Giá dầu thế giới giảm hơn 1% trong phiên 7/9
Giá dầu thế giới giảm hơn 1% trong phiên 7/9, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng Bảy, giữa lúc Saudi Arabia giảm giá dầu bán cho châu Á ở mức mạnh nhất trong 5 tháng qua và sự lạc quan về đà phục hồi nhu cầu giảm bớt trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, Mỹ ngày 18/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầu Brent giảm 55 xu, hay 1,3%, xuống 42,11 USD/thùng vào lúc 13 giờ 42 phút, sau khi giảm xuống 41,51 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 30/7. Giá dầu West Texas của Mỹ giảm 64 xu, hay 1,6%, xuống còn 39,13 USD/thùng, sau khi giảm xuống 38,55 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 10/7.
Thị trường toàn cầu vẫn đang trong tình trạng dư cung dầu thô và nhiên liệu, cho dù Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất liên minh, được gọi là OPEC , cắt giảm sản lượng và các chính phủ nỗ lực kích thích nền kinh tế toàn cầu, qua đó thúc đẩy nhu cầu đối với dầu mỏ. Các nhà máy lọc dầu đã giảm sản lượng, khiến các nước sản xuất như Saudi Arabia đã phải giảm giá để bù vào nhu cầu đang suy giảm.
Video đang HOT
Nhà kinh tế Howie Lee, thuộc ngân hàng OCBC của Singapore, cho rằng lòng tin của nhà đầu tư đã giảm sút và có thể thị trường sắp tới sẽ chịu sức ép bán ra.
Ngày 7/9, ngày lễ Lao động tại Mỹ, thường đánh dấu sự kết thúc của mùa Hè với nhu cầu đạt đỉnh điểm và sự chú ý của nhà đầu tư sẽ lại tập trung vào nhu cầu yếu của nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này, vốn là yếu tố hỗ trợ giá dầu với lượng dầu mua kỷ lục, đã giảm nhập khẩu trong tháng Tám và tăng xuất khẩu các sản phẩm của mình.
Giám đốc phụ trách các thị trường và an ninh năng lượng tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Keisuke Sadamori, cho rằng có quá nhiều yếu tố không chắc chắn liên quan đến kinh tế Trung Quốc và mối quan hệ giữa nền kinh tế này với các nước công nghiệp chủ chốt, với Mỹ và thậm chí là châu Âu. Đó không phải là tình huống có thể lạc quan và khiến triển vọng tăng trưởng bị ảnh hưởng.
Nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới là Saudi Arabia đã hạ giá bán chính thức tháng 10 đối với dầu nhẹ Arab Light bán cho châu Á với mức giảm mạnh nhất kể từ tháng Năm, do nhu cầu vẫn yếu. Châu Á là thị trường lớn nhất tính theo khu vực của Saudi Arabia.
Trong tháng Tám, OPEC đã hạn chế mức cắt giảm sản lượng xuống 7,7 triệu thùng/ngày, sau khi giá dầu thế giới phục hồi từ các mức thấp kỷ lục, trong lúc đại dịch khiến nhu cầu giảm mạnh.
Giá dầu cũng chịu sức ép khi các công ty Mỹ tăng cường khoan các mỏ mới sau khi giá dầu phục hồi trong thời gian gần đây. Các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần trước đã tăng số giàn khoan dầu và khí đốt lần thứ hai trong ba tuần qua.
Giá dầu hôm nay quay đầu giảm do nhu cầu còn yếu
Giá dầu hôm nay quay đầu giảm do nhu cầu tiêu thụ còn quá yếu trong khi số ca mắc mới Covid-19 đang tăng cao tại Mỹ.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 42,01 USD/thùng - giảm 0,54%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 44,8 USD/thùng - giảm 0,36%.
Giá dầu quay đầu giảm do chịu tác động từ đại dịch Covid-19, khiến nhu cầu tiêu thụ trên thị trường sụt giảm mạnh.
Theo đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu năm 2020 của họ trong tuần này, trong khi bắt đầu từ ngày 1/8, OPEC và các đồng minh (OPEC ) đã nới lỏng cắt giảm chỉ còn 7,7 triệu thùng/ngày.
IEA trong báo cáo hàng tháng đã giảm triển vọng năm 2020 là 140.000 thùng/ngày còn 91,9 triệu thùng/ngày, giảm 8,1 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan có trụ sở tại Paris cũng điều chỉnh giảm ước tính nhu cầu dầu toàn cầu năm 2021 thêm 240.000 thùng/ngày xuống 97,1 triệu thùng/ngày.
IEA tuyên bố rằng dự báo này phản ánh sự suy thoái của ngành hàng không và vận tải, cả hai thành phần thiết yếu trong tiêu thụ dầu, trong bối cảnh hai ngành này tiếp tục vật lộn với sự bùng nổ của đại dịch.
Về phần mình, OPEC dự đoán rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm 9,06 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhiều hơn mức dự báo giảm 8,95 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng trước.
Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, Edward Moya cho biết: "Quý IV có thể chứng kiến giá dầu cao hơn nhiều".
Trước đó, giá dầu đã được hỗ trợ trong tuần này nhờ dữ liệu từ nhà chức trách Mỹ cho thấy lượng tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất đều giảm do các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng và nhu cầu đối với các sản phẩm dầu tăng.
Giá dầu thế giới giảm do căng thẳng Mỹ - Trung Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch chiều 27/5 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có hàm ý phản đối Trung Quốc liên quan tới kế hoạch ban hành luật an ninh mới ở Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong. Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Rzeszow, Ba Lan. Ảnh: PAP/TTXVN Tại thị trường London,...