Giá cả tăng cao khiến nhiều người Mỹ ‘ngại’ tham dự đám cưới
Theo Bloomberg, lạm phát tăng cao đã ngăn cản kế hoạch tổ chức đám cưới của nhiều người Mỹ và cũng khiến các khách mời đám cưới ‘rụt rè’.
Cụ thể, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu đám cưới trong năm 2022, một kỷ lục kể từ năm 1984, nhưng không phải tất cả khách mời đều sẵn sàng tham gia lễ kỷ niệm do giá cả tăng cao. Phần lớn đám cưới là sự kiện được lên lịch trước, phải hoãn lại suốt 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, các chuyên gia trong ngành cho rằng, xu hướng đám cưới đơn giản trong tình hình mới hiện nay sẽ tiếp tục duy trì vì điều đó tốt cho cả sức khỏe tinh thần và tài chính của nhà trai, nhà gái.
Một nghiên cứu gần đây của Credit Karma cho thấy phần lớn khách được mời (73%) thừa nhận giá cả tăng cao ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tham dự lễ kỷ niệm của họ.
Giá cả tăng cao ngăn cản nhiều người Mỹ kết hôn. (Ảnh: Unsplash)
Việc tăng giá vé, giá khách sạn, quần áo và quà tặng cho các cặp đôi mới cưới tăng cao dẫn đến thực tế là nhiều khách bắt đầu đơn giản là từ chối những lời mời chào.
Theo một cuộc khảo sát của Credit Karma, trung bình người Mỹ có kế hoạch tham dự 2,5 đám cưới trong năm nay và chi khoảng 1.000 USD cho mỗi đám cưới.
Các chuyên gia cho rằng, GDP của Mỹ dự kiến sẽ tăng 2,8% trong năm nay. Đồng thời, kinh tế đất nước trong trung hạn có thể gặp khủng hoảng và chuyển sang giai đoạn suy thoái vào năm sau.
Mới đây, trong phát biểu hôm 3/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng số liệu việc làm mới nhất cho thấy nước Mỹ có thể kiểm soát được lạm phát tăng vọt, trong khi duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh.
Video đang HOT
Ông Biden nhấn mạnh đến nền tảng vững vàng của nền kinh tế Mỹ dù giá tiêu dùng tăng. Trên cơ sở đó, nước Mỹ sẽ xây dựng một tương lai tăng trưởng ổn định và vững chắc để có thể hạ nhiệt lạm phát mà không phải hy sinh những thành quả đã đạt được.
Tổng thống Biden nói nhiều người Mỹ vẫn lo ngại khi giá các hàng hóa thiết yếu như thực phẩm và xăng tăng mạnh lên các mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, ông cho rằng, nhờ những tiến triển lớn của nền kinh tế, người Mỹ có thể ứng phó được với lạm phát.
Trước đó, Bộ Lao động Mỹ công bố tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới tháng Tư vừa qua tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời là tháng thứ hai liên tục trong năm nay lạm phát vượt trên 8%.
Như vậy, lạm phát ở Mỹ trong tháng Ba (8,5%) và tháng Tư năm nay đều tăng tới mức kỷ lục trong hơn 40 năm qua, tính từ tháng 12/1981.
Theo Bộ Lao động Mỹ, mặc dù tỷ lệ lạm phát trong tháng Tư có thấp hơn tháng Ba một chút chủ yếu nhờ giá xăng dầu có hạ nhiệt, tuy nhiên giá xăng lại tiếp tục leo thang.
Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã tăng vọt kể từ đầu năm 2021 khi nền kinh tế nước này bắt đầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, thậm chí khiến các chuỗi cung bị đứt gãy và chính sự mất cân bằng cung cầu đã tạo áp lực khiến giá cả tăng cao, chưa kể các nguyên nhân khác.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đối mặt với bài toán rất khó là làm sao có thể thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát và hạ nhiệt nền kinh tế mà lại không hạn chế tăng trưởng và gây ra suy thoái.
Làn sóng Omicron phá huỷ mùa cưới hỏi tại Ấn Độ
Nhiều cặp đôi chuẩn bị kết hôn tại Ấn Độ đã phải hoãn đám cưới khi chính phủ giới hạn danh sách khách mời từ trên 600 xuống chỉ còn 20 người trong bối cảnh làn sóng Omicron càn quét nước này.
Một cặp đôi đang chờ lễ thành hôn của họ trước làn sóng Omicron ở Ấn Độ. Ảnh: Shutterstock
Theo trang The Guardian (Anh), cho đến ngày 28/12/2021, Heena Vashisht vẫn là một cô dâu hạnh phúc. Cô gái 28 tuổi rất hài lòng vì gia đình đã chuẩn bị tươm tất mọi thứ cho đám cưới của cô vào ngày 10/2 tới. Nhưng kế hoạch của cô đã bị phá hỏng bởi làn sóng Omicron tại Ấn Độ. Dù các buổi hôn lễ vẫn được tổ chức ở New Delhi theo kế hoạch, nhưng phải cắt giảm danh sách khách mời xuống từ 650 người còn 20 người.
"Họ hàng của tôi có đến 80 người. Làm thế nào tôi có thể giảm lượng khách xuống còn 20 người? Hiện giờ không khí trong gia đình tôi vô cùng căng thẳng, đến nỗi không thể chịu đựng nổi. Không ai biết phải làm gì và huyết áp của mẹ tôi đã tăng vọt vì quá áp lực", cô Vashisht nói.
Khi làn sóng thứ 3 do biến thể Omicron ập đến, Ấn Độ đã triển khai các biện pháp phòng COVID-19 nghiêm ngặt cùng nhiều hạn chế khác để ngăn chặn virus lây lan. Chính phủ New Delhi đã giới hạn số lượng khách dự đám cưới ở mức dưới 20 người, giáng đòn mạnh vào mùa cưới truyền thống của Ấn Độ, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Điều này khiến hàng nghìn gia đình rơi vào nỗi bất an tương tự như Vashisht, khi hầu hết các hợp đồng cưới hỏi đã được thanh toán toàn bộ hoặc một phần.
Cha của Vashisht đã thanh toán toàn bộ chi phí cho địa điểm tổ chức hôn lễ của con gái tại Trang trại Tivoli ở ngoại ô thành phố. "Tôi muốn chuẩn bị thật chu đáo cho mọi việc, dù nhỏ nhất, nên tất cả đã được quyết định và các khoản tạm ứng đã được thanh toán toàn bộ. Khi tôi hỏi về việc hoãn cưới, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đều nói nếu tôi làm vậy, họ có thể bị lỗ nặng", Vashisht nói.
Cô dâu tìm giấy chứng nhận tiêm chủng cho nhân viên y tế tại địa điểm tổ chức đám cưới. Ảnh: Reuters
Trong thời kỳ trước đại dịch, một số ngày cuối tuần tháng 12 có thể chứng kiến đến hơn 20.000 đám cưới diễn ra ở thủ đô chỉ trong một ngày, khiến những con đường vốn đông đúc trở nên tắc nghẽn. Tháng 11 đến tháng 3 hàng năm được coi là thời điểm để ngành công nghiệp cưới hỏi ở Ấn Độ thu lợi khổng lồ do thời tiết thuận lợi hơn.
Trước làn sóng Omicron, các ca COVID-19 đã giảm xuống thấp đến mức khó tin. Sự mệt mỏi kéo dài suốt đại dịch đã tạo ra những "đám cưới trả thù", xa hoa và lộng lẫy hơn thông thường rất nhiều lần. Sau 2 năm ít hoặc không đi du lịch, nhiều gia đình đã tổ chức hôn lễ theo hình thức kết hợp với du lịch và trăng mật vào tháng 11/2021. Thay vì đám cưới truyền thống, họ muốn đến một thành phố khác để tổ chức hôn lễ rồi hưởng thụ một kỳ nghỉ ý nghĩa tại đó.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại nhà ga ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Các nhà cung cấp dịch vụ cưới hỏi ở Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với các khoản lỗ nghiêm trọng. Trước đó, doanh thu của họ đạt khoảng 50 tỷ USD, và New Delhi là một trong những thị trường tiệc cưới lớn nhất. Chỉ trong một ngày "tốt lành" - 14/11/2021 - khoảng 5.000 đám cưới đã diễn ra trong thành phố khi ngành công nghiệp xa xỉ này đang tìm cách phục hồi. Những chuyến bay đến các địa điểm hưởng tuần trăng mật cũng tăng mạnh.
Rajeev Jain, Giám đốc điều hành của công ty quản lý sự kiện Rashi Entertainment, tin rằng ngành công nghiệp cưới hỏi là "mục tiêu mềm" đối với các hạn chế COVID-19. Nhân viên tại hầu hết các địa điểm và nhà cung cấp dịch vụ cưới hỏi và khách mời đều phải tiêm phòng đầy đủ. Ông Jain cho biết ngành này đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng dịch bởi vì nếu không nó "sẽ chết dần".
Abhishek Mishra, đồng sáng lập của công ty tổ chức sự kiện Seasons Catering, cho biết điện thoại của anh đã đổ chuông liên tục khi nhiều gia đình quẫn trí yêu cầu hoàn tiền. Một số người đã phải chờ đợi hơn 18 tháng để tổ chức đám cưới mà không bị hạn chế về đại dịch. Anh dự định sẽ hoàn lại tiền cho họ vì quá đau khổ và vì danh tiếng của công ty. Anh cũng phải trả lương cho hàng trăm nhân viên, cả nhân viên thời vụ và nhân viên hợp đồng.
"Đó là một thảm họa toàn diện. Có hàng trăm nhà cung cấp nhỏ tham gia vào một đám cưới", anh nói.
Khách mời dự tiệc đám cưới được yêu cầu tiêm mũi vaccine COVID-19. Ảnh: Reuters
Một cặp đôi khác đã chuẩn bị bay từ London đến New Delhi cho ngày trọng đại vào hôm 23/1 tới. Hơn 500 khách sẽ ăn mừng bên hồ bơi của một khách sạn 5 sao. Ngoại trừ hoa, những khoản tiền lớn cho tất cả dịch vụ khác đã được chi trả, từ người phục vụ ăn uống, DJ, toàn bộ khu vực của khách sạn, đồ trang trí và trang phục.
"Gia đình, họ hàng và bạn bè của chúng tôi cũng đã đặt vé máy bay, phòng khách sạn, thuê xe, nhiếp ảnh gia, ban nhạc và mọi thứ. Nhưng chúng tôi đã phải hoãn đám cưới vô thời hạn vì không thể cử hành đám cưới chỉ với 20 người", cô dâu chia sẻ.
Ấn Độ đã tận hưởng một thời gian yên bình kể từ tháng 6/2021. Đến cuối tháng 11, thủ đô 20 triệu dân chỉ ghi nhận chỉ 35-45 ca nhiễm mới/ngày. Nhưng khi biến thể Omicron xuất hiện khiến số ca mắc tăng đột biến, chính phủ đã phải tái áp đặt các hạn chế. Ấn Độ đang ghi nhận khoảng 258.000 ca COVID-19 mới/ngày trên toàn quốc. Trong đó, thủ đô New Delhi ghi nhận 18.286 ca mắc mới vào hôm 17/1.
Một đám cưới khổng lồ tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Sahiba Puri, quản lý trung tâm tổ chức tiệc cưới XO Catering by Design ở Delhi, hiểu rõ mục đích của những hạn chế phòng dịch, nhưng ông không biết phải làm gì với những đầu bếp đã đến từ các vùng khác nhau của Ấn Độ để chuẩn bị trước cho đám cưới vào cuối tuần.
"Gia đình cô dâu muốn đãi khách tất cả các món ăn từ nhiều vùng miền nên những người đầu bếp này đã đến và mua rất nhiều nguyên liệu. Nhưng giờ họ phải đi đâu? Họ đang trả tiền thuê nơi ở và các chi phí khác", Puri nói.
Khi ngành công nghiệp cưới hỏi xa xỉ của Ấn Độ phải đối mặt với một thảm họa khác, Mishra và nhiều doanh nghiệp tổ chức sự kiện khác dự định kêu gọi chính phủ nới lỏng quy định 20 khách mời. Liên đoàn các thương nhân Ấn Độ cũng đã viết thư cho chính phủ yêu cầu điều này..
Tuy nhiên, với sự bùng nổ số ca mắc, bất kỳ động thái nới lỏng nào cũng rất khó có thể xảy ra. Thợ in thiệp cưới Arnav Gupta nói: "Mọi người đều bị ám ảnh bởi làn sóng thứ 2 tàn bạo đến nỗi không chính trị gia nào có thể chấp nhận bất kỳ cơ hội nới lỏng nào".
Không thể mời 630 khách, cô dâu Vashisht không có lựa chọn nào khác ngoài quyết định hoãn đám cưới, nhưng việc lên kế hoạch tổ chức đám cưới sau này cũng không thể. "Ai biết khi nào làn sóng này sẽ kết thúc? Nó chỉ mới bắt đầu. Tôi có dự tính xem một ngày trong tháng 3 hay không? Có thể tới tháng 4? Chẳng ai biết rõ. Sự mơ hồ này đang giết chết tôi", cô chia sẻ.
63 con gà lăn ra chết vì nhạc đám cưới quá to Chủ một trại gà ở Ấn Độ đâm đơn kiện sau khi 63 con gà của ông lên cơn đau tim và chết do âm thanh khủng khiếp của đám cưới. Ngày 23/11, ông Ranjit Kumar Parida, chủ một trang trại gia cầm ở quận Balasore, bang Odisha, phía đông Ấn Độ, đâm đơn khiếu nại lên cảnh sát vì một sự việc...