khi các thị trường Singapore, London và New York đóng cửa nghỉ lễ.
Dầu thế giới vững giá trong phiên ngày 25/5. Ảnh minh họa: Huy Hùng-TTXVN
Vào lúc 23 giờ 59 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng lên 35,81 USD/thùng, trong khi giá dầu Mỹ ổn định ở mức 33,74 USD/thùng. Tính từ đầu năm đến nay, giá cả hai loại dầu này đã giảm khoảng 45%.
Căng thẳng gia tăng giữa hai nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc liên quan tới vấn đề Hong Kong đã làm dấy lên những lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu. Trước đó, hai nước này đã bất đồng trong một loạt các vấn đề, trong đó có thương mại và cách xử lý dịch COVID-19 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giá dầu đã được tiếp thêm lực đẩy từ các động thái cắt giảm sản lượng trên toàn cầu. Tính đến nay, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi chung là OPEC , đã thực hiện thỏa thuận cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày được gần một tháng.
Bên cạnh đó, số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy số giàn khoan hoạt động của Mỹ, một chỉ báo cho sản lượng trong tương lai, đã giảm 21 giàn xuống mức thấp kỷ lục 318 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 22/5./.
Giá dầu thế giới quay đầu giảm trong phiên giao dịch đầu tuần Giá dầu thế giới quay đầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/4, sau khi ghi nhận đà tăng trong tuần trước, giữa lúc Saudi Arabia và Nga tạm hoãn cuộc họp giữa các nhà sản xuất dầu thô chủ chốt ngằm giải quyết tình trạng dư cung đang ngày càng trầm trọng trên toàn cầu. Một trạm xăng ở Rzeszow, Ba Lan...