Giá dầu thế giới giảm do lo ngại về nhu cầu năng lượng yếu hơn
Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch 30/7 giữa lúc số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh đã làm dấy lên những lo ngại về nhu cầu dầu yếu hơn.
Một cơ sở lọc dầu của Công ty dầu khí Shell ở đảo Bukom, ngoài khơi Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép phiên này, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 9/2020 giảm 1,35 USD xuống còn 39,92 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng giảm 81 xu Mỹ xuống 42,94 USD/thùng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, giới kinh doanh tiếp tục lo ngại về triển vọng nhu cầu năng lượng trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ tăng vọt. Theo thống kê của trang mạng worldometers.info, tính đến 22h giờ ngày 30/7 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 17,24 triệu ca nhiễm viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có hơn 671.200 ca tử vong. Trong số hơn 5,78 triệu ca đang được điều trị thì có khoảng hơn 66.300 ca bệnh nặng hoặc nguy kịch.
Hơn nữa, tâm lý thị trường cũng bị ảnh hưởng nặng nề sau khi số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) của Mỹ sụt giảm kỷ lục. Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 30/7 cho biết, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm tới 32,9% trong quý II vừa qua, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1947.
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 28/7
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 28/7 khi các nghị sỹ Mỹ chuẩn bị thảo luận về một gói kích kích tăng trưởng kinh tế và giới đầu tư quan ngại về sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới.
Vào lúc kết thúc phiên giao dịch 28/7, giá dầu Brent giao kỳ hạn ở thị trường London (Vương quốc Anh) giảm 19 xu Mỹ, tương đương 0,4%, xuống còn 43,22 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 56 xu Mỹ, tương đương 1,4%, xuống còn 41,04 USD/thùng.
Giá dầu thế giới giảm phiên 28/7. Ảnh minh họa: TTXVN
Giá dầu Brent đang hướng tới tháng tăng thứ tư trong khi giá dầu WTI hướng tới tháng tăng thứ ba.
Tại Mỹ, các nghị sỹ của đảng Cộng hòa ngày 27/7 đã công bố đề xuất về một gói kích thích kinh tế nhằm giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế của dịch COVID-19, bốn ngày trước khi chương trình trợ cấp bổ sung dành cho các lao động thất nghiệp của Mỹ kết thúc. Tuy vậy, gói kích thích kinh tế này hiện không nhận được sự ủng hộ của các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ và một số nghị sỹ của đảng Cộng hòa.
Theo ông John Kilduff, một đối tác của Again Capital LLC tại New York, nếu các cuộc thảo luận trên càng kéo dài thì càng ảnh hưởng tới niềm tin của giới đầu tư trên thị trường dầu.
Trong khi đó, niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã giảm trong tháng 7/2020 khi số ca mắc COVID-19 mới gia tăng ở nước này. Tính đến 6 giờ sáng 29/7 (giờ Việt Nam), số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đã lên tới hơn 4,3 triệu người, trong đó có hơn 149.000 ca tử vong do dịch bệnh này. Cùng lúc đó, thế giới ghi nhận hơn 16,57 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 657.000 ca tử vong.
Giới đầu tư hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), diễn ra trong hai ngày 28-29/7. Theo dự định, Fed sẽ nhắc lại thông báo về việc tiếp tục duy trì lãi suất ở mức gần 0% trong thời gian tới.
Trong khi đó, theo số liệu do Viện Dầu mỏ Mỹ công bố ngày 28/7, lượng dầu thô dự trữ của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 24/7 đã giảm 6,8 triệu thùng xuống còn 531 triệu thùng. Theo kế hoạch, Chính phủ Mỹ sẽ công bố số liệu chính thức về lượng dầu thô dự trữ của nước này trong ngày 29/7./.
Giá dầu thế giới giảm trong phiên giao dịch 22/7 Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch 22/7 sau khi sau số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng trong tuần qua và căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Đổ xăng cho phương tiện ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Khép phiên này, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng...