Giá dầu tại châu Á diễn biến trái chiều
Các nhà phân tích của ANZ nhận định số ca mắc Covid-19 gia tăng tại Mỹ vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng phục hồi nhu cầu nhiên liệu.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu châu Á đi ngược chiều nhau khi giá dầu Brent tăng nhờ thông tin nguồn cung thắt chặt, trong khi giá dầu WTI giảm do lo ngại số ca mắc mới Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới nhu cầu dầu tại Mỹ.
Cụ thể, giá dầu Brent giao dịch ở ngưỡng 42,91 USD/thùng, tăng 0,3%, sau khi tăng 4,3% trong tuần trước, còn giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở mức 40,35 USD/thùng, giảm 0,7% so với mức đóng phiên hôm 2/7.
Video đang HOT
Số ca mắc mới Covid-19 đang ngày càng tăng tại Mỹ. Theo hãng tin Reuters, chỉ trong 4 ngày đầu tháng 7, 15 bang tại Mỹ đã báo cáo số ca mắc mới Covid-19 cao kỷ lục.
Các chuyên gia thuộc ANZ nhận định, số ca mắc Covid-19 gia tăng tại một số bang của Mỹ đang trực tiếp ảnh hưởng tới triển vọng phục hồi nhu cầu năng lượng.
Giới đầu tư hiện vẫn để mắt đến tình hình nguồn cung trong bối cảnh sản lượng dầu của OPEC đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên, trong đó sản lượng dầu của Nga đã giảm xuống gần mức cắt giảm mục tiêu.
Được biết, OPEC và các đồng minh trong đó có Nga, hay còn gọi là OPEC đã cam kết cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày cho đến hết tháng 7. Sau đó, thỏa thuận cắt giảm này dự kiến sẽ giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12/2020.
Trong khi đó, sản lượng dầu tại Mỹ cũng giảm mạnh. Số giàn khoan khí đốt và dầu của Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tuần thứ 9 liên tiếp, mặc dù mức giảm này đã chậm lại do giá dầu cao đã thúc đẩy một số nhà sản xuất bắt đầu khôi phục hoạt động sản xuất.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong ngày 30/6
Giá dầu thế giới giảm nhẹ khi đóng cửa ngày giao dịch 30/6, giữa lúc giới đầu tư quan ngại rằng sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới sẽ tác động tiêu cực tới nhu cầu dầu.
Giá dầu Brent giao tháng 9/2020 giảm 58 xu Mỹ xuống còn 41,27 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 8/2020 (hết hạn vào ngày 30/6) giảm 56 xu Mỹ (tương đương 1,2%) xuống 41,15 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 8/2020 đã tăng 16,5% trong tháng 6/2020 và tăng 81% trong quý II/2020.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong ngày 30/6. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 43 xu Mỹ (1%) xuống 39,27 USD/thùng. Giá dầu WTI đã tăng 12,4% trong tháng 6/2020 và tăng khoảng 95% trong quý II/2020.
Nhu cầu nhiên liệu đã hồi phục từ sau giai đoạn cao điểm của đại dịch COVID-19, song số ca mắc COVID-19 đã gia tăng ở các bang thuộc khu vực phía Nam và Tây Nam nước Mỹ. Trong khi đó, các bang ỏ khu vực Đông Bắc nước Mỹ như New York và New Jersey đã "kéo dài" danh sách các bang mà những người đến từ các bang này sẽ phải trải qua giai đoạn cách ly nghiêm ngặt nhằm phòng tránh dịch COVID-19 lây lan.
Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những thông tin về sự hồi phục nhu cầu nhiên liệu trong số liệu về dự trữ dầu hàng tuần dự kiến sẽ được Chính phủ Mỹ công bố trong ngày 1/7 (giờ địa phương).
Trong khi đó, Libya - quốc gia đang nỗ lực khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, đã hầu như rơi vào tình trạng đình trệ kể từ tháng 1/2020 do tình hình bất ổn ở trong nước.
Theo ngân hàng ING (Hà Lan), nếu Libya khôi phục hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu, thì nỗ lực bình ổn thị trường dầu và hỗ trợ giá "vàng đen" của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , sẽ gặp nhiều khó khăn./.
Giá dầu thế giới tăng hơn 2% trong phiên 22/6 Giá dầu thế giới đã tăng 2% trong phiên 22/6, khi các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được nới lỏng bất chấp số ca nhiễm COVID-19 mới đã tăng kỷ lục trên toàn cầu. Giá dầu thế giới tăng hơn 2% trong phiên 22/6. Ảnh: AFP/TTXVN Theo đó, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 89 xu Mỹ, tương đương 2,1%,...