Giá dầu thế giới tiếp tục lao dốc, chạm đáy 21 năm
Giá dầu Mỹ (dầu WTI) hôm nay (20-4) đã giảm xuống còn 15 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 21 năm qua.
Không chỉ giá dầu Mỹ giảm mạnh mà các loại dầu tiêu chuẩn quốc tế cũng liên tục lao dốc. Theo đó, trong phiên giao dịch ngày 20-4, giá dầu Brent chỉ còn 27,92 USD, giá dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) rớt xuống 17,73 USD.
Sự sụp đổ của giá dầu là do sự kết hợp các yếu tố như nhu cầu giảm mạnh trong khi nguồn dự trữ dầu khắp nơi tràn đầy và đạt đến mức đến hạn gần như không còn chỗ chứa.
Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp dầu mỏ đối diện với việc cầu giảm 30% trên toàn thế giới, tương đương 20-30 triệu thùng ngày vì các nước giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, khiến nhu cầu đi lại giảm thấp nhất.
Mặt khác, cho dù khối OPEC cùng các đồng minh đã đồng ý cắt giảm 9,7 triệu thùng ngày bắt đầu vào tháng 5 nhằm giảm nguồn cung và cứu giá nhưng thị trường dầu vẫn lao dốc vì các quốc gia như Mỹ và Canada chưa chắc đã theo cuộc chơi chung cắt giảm sản xuất.
Giá xăng dầu thế giới giảm tác động đến xăng dầu tại Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 13-4, giá xăng sinh học E5 được điều chỉnh giảm 613 đồng/lít, xăng A95 giảm 621 đồng/lít. Như vậy, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 là 11.343 đồng/lít, xăng A95 là 11.939 đồng/lít. Đây là mức giá bán lẻ thấp nhất trong vòng hơn 11 năm trở lại đây.
Video đang HOT
Đây là lần giảm giá xăng dầu thứ bảy liên tiếp từ đầu năm 2020 đến nay. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, giá xăng dầu giảm khoảng 30%-40% đã giúp người dân hạn chế chi phí, từ đó tăng chi tiêu cho các dịch vụ khác, góp phần cải thiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng. Đặc biệt, giá xăng dầu giảm đã làm giảm áp lực lên lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới đây đánh giá: Do tác động từ cuộc chiến thương mại, giảm giá dầu lửa, nguồn thu ngân sách nhà nước từ dầu thô có thể giảm từ 3.111 tỉ đồng đến 18.600 tỉ đồng, tùy theo mức độ phục hồi của giá dầu thế giới.
Tuy nhiên, việc giảm giá xăng dầu (nguyên liệu chính của các doanh nghiệp vận tải, nhiệt điện khí…) đối với một số ngành lại là những thuận lợi để giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ đầu ra, mang lại yếu tố tích cực cho nền kinh tế.
PHƯƠNG MINH
Giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng trong ngày cao kỷ lục phiên 2/4
Khép phiên giao dịch ngày 2/4, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 21% lên 29,94 USD/ thùng; trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 24,7% lên 25,32 USD/thùng.
Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng trong ngày cao kỷ lục trong phiên giao dịch 2/4, giữa bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng Nga và Saudi Arabia sẽ thông báo về việc cắt giảm sản lượng khai thác quy mô lớn.
Bên cạnh đó, Saudi Arabia đang kêu gọi các nhà sản xuất dầu toàn cầu triệu tập một cuộc họp khẩn cấp nhằm giải quyết những xáo trộn tại thị trường "vàng đen."
Khép phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 21% lên 29,94 USD/ thùng.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 24,7% lên 25,32 USD/thùng.
Trong phiên, có lúc giá dầu Brent tăng đến 47%, mức tăng tính theo phần trăm trong ngày cao nhất từ trước tới nay.
Trong khi đó, giá WTI có lúc tăng 35%, mức tăng theo tỷ lệ phần trăm trong ngày cao thứ hai từ trước đến nay, sau mức 36% ghi nhận trong phiên 19/3 vừa qua.
Tổng thống Trump ngày 31/3 vừa qua cho biết ông đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman nhằm chấm dứt đà lao dốc của giá dầu.
Ông hy vọng Saudi Arabia và Nga sẽ cắt giảm sản lượng 10-15 triệu thùng dầu, khi mà hai nước này bày tỏ sẵn sàng đạt một thỏa thuận.
Một thỏa thuận có quy mô lớn nói trên đòi hỏi sự tham gia của các nước sản xuất dầu lớn khác ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Saudi Arabia cho hay nước này sẽ kêu gọi OPEC triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về các vấn đề liên quan.
Theo thông tin từ Wall Street Journal, Saudi Arabia sẽ cân nhắc giảm sản lượng xuống khoảng 9 triệu thùng dầu/ngày, hoặc bớt khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày so với mức tăng sản lượng nước này dự kiến trong tháng Tư này.
Bất chấp đà tăng có được trong phiên này, giá dầu vẫn giảm hơn một nửa kể từ đầu năm đến nay.
Thị trường suy giảm vào đầu tháng Ba khi Saudi Arabia và Nga không thể đạt các điều kiện về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng, và Saudi Arabia tăng sản lượng lên hơn 12 triệu thùng dầu/ngày.
Bên cạnh đó, sự bùng phát của dịch COVID-19 đã làm giảm nghiêm trọng nhu cầu đối với nhiên liệu.
Giá dầu Mỹ trong những ngày gần đây đã nhiều lần giảm xuyên thủng ngưỡng 20 USD/thùng./.
K.Dung
Giá dầu trong phiên đầu tuần chạm mức cao nhất trong 3 tháng Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô đã chạm mức cao nhất trong 3 tháng qua sau khi tiếp tục nhận được những hỗ trợ tích cực. Ảnh minh họa. Cụ thể, chốt phiên giao dịch tại Mỹ, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2-2020 đứng ở mức 61,73 USD/thùng, tăng 0,01 USD...