Giá dầu bị quật ngã, chứng khoán Mỹ không thể ngóc đầu
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống vào hôm qua sau một phiên đầy biến động, khi giá dầu chìm sâu phiên thứ 12 liên tiếp và kéo nhóm cổ phiếu năng lượng lao dốc, trong khi giải pháp cho cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn mờ mịt.
Giá dầu tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường
Trước đó đầu phiên các chỉ số chính đều ghi nhận mức tăng tích cực khi nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn lấy lại được vị thế sau phiên giảm mạnh hôm thứ hai, tuy nhiên thị trường đã không tận dụng được đà tăng đầu phiên và sau đó giảm trở lại.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt 100,69 điểm, tương đương 0,4%, xuống 25.286,49 điểm. Chỉ số S&P 500 rớt 4,04 điểm, tương đương 0,2%, đóng cửa tại 2.722,18 điểm, trong khi chỉ số Nasdaq nhích xuống 0,1 điểm và kết phiên tại 7.200,87 điểm.
Cổ phiếu Boeing giảm 2,1% sau khi có báo cáo rằng hãng sản xuất máy bay này đã lưu giữ thông tin từ các nhà quản lý hàng không và phi công, mà có liên quan đến một hệ thống ngăn chặn gian hàng tự động vừa được thêm vào ở 2 mẫu máy bay Boeing 737 MAX 8 và MAX 9. Tính năng mới này đang bị nghi ngờ có thể là một yếu tố trong vụ tai nạn máy bay phản lực Lion Air tháng trước ở Indonesia.
Frank Cappelleri, giám đốc điều hành của Instinet, chia sẻ trong một lưu ý: “Sau phiên lao dốc hôm thứ hai, chỉ số S&P 500 hiện đã ghi nhận có đến 49 phiên biến động trên 1% trong năm nay. Con số này gấp 6 lần so với 8 phiên trong năm 2017, tuy nhiên nếu so với những năm gần đây thì không có gì quá bất thường”.
Năm Số lần biến động>=1%201849 *20178201648201572201438201339201251201196201073
*: năm 2018 là mới tính đến phiên ngày 12/11/2018
Video đang HOT
Ông nói thêm: “Trên cơ sở 12 tháng, đây chỉ là mức trung bình. Chúng tôi cho rằng sự biến động lớn sẽ tiếp tục trong thời gian tới”.
Giá dầu thô WTI của Mỹ hôm qua chìm sâu 7,1%, xuống tận 55,69 USD / thùng, mức thấp nhất trong gần một năm và đánh dấu phiên giảm thứ 12 liên tiếp. Một số nhà đầu tư đang xem xét sự suy yếu trong thị trường dầu là một dấu hiệu cho thấy triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang trì trệ.
Tổng thống Donald Trump cũng góp phần dẫn đến đượt bán tháo trong thị trường dầu, sau khi ông lên tiếng phản đối việc Ả rập Xê út và OPED dự định cắt giảm sản lượng tiềm năng, và tweet rằng giá dầu “lẽ ra thấp hơn nhiều dựa trên nguồn cung cấp!”
Cổ phiếu Boeing chìm sâu trước những thông tin tiêu cực
Giải pháp thương mại mờ mịt
Trong khi đó, những hy vọng về giải pháp cho căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ban đầu đã đưa đến một số lạc quan trên thị trường, sau một báo cáo của tờ Wall Street Journal cho biết Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã nói chuyện với Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He vào hôm thứ 6 về giải pháp khả thi để tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại. Cuộc nói chuyện giữa các quan chức diễn ra trước khi cuộc họp dự kiến giữa Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đến vào cuối tháng này, tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires.
Tuy nhiên, hôm thứ hai, các phương tiện truyền thông đưa tin tổng thống Trump đang xem xét áp đặt thuế nhập khẩu ô tô, khi có một báo cáo dự thảo từ Bộ Thương mại về thuế ô tô đang lưu hành nội bộ. Động thái này có thể khiến căng thẳng leo thang thêm nữa giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới.
Eric Wiegand, giám đốc danh mục đầu tư cao cấp tại U.S.Bank bình luận: “Những cơn cuồng phong đã hỗ trợ thị trường tăng mạnh hồi đầu năm nay, như sự tăng trưởng toàn cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng, giờ đã chính thức xoay chuyển thành cơn gió ngược chiền cản trở thị trường”.
Weigand cũng cho biết các nhà đầu tư đang lo ngại rằng chính quyền Trump sẽ thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc về các vấn đề thương mại và Fed sẽ tăng lãi suất nhanh hơn, ngay cả khi áp lực lạm phát có hạ nhiệt. Ông nói: “Rào cản thực sự cho giá cổ phiếu hiện nay là rõ ràng là các sai lầm tiềm tàng trong chính sách”.
Đề cập đến cuộc thảo luận giữa Mnuchin và Liu của Trung Quốc về các vấn đề thương mại, mà lẽ ra đã giúp giá cổ phiếu đi lên, thì Wiegand lại cho rằng “Nhưng các nhà đầu tư đang trở nên không phản ứng quá nhiều với các tiêu đề tin tức hiện nay”, dù điều này gợi ý đến khả năng căng thẳng thương mại có thể hạ nhiệt, nhưng thiếu thông tin về các bước cụ thể để giảm bớt rào cản thương mại.
Mike Antonelli, chuyên gia giao dịch tại Robert W. Baird & Co. cho biết: “Chúng ta cần những bình luận thật sự từ cả Trump và chủ tịch Tập về việc các cuộc đàm phán thương mại đã tiến triển, để có thể tiến đến một thỏa thuận phù hợp. Có như thế thì đà phục hồi của thị trường chứng khoán mới bền vững”.
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, chỉ số lạc quan của nhóm doanh nghiệp nhỏ đã điều chỉnh theo mùa vụ giảm 0,5 điểm xuống còn 107,4 điểm trong tháng 10, mức thấp nhất trong 4 tháng qua.
Theo số liệu từ Bộ tài chính, thâm hụt ngân sách trong tháng 10 của Mỹ là 100 tỷ USD, mở rộng so với mức 63 tỷ USD của cùng kỳ tháng 10 năm 2017, do chi phí tăng lên 2 con số trong khi nguồn thu chỉ tăng 7%.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Giá dầu thế giới 14/11: Đồng loạt giảm sốc!
Giá dầu thế giới ngày 14/11 ghi nhận giá dầu đồng loạt giảm manh, trong đó dầu WTI về mức 55 USD/thùng và dầu brent về mức 65 USD/thùng.
Đầu giờ sáng 14/11, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2018 trên sàn New York Mercantile Exchanghe ở mức 55,67 USD/thùng, giảm 2 cent trong phiên nhưng giảm tới 3 USD/thùng so với đầu giờ ngày 13/11. Như vậy, tính từ đầu giờ ngày 12/11, giá dầu WTI giao tháng 12 đã giảm tới 4,71 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 1/2019 đứng ở mức 65,64 USD/thùng, tăng 17 cent trong phiên nhưng giảm tới 3,42 USD/thùng so với đầu giờ ngày 13/11 và giảm tới 4,48 USD/thùng so với đầu phiên 12/11.
Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, đầu giờ sáng 14/11, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 55,81 USD/thùng và cao nhất là 55,87 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu WTI đứng ở mức 55,42 USD/thùng, giảm 2,36%.
Với dầu brent, đầu giờ sáng 14/11, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 65,38 USD/thùng và cao nhất là 65,44 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu bent đứng ở mức 69,18 USD/thùng, giảm 0,8%.
Giá dầu thế giới giảm mạnh do những lo ngại về việc dư thừa nguồn cung ngày càng tăng. Việc Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt với Iran và việc Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng kêu gọi OPEC không giảm sản lượng dầu được cho là những yếu tố đã tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường.
Trước đó, theo dữ liệu được công bố thì sản lượng khai thác dầu của Nga, Mỹ và Saudi Arabia hiện đã đạt trên 33 triệu tấn/ngày, mức cao kỷ lục tính đến thời điểm hiện tại.
Hà Lê
Theo petrotimes.vn
Mark Mobius: Thời cơ mua cổ phiếu ở các thị trường mới nổi đã đến Ngày 12/11, nhà đầu tư huyền thoại Mark Mobius chia sẻ trên CNBC rằng, bây giờ chính là thời cơ để mua vào cổ phiếu ở các thị trường mới nổi vì những cổ phiếu này đang có giá rất rẻ. Mark Mobius: Đã đến lúc mua vào cổ phiếu ở các thị trường mới nổi. Nguồn: Thời báo kinh doanh Các nhà...