Giả danh lãnh đạo công ty xổ số chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng
Ngày 28/6, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, đang tổng kết chuyên án triệt phá nhóm đối tượng chuyên sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 53 tỉnh, thành phố trong toàn quốc, với số tiền chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng.
Qua công tác trinh sát nắm tình hình, theo phản ánh của quần chúng nhân dân, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an tỉnh Bạc Liêu phát hiện 2 thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây bức xúc trong quần chúng nhân dân với số tiền chiếm đoạt rất lớn. Nhóm thứ nhất có 4 đối tượng do Phạm Văn Minh (SN 1994)l, trú tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) cầm đầu. Bọn chúng giả danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho chủ tài khoản yêu cầu gửi mã OTP (mật khẩu) để thực hiện việc giải ngân vốn vay.
Do không kiểm chứng, nhiều chủ tài khoản đã tin ngay và cung cấp mật khẩu OTP cho các đối tượng. Tiếp đó, chúng đăng nhập vào tài khoản và thực hiện hành vi chiếm đoạt bằng cách tiền từ tài khoản của các bị hại sang tài khoản ATM của bọn chúng chuẩn bị trước sau đó rút tiền, chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Đặng Văn Hà và đồng phạm.
Đáng chú ý, theo Cục Cảnh sát hình sự, thủ đoạn của nhóm thứ hai tinh vi hơn, bọn chúng có 40 đối tượng, thường trú chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do đối tượng Phạm Văn Đổ (tức Phạm Văn Hổ, SN 1966, trú tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) cầm đầu. Ban chỉ đạo chuyên án, Ban chuyên án được thành lập sau khi Cục Cảnh sát hình sự nhận được đơn trình báo của chị P.T.V.A (SN 1974), trú tại quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Trong đơn chị P.T.V.A cho biết, đã bị nhóm đối tượng giả danh nhân viên Công ty xổ số kiến thiết miền Bắc phụ trách khu vực phía Nam dụ dỗ, lừa đảo hơn 3,1 tỷ đồng. Cùng thời điểm, Công an tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện nhóm tội phạm có tổ chức đăng ký hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, hoạt động lưu động ở các tỉnh, thành phía Bắc.
Bọn chúng dùng điện thoại di động (có phần mềm thay đổi giọng nói) gọi điện thoại cho người bị hại chủ yếu là chủ doanh nghiệp hoặt có sở kinh doanh mua bán (số điện thoại của bị hại, bọn chúng lấy từ danh bạ điện thoại bàn của các tỉnh, thành phố hoặc tra cứu dò tìm trên trang Web Google – mạng Internet).
Khi đó, các đối tượng xưng tên là “Hùng”, “Dũng”, “Tâm” hoặc “Thắng”… rồi giả vờ làm quen. Sau khi làm quen với bị hại hoặc gia đình người thân của bị hại, các đối tượng xưng là nhân viên Công ty xổ số kiến thiết miền Bắc phụ trách khu vực phía Nam rồi cho bị hại biết: “Lãnh đạo Công ty là chú Lê Đức Thịnh, Ba Thịnh, Ba Tài – Giám đốc (Phó Giám đốc) chuẩn bị về hưu muốn kiếm một ít tiền nhưng không tham lam tiền Nhà nước” hoặc “Công ty đang có chương trình để người dân cùng tham gia đánh sập các thầu số đề ở địa phương lấy tiền gây quỹ từ thiện”… bằng cách cho số lô đề để người dân đánh lô đề, tiền trúng chia 50%.
Video đang HOT
Khi bị hại nhận tham gia, sẽ nói chuyện trực tiếp với “Giám đốc Công ty là ông Thịnh hoặc chú Ba Thịnh”. Do tin lời của các đối tượng, bị hại gọi vào số điện thoại mà nhóm đối tượng của Đặng Văn Hà (SN 1982), trú tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đóng vai.
Qua trao đổi nói chuyện, đối tượng đóng vai “Giám đốc công ty” đề nghị người bị hại góp vốn vào công ty làm thành viên để mỗi ngày biết trước một số lô đề, tiền trúng chia đôi. Khi không muốn tiếp tục tham gia thì tiền góp vốn sẽ được công ty trả lại theo lãi suất ngân hàng.
Các đối tượng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tin nhắn, điện thoại.
Tiếp đó, các đối tượng cho 1 con số lô và đề nghị bị hại đánh sô lô cuối ngày đối chiếu với kết quả xổ số, thấy trúng các đối tượng liền gọi điện yêu cầu bị hại chia 50% tiền trúng đề, đồng thời đề nghị “góp tiền làm cổ đông” để chia lợi nhuận.
Tin tưởng, bị hại đã “góp vốn” nộp tiền vào các tài khoản ATM của bọn chúng đã chuẩn bị từ trước. Sau đó, nhóm đối tượng đến trụ ATM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố khác rút lấy tiền chia nhau tiêu xài.
Từ những thông tin của Cục Cảnh sát hình sự cung cấp số tiền hơn 3,1 tỷ đồng của chị P.T.V.A được rút tại cây ATM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, ngay sau đó Công an tỉnh Bạc Liêu huy động lực lượng vào cuộc điều tra, trích xuất camera xác định người thực hiện các giao dịch rút tiền từ các tài khoản mà chị V.A chuyển tiền là nam giới, đi xe máy SH… kiểm tra dấu vân tay in trên biên lai chuyển tiền là của Đặng Văn Hà, tra cứu BKS xe máy SH nêu trên là do Hà đứng tên.
Từ đây, đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản dần hé lộ. Cơ quan điều tra xác định có hai nhóm đối tượng nhưng do ăn chia không đều nên tách ra. Từ hai nhóm này lại tách ra rất nhiều nhóm nhỏ nhưng vẫn đan xen lẫn nhau, giữa đối tượng này với nhóm khác vẫn có sự liên kết.
Trong đó, các đối tượng đàn em của Phạm Văn Đổ là Đặng Văn Hà, Trần Văn Linh (SN 1971), trú tại huyện Hòa Bình (Bạc Liêu); Lưu Giàu Em, Trần Văn Nhựt, Trần Chí Hướng… đã lừa đảo rất nhiều bị hại. Đến nay, Ban chuyên án đã bắt giữ, khởi tố, đưa ra xét xử 27 bị can, làm rõ 81 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
Theo Cục Cảnh sát hình sự, Ban chỉ đạo chuyên án, Ban chuyên án có căn cứ xác định các bị can, bị cáo trong vụ án trên còn thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị hại với khoảng 32.000 giao dịch chuyển tiền vào số tài khoản của các đối tượng trên 53 tỉnh, thành phố.
Để phòng ngừa và tiếp tục đấu tranh giải quyết triệt để loại tội phạm này, Ban chỉ đạo chuyên án đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu ra quyết định tách vụ án hình sự, hành vi của các bị can, chủ tài khoản ATM và những người liên quan để chuyển tin báo cho Công an các địa phương có liên quan tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.
Cục Cảnh sát hình sự khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác với các đối tượng nhắn tin, gọi điện cho số lô, đề… để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đường dây lừa đảo hơn 100 tỷ đồng
Lê Anh Tuấn, 31 tuổi, cử nhân công nghệ thông tin ở Quảng Trị, cầm đầu đường dây lừa đảo hơn 100 tỷ đồng bằng công nghệ cao.
Ngày 22/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa phối hợp với Phòng 6, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua Internet.
Công an đọc lệnh bắt giữ Lê Anh Tuấn. Ảnh: Trần Hồng
Theo điều tra, Tuấn cấu kết với Nguyễn Tuấn Dũng (26 tuổi, trú huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) và Nguyễn Ngọc Thành (31 tuổi, Quảng Trị) thuê trọ tại đường Ngự Bình, phường An Cựu, TP Huế để hoạt động. Tuấn phân công Dũng, Thành lập nhiều Facebook ảo, lên mạng vào các diễn đàn, hội nhóm tìm kiếm thông tin người bán hàng online, nhắn tin trò chuyện mua hàng và rút tiền.
Riêng Tuấn, với trình độ công nghệ thông tin sẵn có, trực tiếp thiết kế, tạo ra nhiều website giả mạo ngân hàng, website giả mạo dịch vụ chuyển tiền trung gian từ nước ngoài về Việt Nam.
Sau khi tìm được "con mồi", ba đối tượng sẽ chủ động đề nghị thanh toán trước qua ngân hàng để chiếm lòng tin. Lấy lý do đang ở nước ngoài, phải chuyển tiền qua các dịch vụ trung gian như MoneyGram hay Western Union, chúng yêu cầu bị hại truy cập vào website giả mạo, nhập thông user, mật khẩu, mã OTP để làm thủ tục nhận tiền. Ngay khi bị hại nhập mã OTP trên giao diện thì các mã này sẽ được gửi qua địa chỉ email do Tuấn quản lý.
Công an khám xét nơi ở của Lê Anh Tuấn. Ảnh: Trần Hồng
Tuấn lấy thông tin đăng nhập vào website của ngân hàng thật để chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản nạn nhân đến tài khoản của mình. Sau khi lừa đảo trót lọt, Tuấn sẽ trả công cho Dũng và Thành 10-50% số tiền lấy được, cả nhóm dùng tiêu xài, chơi bạc.
Đại úy Lưu Thanh Tùng, Phòng cảnh sát hình sự, Công an Thừa Thiên Huế, đánh giá băng nhóm của Tuấn rất tinh ranh. Tuấn đăng ký tài khoản ở nhiều ngân hàng, sau khi lấy được tiền từ nạn nhân sẽ chuyển qua nhiều tài khoản sau đó mới rút. "Thống kê hơn 300 nạn nhân đã sập bẫy đường dây này. Có người bị lừa từ vài triệu lên đến vài tỷ đồng. Từ tháng 10/2019 cho đến nay, nhóm của Tuấn đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng", đại úy Lưu Thanh Tùng cho biết.
Ngay sau khi bị bắt giữ, công an đã khám xét nơi ở của Tuấn, phát hiện và thu giữ 6 điện thoại di động, 2 lap top lưu trữ tài liệu phạm tội và hệ thống chỉnh âm thanh để tinh chỉnh, giả giọng nói.
Hiện, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thừa Thiên Huế đã tạm giữ Tuấn và hai đồng phạm để mở rộng vụ án.
Cử nhân công nghệ cầm đầu đường dây lừa đảo hơn 100 tỷ Sau khi lừa lấy thông tin nạn nhân, Tuấn dùng dữ liệu này để đăng nhập vào web ngân hàng thật, rồi thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản nạn nhân đến tài khoản của mình. Ngày 22/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị vừa phối hợp với Cục An ninh mạng...