Giá dầu châu Á giảm hơn 4% sáng 2/11
Giá dầu châu Á giảm hơn 4% trong phiên sáng 2/11 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 do lo ngại các ca lây nhiễm COVID-19 lan rộng ở châu Âu khiến nhu cầu nhiên liệu giảm và bầu cử Tổng thống Mỹ.
Giá dầu châu Á giảm hơn 4% sáng 2/11. Ảnh: Reuters/TTXVN
Vào sáng 2/11 giá dầu Brent giao tháng 1/2020 giảm 1,62 USD (4,3%) xuống 36,32 USD/thùng, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 1,62 USD (4,5%) xuống 34,17 USD/thùng. Trước đó, giá dầu Brent xuống 35,74 USD/thùng, trong khi dầu WTI trượt xuống 33,64 USD/thùng.
Trưởng nhóm chiến lược gia thị trường toàn cầu Stephen Innes của Axi nhận định rằng các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa bắt đầu gây lo ngại về nhu cầu năng lượng trên khắp châu Âu, qua đó triển vọng ngắn hạn đối với nhu cầu dầu thô bắt đầu xấu đi. Trong khi đó, chuyên gia Bob Yawger, tại Mizuho nhận định có nhiều yếu tố gây bất lợi đối với thị trường khi vẫn chưa có vắc-xin ngừa COVID-19, triển vọng về một gói kích thích kinh tế ảm đạm cũng như diễn biến trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Lo ngại nhu cầu suy yếu trong khi nguồn cung tăng đã khiến giá dầu giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 10/2020, với dầu WTI giảm 11% và dầu Brent giảm 8,5%. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp chính sách vào ngày 30/11 và 1/12.
Giá dầu châu Á giảm hơn 1% trong phiên sáng 26/10
Giá dầu giảm trong phiên sáng 26/10 tại thị trường châu Á, nới rộng đà giảm trong tuần trước đó, trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Mỹ và châu Âu gia tăng đã làm dấy lên cảnh báo về nhu cầu dầu, cùng với triển vọng nguồn cung "vàng đen" tăng cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà giao dịch.
Giá dầu châu Á giảm trong phiên sáng 26/10. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Giá dầu Brent Biển Bắc giảm 53 xu Mỹ (1,3%) xuống 41,24 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 53 xu Mỹ (1,3%) xuống 39,32 USD/thùng, sau khi giảm hơn 1 USD/thùng lúc đầu phiên.
Trong tuần trước, dầu Brent và dầu WTI đã giảm lần lượt là 2,7% và 2,5%.
Mỹ mới đây báo cáo số ca mắc COVID-19 mới cao nhất trong hai ngày tính đến ngày 24/10, trong khi số ca mắc mới tại Pháp đã ghi nhận mức cao kỷ lục trên 50.000 người vào ngày 25/10, qua đó cho thấy tình hình phức tạp của dịch bệnh.
Về vấn đề nguồn cung, Công ty Dầu khí Quốc gia Libya ngày 23/10 đã chấm dứt tình trạng không thể xuất khẩu ở hai cảng chính ở nước này và cho biết sản lượng sẽ đạt 1 triệu thùng/ngày trong bốn tuần, mức tăng nhiều hơn so với các nhà phân tích dự đoán.
OPEC , nhóm các nhà sản xuất bao gồm Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga, cũng dự kiến tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2021 sau khi cắt giảm sản lượng kỷ lục hồi đầu năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước cho hay nước này có thể sẽ nhất trí kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng của OPEC .
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho hay các công ty năng lượng Mỹ đã tăng số lượng giàn khoan dầu hoạt động thêm 5 giàn lên tổng 287 giàn trong tuần kết thúc ngày 23/10, mức cao nhất kể từ tháng 5/2020.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% trong phiên 10/8 Giá dầu thế giới tăng trong phiên 10/8. Kết quả này có được nhờ sự lạc quan của Saudi Arabia về nhu cầu của châu Á và cam kết của Iraq về tăng cường cắt giảm nguồn cung, cho dù sự chưa chắc chắn về một thỏa thuận nhằm thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế Mỹ đã hạn chế đà tăng...