Giá dầu châu Á giảm trong phiên sáng 21/12
Tâm lý của các nhà đầu tư cũng chịu tác động khi cuối tuần qua các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua gói viện trợ COVID-19 trị giá 900 tỷ USD.
Giá dầu châu Á giảm trong phiên sáng ngày 21/12 trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 lan nhanh tại Anh đã làm dấy lên những lo ngại rằng các biện pháp hạn chế được siết chặt hơn ở nước này và ở các nước châu Âu khác có thể khiến đà phục hồi kinh tế, cũng như nhu cầu năng lượng bị đình trệ.
Giá dầu châu Á giảm trong phiên sáng 21/12. Ảnh: IRNA/TTXVN
Vào lúc 8 giờ 03 phút ngày 21/12 theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 97 xu Mỹ (1,9%) xuống 51,29 USD/thùng, sau khi tăng 1,5% và chạm mức cao nhất kể từ tháng 3/2020 trong phiên 18/12.
Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 83 xu Mỹ (1,7%) xuống 48,27 USD/thùng, sau khi cũng tăng 1,5% trong phiên 18/12 lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2020.
Video đang HOT
Sự sụt giảm trong phiên 21/12 diễn ra sau khi giá dầu ghi nhận bảy tuần tăng giá liên tiếp trong tuần trước trong bối cảnh giới đầu tư tập trung vào việc triển khai tiêm phòng vắc-xin ngừa COVID-19.
Kazuhiko Saito, nhà phân tích tại công ty môi giới hàng hóa Fujitomi Co, cho hay biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 tại Vương quốc Anh và các biện pháp hạn chế đi lại được siết chặt tại châu Âu đã làm dấy lên lo ngại về đà phục hồi kinh tế chậm lại.
Theo ông Saito, thị trường dầu đã có xu hướng tăng trong tháng qua, “phớt lờ” các yếu tố tiêu cực, trong bối cảnh giới đầu tư lạc quan về việc triển khai vắc-xin ngừa COVID-19 mở rộng sẽ hỗ trợ đà phục hồi tăng trưởng toàn cầu, tuy nhiên, những kỳ vọng của các nhà đầu tư vào năm 2021 đã đột ngột “tan biến”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ chủ trì một cuộc họp phản ứng khẩn cấp vào ngày 21/12 để thảo luận về việc hoạt động đi lại quốc tế, đặc biệt là lưu lượng vận chuyển hàng hóa ra và vào Anh khi số ca mắc COVID-19 tăng cao kỷ lục trong một ngày. Vấn đề hóc búa này xảy ra khi Thủ tướng Johnson cũng đang tìm cách đưa ra một thỏa thuận cuối cùng về Brexit, chỉ việc Anh rời EU.
Biến thể mới virus gây dịch COVID-19 mà các quan chức cho biết có khả năng lây truyền cao hơn tới 70% so với bản gốc, cũng gây ra lo ngại về khả năng lây lan rộng hơn, buộc một số quốc gia châu Âu bắt đầu đóng cửa đối với du khách đến từ Anh.
Tâm lý của các nhà đầu tư cũng chịu tác động khi cuối tuần qua các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua gói viện trợ COVID-19 trị giá 900 tỷ USD.
Một thông tin khác gây sức ép lên thị trường năng lượng là số lượng giàn khoan dầu và khí đốt đã tăng khoảng 8 giàn lên 346 giàn trong tuần kết thúc ngày 18/12, mức cao nhất kể từ tháng 5/2020./.
ADB và Công ty Cổ phần Phú Yên ký kết khoản vay 186 triệu USD
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Công ty Cổ phần TTP Phú Yên (CTCP Phú Yên) hôm nay đã ký kết khoản vay trị giá 186 triệu USD để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời có công suất 257 MW tại Phú Yên. Đây là khoản vay được chứng nhận xanh đầu tiên của Việt Nam.
Nhà máy điện mặt trời có công suất 257 MW tại Phú Yên.
Khoản tài trợ này bao gồm khoản vay trị giá 27,9 triệu USD từ nguồn vốn của ADB, một khoản vay hợp vốn (khoản vay loại B) từ nguồn vốn của các ngân hàng thương mại với ADB là Bên cho vay chính thức, và một khoản vay trị giá 9,3 triệu USD từ nguồn vốn của Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân Leading Asia (LEAP).
Khoản vay loại B này là khoản vay loại B đầu tiên ở Châu Á và Thái Bình Dương được chứng nhận xanh bởi tổ chức Sáng kiến Trái phiếu Khí hậu, và là một trong những khoản vay loại B lớn nhất từng được huy động ở Việt Nam.
Các ngân hàng thương mại tham gia bao gồm Ngân hàng Bangkok, Ngân hàng Kasikorn, Ngân hàng Kiatnakin, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, và Ngân hàng Standard Chartered.
Ông Jackie B. Surtani, Trưởng Ban Tài chính Cơ sở hạ tầng khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương thuộc Vụ Nghiệp vụ Khu vực tư nhân của ADB nhận định: "Dự án này sẽ hỗ trợ sự gia tăng nhanh chóng công suất điện mặt trời ở Việt Nam, thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng các-bon thấp của đất nước, và chúng tôi hy vọng rằng dự án này sẽ tạo đà cho nguồn tài trợ lớn hơn nữa từ các ngân hàng thương mại cho lĩnh vực năng lượng tái tạo."
Đây là dự án nhà máy điện mặt trời đang vận hành lớn nhất tại Việt Nam, là một trong những dự án lớn nhất ở Đông Nam Á, và sẽ giúp giảm phát thải 123.000 tấn khí các-bon đi-ô-xít mỗi năm.
CTCP Phú Yên thuộc sở hữu của Công ty TNHH B.Grimm Power và Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam.
Chứng khoán châu Á quay đầu giảm điểm phiên cuối tuần 9/10 Chưng khoan châu Á đa sô đi xuông trong chiêu 9/10 do nhưng bât ôn xung quanh gói kích thích mới cho kinh tê Mỹ. Chưng khoan châu A quay đâu giam điêm phiên cuôi tuân 9/10. Ảnh: AFP/TTXVN Phiên nay, tuy mơ cưa trong săc xanh, chứng khoán Nhật Bản lai khep phiên ơ mưc thấp hơn do các nhà đầu tư...