Gia cảnh nghèo khó của thông gia khiến vị giám đốc chảy nước mắt
Hôm diễn ra đám cưới, bố em lần đầu nhìn thấy gia cảnh nghèo khó của thông gia mà rơi nước mắt. Sau đó, ông lặng lẽ đi vào phía sau nhà một lúc rất lâu mới quay trở lại.
Ảnh minh họa
Em lên xe hoa về nhà chồng khi còn ít tuổi và lúc đó cũng bồng bột nghĩ rằng cưới ai giàu nghèo không quan trọng, miễn là người đàn ông đó biết thương yêu và che chở cho mình.
Bố em là giám đốc một công ty gỗ ở Phú Thọ, mẹ là trưởng phòng tại một ngân hàng lớn của địa phương. Nói về gia thế, nhà em rất có điều kiện. Trong khi đó, nhà chồng em thì ngược lại, anh là kỹ sư xây dựng mới ra nghề được vài năm, còn bố mẹ chỉ làm nông nghiệp.
Còn nhớ, ngày đầu tiên em dẫn anh về ra mắt gia đình, bố mẹ em liên tục phản đối. Bố mẹ em cho rằng nhà anh nghèo, lại ở vùng xa xôi, em lấy về sẽ rất khổ. Vì vậy, nhiều lần họ ra sức ngăn cản, không cho em và anh tiếp tục mối quan hệ.
Bị bố mẹ ngăn cản, em khóc lóc, nhịn ăn, người tiều tụy. Mẹ thương em nên khuyên bố chấp nhận tình cảm của hai con. Khoảng nửa tháng sau, bố em gật đầu đồng ý cho em và anh làm đám cưới.
Hôm diễn ra đám cưới, bố em lần đầu đến nhà anh và nhìn thấy gia cảnh nghèo khó của thông gia mà rơi nước mắt. Phần vì thương em, phần vì thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của con rể. Sau đó, ông lặng lẽ đi vào phía sau nhà một lúc rất lâu mới quay trở lại.
Nhưng mẹ chồng em thì khác, bà thấy đoàn nhà gái đến thì vui vẻ ra mặt, trước mặt họ hàng, bà liên tục khoe khoang gia thế của nhà em.
Lúc người dẫn chương trình đọc đến màn trao quà, em rất bất ngờ khi bố em đã đứng lên tặng em rất nhiều vòng vàng, nhẫn, lắc… cùng một mảnh đất mặt đường mấy chục mét vuông.
Video đang HOT
Nhìn cảnh trao quà như thế, ai cũng khen gia đình chồng em may mắn vì có con dâu giàu có, đẹp người đẹp nết. Mẹ chồng em vì điều đó mà thêm phần hãnh diện về con trai mình.
Tối hôm đó, tự tay mẹ chồng đích thân mang cháo vào phòng để hỏi thăm em. Thấy mẹ chồng quan tâm như vậy, em cũng không mảy may nghi ngờ mà hoàn toàn tin vào tình cảm chân thành của bà dành cho mình.
Tuy nhiên, 3 ngày sau đám cưới, mẹ chồng em bắt đầu nói bóng gió chuyện muốn vay số tiền hồi môn để xin việc cho em gái chồng. Em chẳng ngại ngần mà chìa ngay ra, còn nói rằng sẽ cho hẳn một nửa. Sau lần đó bà càng đối xử với em tốt hơn khiến em tưởng rằng bà ghi nhận tấm lòng của mình.
Thế rồi hết lần này đến lần khác, lần thì đi viện khám bệnh, đi du lịch, góp vốn làm ăn… bà đều hỏi vay em. Tới lúc em bắt đầu nghi ngờ mọi chuyện thì số tiền hồi môn mà bố mẹ em cho đã chỉ còn dưới đáy.
Đấy là chưa kể tới mảnh đất riêng. Em còn ngu dại nghe lời cả nhà chồng hùa vào nịnh nọt để rồi bán đi mảnh đất lấy tiền cho chồng mua ô tô. Chỉ chưa đầy 3 tháng về nhà chồng em gần như trắng tay.
Hết tiền, mẹ chồng em bắt đầu đi nói xấu em khắp nơi. Bà nói em cậy có của nên khinh nhà chồng. Khi em có ý hỏi xin lại số tiền bà đã vay thì bị mắng té tát, rằng “không hiểu được ăn học như nào mà con cái dám đòi nợ bố mẹ”.
Chồng em mới đầu còn ấm chân, mát mặt trong chiếc ô tô thì nể nang vợ. Nhưng từ lúc xe chẳng may gây tai nạn phải bán đi để đền thì anh ta cũng quay ngoắt thái độ. Còn những đồng bạc cuối cùng để dành cho việc sinh con sau này anh cũng mang đi tiếp đãi bạn bè. Hết tiền anh bắt em phải về xin bố mẹ em, nếu không sẽ bị đánh đuổi khỏi nhà.
Lúc đó, em đi không được mà ở cũng không xong. Về nhà bố mẹ đẻ xin tiền thì sợ bố mẹ đau lòng mà quay về nhà chồng thì bị sỉ nhục nhiếc móc.
Ít lâu sau, chuyện em bị đối xử tệ bạc cũng đến tai gia đình em. Hôm đó, bố em đã bất ngờ gọi em về nhà. Ông nói, ông đã đồng ý cho em lấy chồng để mong em hạnh phúc, vậy mà cuối cùng em lại bị gia đình chồng đói xử như vậy. Sau đó, ông quyết định giúp dù thế nào em cũng phải ly hôn với chồng. Nói đoạn, ông cũng gọi luật sư để giúp em hoàn tất mọi thủ tục để ly hôn.
Biết được sự tình, gia đình chồng đã ngỏ ý lên gặp gia đình em để xin lỗi. Tuy nhiên, vì lo cho con gái, bố em đã từ chối cuộc gặp mặt giả dối này. Từ đó đến nay, ngoài cuộc gặp ở tòa án, em và chồng không còn gặp lại nhau nữa.
Theo Xaluan
Thông gia lên tận Hà Nội để ăn bữa cơm tất nhiên mà vội vã ra về đầy uất nghẹn
Thế là bố mẹ tôi cũng được lên tận Hà Nội để ăn bữa cơm tất niên thịnh soạn do gia đình thông gia mời. Hàng xóm ai cũng tưởng quý hóa quá.
Tôi sinh ra trong một gia đình cả bố mẹ đều làm nông nghiệp. Bố mẹ đã vất vả nuôi anh em tôi khôn lớn. Cả 2 anh em tôi đều được học đại học. Anh tôi ra trường thì về quê công tác. Còn tôi vừa ra trường, chưa kịp xin việc thì đã vội lấy chồng ngay. Chồng tôi là bạn học cùng lớp đại học với tôi, hơn tôi 1 tuổi. Chúng tôi yêu nhau từ khi học năm thứ 3.
Năm tôi cưới, ai cũng nói tôi số sướng vì vớ được anh trai Hà Nội, con nhà giàu lại ngoan hiền, đức độ. Tôi thú thật là cũng đã từng tự hào vì điều đó. Cứ tưởng cuộc sống hôn nhân của mình được viên mãn. Vậy mà mọi chuyện đã không như tôi nghĩ.
Lấy chồng xong tôi ở nhà sinh con, phụ thuộc hoàn toàn vào nhà chồng và chồng. Mọi chuyện tôi đều phải hỏi ý kiến của chồng, của bố mẹ chồng. Đến việc về thăm bố mẹ đẻ, nếu không được phép tôi cũng không tự ý dám về.
Thế là bố mẹ tôi cũng được lên tận Hà Nội để ăn bữa cơm tất niên thịnh soạn do gia đình thông gia mời. Ảnh minh hoạ
Đến nay, tôi lấy chồng được 3 năm rồi nhưng chưa một lần nào được về quê ăn Tết. Năm nay, tôi có bàn chuyện về quê ngoại với chồng thì anh cũng đồng ý ngay vì biết vợ nhớ nhà. Anh đã xin phép bố mẹ thay tôi để vợ chồng cùng con về ngoại.
Thế nhưng mẹ chồng tôi không đồng ý, rồi đưa ra ý kiến: "Thôi năm sau thì về, năm nay lạnh thế này, con bé còn nhỏ về nhỡ lại ốm thì khổ". Quê tôi ở Nam Định đúng là nắng gió biển nếu không quen sẽ bị ốm thật. Nghe bà nói có lý nên chồng tôi cũng xuôi theo.
Thấy tôi buồn nên chồng mới nảy ra ý định nói với mẹ làm tất niên để mời ông bà ngoại lên. Anh sẽ về đón ông bà ngoại. Thấy chồng hết lòng như vậy, tôi vui lắm. Và ý kiến của chồng đã được mẹ chồng tôi đồng ý. Vậy là tiện cả đôi đường. Tôi hoan hỉ chờ ngày được gặp bố mẹ mình.
Lâu ngày không được gặp bố mẹ, tôi cứ tưởng sẽ có 1 ngày vui lắm. Nhưng tất cả đã không diễn ra như tôi tưởng. Mang tiếng làm tất niêm sáng 30 Tết để mời thông gia mà mẹ chồng tôi chỉ làm cơm đại khái qua loa.
Sáng tôi xuống sớm, hỏi mẹ phải làm gì để tôi cùng làm thì bà đuổi tôi lên phòng với con, bà làm một mình cũng được. Rồi bà còn kèm câu: "Quan trọng gì, cơm rau dưa, người nhà quê chỉ ăn tất niên thế thôi chứ món lạ có khi lại chẳng biết ăn". Tôi nghe được mà điếng lòng và tủi thân vô cùng. Ngay lúc đó tôi đã định gọi điện cho bố mẹ là không lên thăm mẹ con tôi nữa nhưng lại sợ bố mẹ suy nghĩ nên lại thôi.
Rồi bữa cơm tất niên đã diễn ra. Chứng kiến cách đãi khách của mẹ chồng mà tôi ức đến nghẹn cổ và trào nước mắt vì thương bố mẹ mình. Món gì lạ lạ là bà liên mồm nói: "Cái này mà ăn không quen là không thấy ngon đâu, nó phí ra". Rồi cứ nhai đi nhai lại kiểu: "Ở quê, có khi chỉ cái này món rau này là ngon" (chỉ đũa vào đĩa rau bắp cải luộc). Tất nhiên bố mẹ tôi cũng chỉ ăn uống qua loa rồi chơi với cháu.
Xong bữa, mẹ tôi định ôm con bé một lát rồi về thì bà nội thấy cháu cứ quấn lại bà ngoại nên gọi: "Cún, ra đây với bà, không bẩn con!".
Bữa cơm tất niêm ấy lại chan đầy nước mắt của cả bố mẹ và đứa con gái lấy chồng xa quê là tôi (Ảnh minh họa)
Tôi biết, mẹ tôi tự ái lắm nhưng không nói gì là để giữ gìn cho tôi. Nhưng tôi thì tức đến phát khóc. Và hơn ai hết, tôi không muốn bố mẹ tôi ở một giây nào trong cái nhà này nữa nên nói khéo bắt bố mẹ tôi về sớm.
Thế là bố mẹ tôi cũng được lên tận Hà Nội để ăn bữa cơm tất niên thịnh soạn do gia đình thông gia mời. Hàng xóm ai cũng tưởng quý hóa quá. Nào ngờ, bữa cơm tất niêm ấy lại chan đầy nước mắt của cả bố mẹ và đứa con gái lấy chồng xa quê là tôi. Họ vừa lên xe đã gọi điện cho tôi rằng: "Hôm nay bố mẹ phải chịu uất nghẹn vì con. Từ sau vợ chồng con đừng có mời 2 vợ chồng tao về chơi thông gia nữa nhé".
Theo Emdep
Đến thăm con gái ở cữ mà con chẳng buồn dậy ăn cơm, nghĩ thông gia chiều làm con hư "Nhưng vừa mở cửa buồng bị chốt bên ngoài ra bà chỉ kịp hét lên 1 câu rồi ngất ngay khi chân chạm vào thứ mềm mềm đó: Trời ơi, con...". ảnh minh họa Học xong cao đẳng đi làm được 2 năm thì Loan được chính con của giám đốc công ty hỏi cưới. 1 lần anh ta tới công ty bố...