Giá dầu thế giới giảm khoảng 2% phiên giao dịch 13/5
Trong phiên giao dịch này giá dầu Brent giảm 79 xu Mỹ (2,6%) xuống 29,19 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 49 xu Mỹ (1,9%) xuống 25,29 USD/thùng.
Giá dầu thế giới giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch 13/5 mặc dù lần đầu tiên dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) cảnh báo về nhu cầu năng lượng do lo ngại nền kinh tế này sẽ mất nhiều tháng để phục hồi từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong phiên giao dịch này giá dầu Brent giảm 79 xu Mỹ (2,6%) xuống 29,19 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 49 xu Mỹ (1,9%) xuống 25,29 USD/thùng.
Chủ tịch Fed Jerome Powell đánh giá sự phục hồi kinh tế Mỹ có thể sẽ không diễn ra suôn sẻ. Theo các quan chức Fed, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể tăng lên 20% hoặc cao hơn.
Video đang HOT
Tốc độ phục hồi kinh tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ an toàn của người dân Mỹ, và tiến trình phục hồi sẽ diễn ra không đồng đều, không chỉ giữa các khu vực mà còn giữa các lĩnh vực của nền kinh tế.
Bởi vậy, theo các quan chức Fed, việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa xã hội mà không giữ lại một số quy định về hạn chế tiếp xúc vẫn có thể sẽ nên các đợt bùng phát mới, song việc để nền kinh tế “đóng băng” trong 18 tháng tới, đến khi vắcxin phòng dịch COVID-19 được phát triển thành công cũng không phải là một lựa chọn có thể chấp nhận.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết dự trữ dầu thô của nước này đã giảm 745.000 thùng trong tuần trước, trong khi các nhà phân tích do hãng tin Reuters thăm dò ý kiến dự báo tăng 4,1 triệu thùng.
Chuyên gia Stephen Brennoc tại công ty môi giới dầu khí PVM cho biết, rất nhiều người lo ngại rằng việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa sẽ gây ra làn sóng tái lây nhiễm COVID-19.
Liên quan đến vấn đề cung dầu, Nội các Saudi Arabia đã hối thúc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , cắt giảm sản lượng hơn nữa nhằm khôi phục trạng thái cân bằng của thị trường dầu toàn cầu.
Trước đó, ngày 11/5, Saudi Arabia thông báo sẽ cắt giảm sản lượng thêm một triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020, tương đương 1% nguồn cung dầu toàn cầu, qua đó đưa tổng sản lượng khai thác của nước này xuống còn 7,5 triệu thùng/ngày./.
Giá dầu thế giới quay đầu giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu thế giới quay đầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/4, sau khi ghi nhận đà tăng trong tuần trước, giữa lúc Saudi Arabia và Nga tạm hoãn cuộc họp giữa các nhà sản xuất dầu thô chủ chốt ngằm giải quyết tình trạng dư cung đang ngày càng trầm trọng trên toàn cầu.
Một trạm xăng ở Rzeszow, Ba Lan ngày 23/3/2020. Ảnh: PAP/TTXVN
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn giảm 2,26 USD (8%), xuống 26,08 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc cũng mất 1,06 USD (3,1%), xuống 33,05 USD/thùng.
Giá dầu thế giới đã phục hồi hơn 35% vào tuần trước, sau khi các nguồn tin từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, bao gồm Nga, cho biết họ đang tiến gần tới một thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm hạn chế nguồn cung dầu toàn cầu, dù cho họ muốn thỏa thuận này có sự tham gia của Mỹ và một số nước khác.
Tuy nhiên, cuộc họp của nhóm OPEC , dự kiến ban đầu diễn ra vào ngày 6/4, đã bị trì hoãn đến ngày 9/4, khi bất đồng giữa Nga và Saudi Arabia từ tháng trước dẫn tới sự sụp đổ của một thỏa thuận cắt giảm sản lượng vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu đã giảm khoảng 30% do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Giá dầu WTI của Mỹ giảm mạnh hơn so với dầu Brent sau khi báo cáo từ nhà cung cấp dữ liệu Genscape cho thấy, lượng dầu tồn kho tại trung tâm lưu trữ Cushing ở Oklahoma tăng khoảng 5,8 triệu thùng vào tuần trước. Nếu những số liệu này khớp với dữ liệu chính thức của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự kiến công bố ngày 8/4, thì đây sẽ là tuần thứ năm liên tiếp lượng dầu thô tồn kho tại Cushing gia tăng và là mức tăng hàng tuần mạnh nhất kể từ năm 2004.
OPEC đang nỗ lực thúc đẩy một thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 10% nguồn cung thế giới, hoặc 10 triệu thùng/ngày, song các quốc gia thành viên muốn đó là nỗ lực toàn cầu, có sự chung tay của một số quốc gia thường không hạn chế nguồn cung, đặc biệt là Mỹ.
Minh Trang
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm phiên 25/2 Giá dầu thế giới tiếp tục đi xuống trong ngày 25/2, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn quan ngại về nhu cầu dầu suy yếu do triển vọng kinh tế thế giới ảm đạm trước các tác động tiêu cực tiềm tàng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Một cơ sở lọc dầu tại thị trấn al-Buraqah, Libya. Ảnh tư...