Giá dầu giảm sốc, cổ phiếu dầu khí sẽ ra sao?
Các cổ phiếu dầu khí trên thị trường đang chịu tác động xấu từ sự lao dốc của giá dầu thế giới.
Giá dầu thô năm 2018 liên tục biến động mạnh. Vào tháng 10, giá dầu từng lên cao nhất 4 năm vì quyết định tái trừng phạt Iran của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Mỹ công bố có 8 nước tiếp tục được mua dầu của Iran và Arab Saudi cam kết tăng sản lượng để bù đắp cho sự thiếu hụt dầu từ Iran, giá dầu bắt đầu giảm mạnh và hiện đang ở mức thấp nhất năm 2018.
Cụ thể, giá dầu ngày 23/11 giảm mạnh. Giá WTI mất 4,21 USD, tương đương 7,7%, xuống 50,42 USD/thùng, phiên tệ nhất kể từ ngày 6/7/2015. Chốt tuần, giá WTI mất 10,7%, ghi nhận tuần giảm thứ 7 liên tiếp. Giá dầu Brent cùng ngày giảm 3,84 USD, tương đương 6,1%, xuống đáy 13 tháng 59,04 USD/thùng. Chốt tuần, giá dầu Brent giảm 12%.
Diễn biến giá dầu WTI trong 6 tháng qua
Diễn biến giá dầu Brent trong 6 tháng qua
Giá cả hai loại dầu trên đều đã mất hơn 30% so với đỉnh hồi đầu tháng 10.
Mới đây, JPMorgan đã hạ triển vọng đối với thị trường dầu, với dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 73 USD/thùng trong năm 2019, giảm so với dự báo trước đó của ngân hàng là 83,5 USD/thùng. Giá sẽ tiếp tục giảm về 64 USD/thùng trong năm tiếp theo. Scott Darling, Giám đốc mảng nghiên cứu dầu khí châu Á Thái Bình Dương tại JPMorgan, lý giải việc hạ dự báo triển vọng giá dầu là do nguồn cung tại khu vực Bắc Mỹ sẽ tăng mạnh trong nửa sau của năm 2019. Tăng trưởng nhu cầu là yếu tố cần lưu ý, đặc biệt là sau khi Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đồng ý tăng sản lượng vào tháng 6, theo ông Darling.
Cổ phiếu dầu khí lao dốc
Các cổ phiếu dầu khí trên thị trường đã có đợt lao dốc rất mạnh cùng giá dầu thế giới. GAS từ mức đỉnh 6 tháng, lên 124.000 đồng/CP (4/10) giảm còn 92.500 đồng/CP, tương ứng giảm 34% chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng.
Video đang HOT
Diễn biến cổ phiếu GAS trong 6 tháng qua
Diễn biến tương tự cũng xảy đến với PVS, cổ phiếu này cũng giảm 30% từ 22.200 đồng/CP xuống còn 17.110 đồng/CP. PVD giảm từ 21.900 đồng/CP xuống 15.500 đồng/CP, tương ứng giảm 29,2%.
Diễn biến cổ phiếu GAS trong 6 tháng qua
Sau khi lập đỉnh 4 năm hồi đầu tháng 10, nhiều chuyên gia đã dự đoán một giai đoạn tương sáng trong thời gian tới tuy nhiên, nhưng diễn biến trên thị trường dầu mỏ thế giới lại cho thấy điều ngược lại.
Triển vọng ngành dầu khí ra sao
Theo nhận định của Biên An Toàn, viễn cảnh không mấy tích cực của thị trường dầu khí thế giới sẽ ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ có sự phân hóa xuất phát từ chiều sâu liên kết với thị trường dầu khí thế giới. Trong đó, xét về khía cạnh doanh thu thì nhóm doanh nghiệp ngành khí với đại diện là Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Nam (PGS), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Bắc (PVG), Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PGD), Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung (PMG), Công ty cổ phần CNG Việt Nam (CNG)… sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi giá bán khí có sự tham chiếu cao theo giá dầu thế giới. Diễn biến doanh thu của nhóm doanh nghiệp này cũng thể hiện sự đồng thuận với diễn biến giá dầu trong quá khứ, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2014-2016.
Cũng chịu sự tác động từ diễn biến của giá dầu nhưng CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) và Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) sẽ giảm đi phần nào ảnh hưởng nhờ sự hỗ trợ từ nhu cầu xăng dầu trong nước. Riêng PLX sẽ có cơ hội tăng trưởng lớn trong những năm tới nhờ sản phẩm xăng E5 và các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao hơn bù đắp cho rủi ro từ biến động giá dầu.
Triển vọng của các doanh nghiệp hoạt động ở phân khúc vận tải và hỗ trợ thượng nguồn dầu khí là PTSC (PVS) và PV Trans (PVT) lại được đánh giá khả quan hơn trong giai đoạn hiện tại khi hoạt động kinh doanh ít chịu sự phụ thuộc bởi giá dầu. Với nhu cầu sản phẩm dầu khí tăng cao trong nước và các dự án khai thác dầu khí trong khu vực thì PVS và PVT sẽ đứng trước cơ hội gia tăng hiệu suất hoạt động và trở thành các cổ phiếu có triển vọng ‘đi ngược’ với xu hướng giá dầu trong thời gian tới.
Theo Bình An
NDH
Chứng khoán ngày 13/11: Kiểm định mốc kháng cự 930 điểm?
VN-Index đóng cửa cao nhất phiên với cây nến xanh dài, tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp và độ rộng của phiên phục hồi chưa lấy lại được điểm số đã mất. Với nhịp phục hồi xuất hiện ở cuối phiên, chỉ số VN-Index có xác suất cao sẽ kiểm định lại mốc kháng cự quanh 930 điểm.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch thứ hai (12/11) với đà giảm mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ, trong đó cổ phiếu Apple giảm 5% sau khi triển vọng quý 2/2018 của công ty này không được kì vọng quá nhiều
Đóng cửa phiên giao dịch thứ hai (12/11), chỉ số Dow Jones giảm 602,12 điểm (-2,32%) xuống mốc 25.387 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 54,79 điểm (-1,97%) xuống 2.726 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 206,03 điểm (-2,78%) xuống mốc 7.201 điểm.
Giá dầu WTI giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ hai (12/11) và đóng cửa ở mốc 58,86 USD/ thùng. Giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 69,03 USD/ thùng. OPEC và các nước đồng minh cho biết họ có thể cần phải giảm sản lượng dầu bớt 1 triệu thùng/ngày để ngăn thị trường không rơi vào tình trạng dư cung.
Thị trường chung tích lũy, duy trì đà phục hồi
Thị trường chung bị bán mạnh ở đầu phiên giao dịch và phục hồi ở cuối phiên với đà dẫn dắt của nhóm cổ phiếu large cap, ngân hàng và dầu khí. Thanh khoản vẫn ở mức thấp cho thấy tâm lý thận trọng đứng ngoài quan sát vẫn chiếm chủ đạo, chưa xuất hiện dòng tiền mới vào thị trường.
Nhóm cổ phiếu large cap kéo chỉ số VN-Index phục hồi ở cuối phiên giao dịch là: FPT, GAS, MWG, NVL, PLX, PNJ, SAB và nhóm cổ phiếu họ Vincom là VIC, VRE, VHM.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tình trạng phân hóa, một số cổ phiếu ngân hàng phục hồi và kéo chỉ số VN-Index tăng điểm ở cuối phiên là: TPB, VCB, VIB, VPB, BID. Một số cổ phiếu ngân hàng khác đi ngang và đóng cửa quanh mốc tham chiếu là: SHB, LPB, ACB.
Nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch tích cực trở lại và đóng cửa trong sắc xanh với lực cầu tập trung ở các cổ phiếu: GAS, PVB, PVD, PVS, BSR. Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng đóng vai trò dẫn dắt thị trường phục hồi trong cuối phiên giao dịch.
Dòng tiền tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nhóm cổ phiếu thủy sản với các mã tăng điểm tích cực là: VHC, FMC, ABT, các mã cổ phiếu thủy sản đóng cửa ở mốc giá trần là: ACL đóng cửa ở mốc 36.900 đồng/ cổ phiếu ( 6,96%), ANV đóng cửa ở mốc 29.850 đồng/ cổ phiếu ( 6,99%, CMX đóng cửa ở mốc 15.000 đồng/ cổ phiếu ( 6,76%). Nhìn chung, xu hướng tăng giá của nhóm cổ phiếu Thủy sản khá ổn định và đồng đều.
Khối ngoại bán ròng 224,5 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 30 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là VIC (bán ròng 226,99 tỷ đồng), HPG (bán ròng 18,24 tỷ đồng), PVD (bán ròng 15,25 tỷ đồng), GAS (bán ròng 11,38 tỷ đồng), VJC (bán ròng 8,07 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng SBT (mua ròng 13,28 tỷ đồng), GMD (mua ròng 12,76 tỷ đồng), E1VFVN30 (mua ròng 10,97 tỷ đồng), SSI (mua ròng 7,93 tỷ đồng), VCB (mua ròng 6,43 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai (12/11), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 918,12 điểm, tăng 3,83 điểm ( 0,42%), giá trị giao dịch đạt 2,7 nghìn tỷ đồng với 123 mã tăng giá, 60 mã tham chiếu và 162 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 103,37 điểm, tăng 0,36 điểm ( 0,35%), giá trị giao dịch đạt 405,07 tỷ đồng với 70 mã tăng, 55 mã tham chiếu, 69 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 51,66 điểm, tăng 0,06 điểm ( 0,12%) với giá trị giao dịch đạt 224,57 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, lực cầu xuất hiện khi chỉ số VN-Index tiến sát mốc 900 điểm với nhịp dẫn dắt của các cổ phiếu nhóm large cap, ngân hàng và dầu khí. Chỉ số VN-Index đóng cửa cao nhất phiên với cây nến xanh dài, tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp và độ rộng của phiên phục hồi chưa lấy lại được điểm số đã mất. Với nhịp phục hồi xuất hiện ở cuối phiên, chỉ số VN-Index có xác suất cao sẽ kiểm định lại mốc kháng cự quanh 930 điểm.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index đồng loạt tăng điểm. Hợp đồng tháng 11/2018 (VN30F1811) đóng cửa ở mốc 885 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 882,1 điểm, hợp đồng tháng 3/2019 (VN30F1903) đóng cửa ở mốc 881,8 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 882,3 điểm.
Sau đà bán mạnh ở đầu phiên buổi sáng, nhịp phục hồi đã xuất hiện ở các cổ phiếu trong nhóm VN30-Index tác động tích cực lên các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index. Nhà đầu tư có thể mở vị thế mua (go long) và nắm giữ qua ngày các hợp đồng tương lai chỉ số VN30- Index.
THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
Chứng khoán chiều 12/11: Cổ phiếu dầu khí hồi mạnh với thông tin Saudi Arabia cắt sản lượng Tại sàn HOSE, GAS đã tăng lại 1,68%, PVD tăng 3,82% trong khi đó tại HNX, PVS tăng tới hơn 6%. Đây là phản ứng rất rõ rệt của thị trường Việt Nam cho thấy nhà đầu tư đang đặc biệt theo dõi các diễn biến của giá dầu thế giới. VN-Index 12/11. Giá dầu thế giới đang tăng mạnh ngay khi Saudi...