Giá dầu châu Á chiều 15/5 vẫn áp sát mức cao nhất trong hơn 1 tháng
Vào lúc 14 giờ 07 phút ngày 15/5 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tại thị trường châu Á tăng 1,21 USD (3,9%) lên 32,34 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 14/4 (32,44 USD/thùng).
Một nhà máy lọc dầu tại Ulsan, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 414km về phía Đông Nam, ngày 23/4/2020. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Giá dầu tại thị trường châu Á trong phiên chiều 15/5 đã tăng hơn 3% lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng trong bối cảnh những dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu thô thế giới tăng.
Giá dầu Brent đã tăng gần 7% trong phiên trước (14/5) và hiện đang đứng trước mức tăng 3% trong cả tuần này, sau hai tuần tăng liên tiếp.
Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 92 xu Mỹ (3,3%) lên 28,48 USD/thùng sau khi tăng lên mức 28,54 USD/thùng trong cùng phiên này, mức cao nhất kể từ đầu tháng 4/2020.
Video đang HOT
Giá dầu WTI đã tăng 9% trong phiên giao dịch 14/5 và đang hướng tới tuần tăng thứ 3 liên tiếp với mức tăng khoảng 15%.
Với thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC , có hiệu lực từ đầu tháng 5/2020, nhu cầu dầu thế giới đã có sự cải thiện.
Số liệu công bố ngày 15/5 cho thấy tiêu thụ dầu thô hàng ngày của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 4/2020 khi các nhà máy lọc dầu ở nước này tăng cường hoạt động sản xuất.
Tập đoàn ngân hàng-tài chính Barclays (Vương quốc Anh) đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI thêm 5-6 USD/thùng trong năm 2020 và thêm 16 USD/thùng trong năm 2021. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán lượng dầu thô dự trữ toàn cầu sẽ giảm khoảng 5,5 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2020.
Về phần mình, nhà phân tích thị trường cao cấp Edward Moya của OANDA cho rằng giá dầu WTI sẽ chật vật để phá ngưỡng 30 USD/thùng cho đến khi triển vọng kinh tế của Mỹ được cải thiện và một số rủi ro suy giảm “hạ nhiệt”./.
Giá dầu châu Á giảm gần 1 USD mỗi thùng trong phiên 11/5
Nguy cơ làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã gây hoang mang cho các nhà đầu tư ngay cả khi nhiều nước bắt đầu dần nới lỏng các hạn chế.
Một nhà máy lọc dầu tại Ulsan, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 414km về phía Đông Nam, ngày 23/4/2020. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Giá dầu giảm gần 1 USD/thùng trong phiên 11/5 tại thị trường châu Á do lo ngại về tình trạng dư cung kéo dài và dịch COVID-19 khiến tình hình kinh tế ảm đạm và làm giảm "hiệu quả" của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, lúc 8 giờ 14 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 73 xu Mỹ (2,4%) xuống 30,24 USD/thùng, còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 81 xu Mỹ (3,3%) xuống 23,93 USD/thùng.
Hai hợp đồng dầu chủ chốt này đều tăng giá trong hai tuần trước đó trong bối cảnh các nước nới lỏng hoạt động kinh doanh và lệnh phong tỏa xã hội được áp đặt để đối phó với dịch COVID-19 và nhu cầu nhiên liệu đã nhích nhẹ.
Sản lượng dầu thế giới cũng đang giảm xuống.
Tuy nhiên, nguy cơ làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã gây hoang mang cho các nhà đầu tư ngay cả khi nhiều nước bắt đầu dần nới lỏng các hạn chế, một động thái có thể hỗ trợ nhu cầu dầu.
Nhu cầu "vàng đen" thế giới đã giảm khoảng 30% do dịch COVID-19 làm hạn chế hoạt động vận chuyển/đi lại trên thế giới, dẫn đến các kho dự trữ toàn cầu ngày càng "đầy lên".
Lo ngại rằng Mỹ sắp không còn chỗ để lưu trữ dầu cũng đã đẩy giá dầu WTI rơi vào vùng âm trong tháng trước, qua đó thúc đẩy một số nhà sản xuất Mỹ cắt giảm sản lượng.
Trong một dấu hiệu cho thấy tác động này, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co ngày 8/5 cho hay số giàn khoan dầu và khí đang hoạt động tại nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới này đã giảm xuống 74 giàn trong tuần kết thúc ngày 8/5, mức thấp kỷ lục./.
Giá dầu ở châu Á đi lên do nhiều nước bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa Chuyên gia Stephen Innes nhận định giá dầu mỏ đang "phản ứng tích cực" trong bối cảnh nguồn cung bắt đầu giảm nhanh, nhu cầu dầu cũng đã bắt đầu có dấu hiệu cải thiện. Một cơ sở lọc dầu của Công ty dầu khí Shell ở đảo Bukom, ngoài khơi Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN) Giá dầu ở thị trường châu Á tiếp tục...