Giá cước vận chuyển ở TPHCM tăng đột biến, giao cái bánh hết 250.000 đồng
Nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân TPHCM tăng cao cộng với việc số lượng tài xế giao hàng giảm mạnh đã khiến giá cước tăng chạm đỉnh.
Giao bánh, phí ship hết 250.000 đồng
Chị T.C (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, giá cước vận chuyển hàng hóa (phí ship) đã tăng rất nhiều so với trước.
Cụ thể, chị C. đặt shipper (người giao hàng) của Ahamove đưa bánh bông lan từ quận Tân Bình đến hai địa điểm ở quận 2 và quận 7 hết 250.000 đồng. Trong khi ngày thường, chị chỉ mất từ 100.000 đến 120.000 đồng.
“Phí ship đã tăng rất sốc, của Ahamove dường như đã tăng 2 lần so với bình thường và Grab cũng tăng mạnh”, chị C. than thở.
Người dân phải trả 250.000 đồng cho việc giao bánh bông lan đến hai địa điểm tại TPHCM (Ảnh: T.C).
Chị Nguyễn Thị Dung (ngụ quận 3) kể, chị đặt shipper của Grab để giao thịt và rau củ cho em gái ở quận Bình Thạnh. Bình thường, phía ship là khoảng trên dưới 40.000 đồng nhưng hôm nay chị phải trả hơn 70.000 đồng.
“Tôi gửi rau và thịt chỉ khoảng 150.000 đồng mà tiền vận chuyển chiếm gần một nửa so với tiền thức ăn. Giá ship đúng là tăng chóng mặt”, chị Dung nói.
Không chỉ bất ngờ vì tiền vận chuyển tăng mạnh, không ít người than thở việc phải mở hàng hóa để shipper kiểm tra trước khi đi giao.
Video đang HOT
Anh Bùi Trọng Hiếu (ngụ quận 10) cho biết, anh gửi cá biển qua cho người thân ở quận 5. Sau khi cho cá vào thùng xốp, dán băng keo cẩn thận thì anh được shipper yêu cầu mở thùng cá ra kiểm tra.
“Tài xế nói phải kiểm tra xem có phải thực phẩm thiết yếu không, nếu không phải thì họ sẽ không chở. Tôi đành gỡ băng keo ra cho shipper kiểm tra rồi dán băng keo lại để gửi hàng”, anh Hiếu thông tin.
Anh Hiếu thừa nhận việc gửi hàng hóa trong những ngày qua là không hề dễ dàng, nhất là khi Chỉ thị 16 được nâng cao, shipper bị kiểm tra gắt gao và hạn chế đi lại hơn trước.
Vì sao giá cước tăng mạnh?
Trao đổi với Dân trí , đại diện một hãng gọi xe công nghệ cho biết công ty này nhận được nhiều phản ánh về tình trạng giá cước vận chuyển tăng cao. Tuy nhiên giá cước tăng là do thuật toán tính giá cước của các ứng dụng.
“Giá mỗi cuốc xe phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và lượng xe có sẵn tại thời điểm khách đặt xe. Khi nhu cầu giao hàng tăng cao nhưng lượng xe phục vụ lại quá ít thì giá sẽ tăng lên”, đại diện hãng gọi xe thông tin.
Nhu cầu giao hàng tăng cao nhưng số tài xế hoạt động lại giảm mạnh khiến giá cước “leo thang” (Ảnh: Đại Việt).
Đại diện hãng Gojek Việt Nam cũng cho hay, khi TPHCM áp dụng Chỉ thị 16, doanh nghiệp chỉ hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa và đi chợ hộ. Trong khi người dân hạn chế ra khỏi nhà, lượng đơn hàng tăng vọt thì nhiều tài xế xe công nghệ lại nằm trong diện cách ly, phong tỏa nên không thể phục vụ đủ nhu cầu của người dân.
Sau khi TPHCM áp dụng Chỉ thị 16 nâng cao, tình hình giao nhận hàng hóa ngày càng khó khăn hơn. Cầu tăng mạnh trong khi cung ngày càng giảm khiến giá cước tăng theo.
“Những tài xế còn tiếp tục hoạt động thường là đối tượng cực kỳ khó khăn. Họ phải chấp nhận rủi ro để tiếp tục chạy xe kiếm tiền nuôi gia đình. Nếu xảy ra trường hợp khó đặt được xe giao hàng hoặc giá cước tăng thì chúng tôi mong nhận được sự thông cảm của người dân”, đại diện Gojek nói.
Còn theo đại diện của hãng Grab, dịch vụ giao hàng và dịch vụ đi chợ hộ của hãng này tại TPHCM chỉ hoạt động trong khung giờ từ 6h – 17h kể từ ngày 26/7.
“Theo quy định của Bộ Công Thương, chúng tôi chỉ nhận giao các hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế. Đối tác tài xế có quyền từ chối thực hiện các đơn hàng nằm ngoài danh mục hàng hóa thiết yếu”, đại diện này thông tin.
Cũng theo đại diện hãng gọi xe công nghệ trên, việc giới hạn thời gian hoạt động và giới hạn các mặt hàng giao nhận có thể sẽ tạo ra một số bất tiện nhất định trong quá trình sử dụng dịch vụ của người dân. Hãng mong người dùng thông cảm và cùng doanh nghiệp thực hiện chỉ đạo của các cấp chính quyền.
Không còn thiếu hàng thiết yếu ở khu vực phía Nam
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 26/7, tình hình cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã được cải thiện.
Nhiều mặt hàng nông sản Việt có giá bán khuyến mãi bày bán tại siêu thị TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN
Cơ bản không còn hiện tượng thiếu hàng, người dân đi mua hàng tích trữ, giá cả giữ ổn định, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng tăng giá ở một số mặt hàng như rau quả.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, ngay sau khi TP Hồ Chí Minh thực hiện một số biện pháp tăng cường trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, từ 26/7, hàng ngày người dân không được đi ra đường từ 18h hôm trước đến 6h hôm sau trừ trường hợp cấp cứu và điều phối chống dịch bệnh và từ ngày 27/7 người dân được phát phiếu đi mua hàng thiết yếu mỗi tuần 2 lần theo giờ quy định... , ngay sáng ngày 26/7 người dân đã đến siêu thị, cửa hàng tiện lợi để mua hàng rất đông.
Chính vì vậy, nhiều siêu thị phải phát phiếu hẹn giờ cho khách hàng vào siêu thị và nhiều khách hàng phải chờ trên 4 giờ từ lúc nhận phiếu mới đến giờ hẹn.
Qua kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường, hàng thực phẩm tươi sống tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các điểm bán bên ngoài dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng. Giá các loại rau, củ, quả không thay đổi so với ngày hôm qua.
Tương tự, tại tỉnh Bình Thuận, tính đến 12h trưa 26/7, giá một số mặt hàng thiết yếu giảm so với ngày 25/7. Cụ thể, thịt bò giảm 20.000 đồng/kg; cá quả, cá điêu hồng giảm từ 5.000-10.000 đồng/kg; trứng gà ta, trứng vịt giảm 5.000 đồng/chục...
Tại các siêu thị Coop mart, Lotte, Mega Market, Trung tâm thương mại Vincom, Bách Hóa Xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hàng hóa dồi dào, đầy đủ, giá cả ổn định. Sức mua nhìn chung giảm so với những ngày trước; không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng.
Ngoài ra, các mặt hàng phục vụ cho phòng chống dịch COVID-19 như khẩu trang y tế, nước rửa tay sức mua tăng cao so với bình thường, lượng hàng hóa cung ứng đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, giá cả không thay đổi. Tuy nhiên, các mặt hàng như: thuốc giảm sốt, thuốc huyết áp trên địa bàn bị thiếu hụt do nguồn cung từ nhà sản xuất bị hạn chế.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang, lực lượng cũng ghi nhận nguồn hàng hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, giá cả ổn định, không thay đổi so với ngày 25/7. Tính đến ngày 26/7, chưa phát hiện hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Cùng với đó, trên địa bàn TP. Cần Thơ, các loại hàng hóa thiết yếu có tăng giá so với ngày 1/7, hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng. Đặc biệt, từ sáng ngày 26/7, người dân không còn đổ xô đi mua các mặt hàng thiết yếu như những ngày trước khi thực hiện giãn cách xã hội.
Tại các tỉnh, thành phố khác, người dân hiện nay mua sắm chủ yếu là hàng thực phẩm thiết yếu. Sức mua ổn định hoặc giảm nhẹ so với những ngày trước đó, không có tình trạng nhiều người tập trung tại chợ và siêu thị để mua hàng. Hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, các mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch có nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
Bên cạnh nhiệm vụ giám sát việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu về giá, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... Cục Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam còn tuyên truyền, tổ chức ký cam kết không đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, không kinh doanh hàng giả, vi phạm pháp luật khác và cử công chức phối hợp với lực lượng chức năng khác chống dịch.
Trong ngày, sau quá trình kiểm tra kiểm soát, giám sát việc kinh doanh các mặt hàng thiết yếu về giá, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đã phát hiện, xử phạt một cơ sở kinh doanh tại mỗi tỉnh về hành vi không niêm yết giá.
Trước đó, để bình ổn thị trường hàng hóa của các tỉnh, thành phố phía Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường phải tăng cường lực lượng cho miền Nam nhằm kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm. Đồng thời, cam kết với người dân, với địa phương không để xảy ra hành vi nâng giá, găm hàng, trục lợi, hàng giả, hàng gian, hàng kém chất lượng.
Thu hàng nghìn que test nhanh Covid-19 trôi nổi trên thị trường Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp cơ quan công an phát hiện một đường dây mua bán que test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ. Thu giữ hơn 3.000 que test nhanh Covid-19 không rõ nguồn gốc. Ngày 18/7, Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường Hà...