Giá đắt không phải lý do duy nhất khiến iPhone suy sụp tại Trung Quốc
iPhone không còn được xem là thiết bị “thần thánh” tại Trung Quốc như trước đây. Người dùng ở thị trường này ngày càng giảm sự thích thú với iPhone, lý do thật sự là gì?
Doanh số iPhone bắt đầu giảm, gây lo ngại cho cả Apple và các nhà đầu tư. Tại Trung Quốc, thị trường quan trọng thứ hai của Apple sau Mỹ, iPhone đang chịu sức ép từ nhiefu phía. Năm 2016, Apple chỉ đứng thứ 5 tại đây với 10,4% thị phần, giảm từ hạng 3 năm 2015 với 11,3% thị phần. Hai nguyên nhân chính dẫn đến điều này đã được hãng tin Reuters giải thích trong bài báo mới đăng hôm 22/3.
Giá iPhone trên trời
Đây là lời giải thích dễ hiểu nhất: năm 2017, Apple lần đầu giới thiệu iPhone giá 1.000 USD (iPhone X). Trong khi đó, người dùng Trung Quốc phần lớn tập trung vào giá trị mà sản phẩm mang lại đã tỏ ra lạnh nhạt với iPhone X. Thị phần Apple tại Trung Quốc dù không giảm đột ngột nhưng cũng cho thấy dấu hiệu sa sút.
Theo IDC, dù chiếm 11,5% thị phần Trung Quốc trong ba tháng cuối năm 2018, nó chỉ tương ứng với 11,8 triệu iPhone, giảm 3 triệu máy so với quý IV/2017. Appel đã phải giảm giá iPhone tại đây để cạnh tranh tốt hơn với các flagship từ Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi. Song, một số báo cáo mới đây bày tỏ sự nghi ngờ về các biện pháp giảm giá. Doanh số iPhone tháng 2/2019 dường như không khá hơn dù một số mẫu, chẳng hạn iPhone 8, giá đã thấp hơn 25% so với chỉ 3 tháng trước đó.
Video đang HOT
iPhone không còn đủ hấp dẫn
Thị trường smartphone Trung Quốc đã bão hòa, chuyển hướng sang tính năng và sự sáng tạo. Giá hấp dẫn cũng là một ưu điểm nhưng không nhiều như trước đây. Doanh số thiết bị từ 600 USD có sự tăng trưởng trong năm 2018.
Thay vì trở thành dấu hiệu tốt cho Apple, xu hướng này lại làm lợi cho các hãng như Huawei, Oppo và Vivo. Đó là bởi vì ba thương hiệu đều nâng cấp cấu hình sản phẩm cao cấp của mình theo cách ấn tượng hơn. Trong khi Apple tiếp tục cải thiện trải nghiệm người dùng, các hãng điện thoại Trung Quốc tham vọng lại liên tục thử nghiệm thiết kế độc đáo và các tính năng thời thượng như ba camera sau, cảm biến vân tay trong màn hình.
Ít nhất trong thời điểm hiện tại, chiến lược của họ đã được đền đáp khi nhiều nhà bán lẻ và đại lý Trung Quốc khẳng định người dùng iPhone đang chuyển sang hãng khác. Cụ thể, Huawei đã giành được trái tim của người hâm mộ Apple nhờ camera ưu việt. Như vậy, Apple cần phải tăng tốc trong cuộc đua màn hình tràn viền và nhiếp ảnh trong iPhone tương lai nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Nó áp dụng cho toàn thế giới chứ không chỉ Trung Quốc.
Theo ICTNews
Đối tác của Huawei phạt tiền các nhân viên mua iPhone
Menpad - đối tác của Huawei và ZTE - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết, hãng sẽ phạt bất cứ nhân viên nào mua iPhone của Apple.
Menpad - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) và là đối tác của Huawei, đã đưa ra quy định ủng hộ "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc.
Mức phạt mà công ty Menpad đua ra với nhân viên mua điện thoại thông minh từ hãng của Mỹ là số tiền phạt tương đương với giá thị trường của thiết bị mà họ mua.
"Nếu các nhân viên mua bất kỳ iPhone nào cho mình, công ty sẽ áp dụng mức phạt tương đương 100% giá điện thoại trên thị trường" - tuyên bố nêu rõ.
Menpad - đối tác của Huawei cấm nhân viên dùng đồ Apple. (Ảnh: Internet)
Thêm vào đó, hãng có trụ sở tại Thâm Quyến cũng khẳng định sẽ ngừng mua bất cứ sản phẩm nào, từ thiết bị văn phòng, máy tính và ô tô có nguồn gốc từ Mỹ. Menpad cũng sẽ thưởng cho những nhân viên mua các sản phẩm của điện thoại của Huawei và ZTE bằng cách hỗ trợ 15% tiền mua sản phẩm.
Không dừng lại ở đó, Menpad còn tuyên bố trên website hôm 10/12 rằng, công ty sẽ tăng gấp đôi hoa hồng bán hàng cho bất kỳ nhân viên nào bán được sản phẩm của công ty sang Mỹ. Các biện pháp nêu trên sẽ áp dụng trong thời hạn 3 năm và có hiệu lực từ ngày 7/12.
Động thái của Menpad là nhằm hỗ trợ cho các công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn. Chính phủ Mỹ coi Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng thời kêu gọi đồng minh không sử dụng thiết bị của hai công ty này.
Ngày 1/12, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Mỹ, làm tăng căng thẳng giữa hai quốc gia. Trước đó, lệnh áp thuế nhập khẩu của Mỹ cũng đẩy nhiều công ty công nghệ tính đến việc chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác.
Menpad là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Huawei gồm 2.000 nhà cung cấp, trong đó có Qualcomm, Broadcom, Intel...
Theo Báo Mới
Kho ứng dụng Cydia dành cho iPhone chính thức đóng cửa Cydia - kho ứng dụng dành cho các thiết bị iOS đã bẻ khóa (Jailbreak) chính thức đóng cửa. Sau nhiều năm gắn liền với cộng đồng người dùng iPhone Jailbreak, Cydia Store chính thức dừng hoạt động. Cydia đóng cửa đồng nghĩa kho giao diện bắt mắt cho iPhone cũng không còn. (Ảnh: iPhonehacks). Sáng ngày 15/12 giờ Việt Nam, Saurik -...