Giả danh luật An ninh mạng comment chữ lạ trên Facebook chỉ là trò nghịch, đừng vội cả tin!
Đây là một trò đùa vô ý thức đến nỗi trẻ con cũng thực hiện được, người dùng Facebook cần cập nhật hiểu biết ngay để tránh nhầm lẫn thông tin về luật An ninh mạng.
Những ngày gần đây, luật An ninh mạng đang trở thành một vấn đề nóng trên cả nước, đặc biệt là đối với các “ anh hùng bàn phím”, vì sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1 vừa qua. Tuy nhiên, một trào lưu nghịch ngợm, hoặc có thể nói là đùa ác ý trên Facebook cũng nổi lên ngay sau đó và nở rộ nhanh chóng, trở thành một động thái gây hiểu lầm cho người dùng Internet: Comment giả danh hiệu lực của luật An ninh mạng .
Cụ thể, cách thức được sử dụng ở đây là tạo ra một status, caption hoặc comment Facebook với câu từ dạng như “Comment này đã bị ẩn vì luật An ninh mạng, chủ nhân tài khoản này sẽ bị xử lý theo pháp luật”. Dù vậy, điều đáng nói ở chỗ chúng được viết ra dưới dạng một font chữ nghiêng/đậm/nhạt khá khác biệt so với mặc định của website, khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là biện pháp ra tay thật sự của các cơ quan chính quyền, can thiệp trực tiếp vào việc hiển thị nội dung trên Facebook.
Thực chất, để làm ra được câu chữ có font khác hoàn toàn so với Facebook thường thấy như trên, chúng ta chỉ cần truy cập một vài trang web cho phép chuyển đổi font trực tiếp và nhanh chóng, sau đó copy paste dòng chữ đã chuyển đổi là xong. Chẳng hạn, YayText là một website khá phổ biến để cho mục đích này:
Bạn có thể tìm thấy rất nhiều font chữ cho phép chuyển đổi tại đây, chỉ cần nhập dòng chữ tùy ý vào khung gốc, sau đó chúng sẽ tự động tương thích sang các font chữ khác. Việc còn lại chỉ là copy về nơi comment hoặc status và đăng lên, dễ đến nỗi trẻ con cũng làm được.
Được biết, luật An ninh mạng sẽ xử lý các trường hợp vi phạm tùy theo tính chất và mức độ để xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta chưa biết chắc các biện pháp thực thi luật có bao gồm cả việc kiểm duyệt comment theo dạng xóa và thay đổi theo cách “nghịch ngợm” trên hay không, vì thế mọi người dùng Facebook không nên quá cả tin và bị thuyết phục vô lý.
Video đang HOT
Theo GenK
Bộ Công an công bố dự thảo nghị định về Luật An ninh mạng
Dự thảo Nghị định quy định dữ liệu phải lưu trữ ở Việt Nam gồm 19 trường thông tin cá nhân của người dùng trong đó có số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế...
Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong thời gian một tháng.
Dự thảo nghị định gồm 6 chương 30 điều, trong đó có quy định về lưu trữ dữ liệu và các doanh nghiệp phải đặt chi nhánh hoặc phòng đại diện tại Việt Nam.
4 nhóm doanh nghiệp phải đặt máy chủ ở Việt Nam
Điều 25 dự thảo nghị định quy định 4 nhóm doanh nghiệp trong và ngoài nước phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, gồm:
1. Nhóm doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam như: Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; Thương mại điện tử; Thanh toán trực tuyến; Mạng xã hội và truyền thông xã hội hoặc thư điện tử phải thực hiện theo quy định này.
2. Doanh nghiệp thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam
3. Doanh nghiệp để cho người sử dụng dịch vụ thực hiện các hành vi bị cấm theo Luật An ninh mạng.
4. Doanh nghiệp vi phạm một số quy định về bảo đảm an ninh thông tin theo Luật An ninh mạng.
Theo dự thảo nghị định, Bộ trưởng Công an được quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong diện điều chỉnh thực hiện quy định này. Doanh nghiệp không chấp hành, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý.
Facebook phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Lưu trữ 19 trường thông tin cá nhân
Còn theo Điều 24 của dự thảo nghị định này, dữ liệu phải lưu trữ ở Việt Nam gồm 19 trường thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, sinh trắc học.
Theo quy định, những dữ liệu này được lưu trữ theo thời gian hoạt động của doanh nghiệp, hoặc đến khi không còn cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải lưu trữ dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra hoặc dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam (như bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác) trong thời gian tối thiểu là 36 tháng.
Luật An ninh mạng có hiệu lực từ 1/1/2019
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chương III Luật An ninh mạng quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như tuyên truyền chống phá Nhà nước, kích động gây bạo loạn, phòng chống khủng bố mạng, chiến tranh mạng và các loại tội phạm khác...
Luật An ninh mạng cấm người dùng Internet những gì? Luật An ninh mạng quy định cụ thể các hành vi nghiêm cấm người sử dụng Internet thực hiện, trong đó có việc vu khống, làm nhục, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Có hiệu lực từ 1/1/2019, Luật An ninh mạng cũng quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Theo Báo Mới
Phát hiện hơn 1.000 website thu thập thông tin người dùng Việt Nam Thời gian qua đã có hơn 4,77 triệu lượt địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính nhiễm virus (botnet). Đáng lo ngại là có đến 1.020 trang web nhiễm virus đang thu thập thông tin cá nhân người dùng Việt Nam, tỷ lệ nhiễm độc máy tính, thiết bị di động lên đến 71,38%, tuy nhiên chỉ có 11%...