Giá cả sinh hoạt ở Séc tăng kỷ lục; Đức khó tránh suy thoái
Lạm phát tăng vọt ở Cộng hòa Séc – quốc gia thành viên Liên minh châu Âu – đã gây ra cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt, thổi bùng lên các vụ biểu tình quy mô lớn.
Kênh truyền hình RT đưa tin lạm phát ở Séc đã tăng lên mức cao nhất trong ba thập kỷ vào tháng 9 vừa qua, do chi phí năng lượng và nhiên liệu phi mã. Theo báo cáo của cơ quan dịch vụ thống kê Séc ngày 11/10, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 đã tăng 18% so với cùng kỳ năm, và vượt mức 17,2% trong tháng 8.
“Làn sóng gia tăng trên chịu tác động nhiều nhất bởi giá cả của các mặt hàng sinh hoạt, chủ yếu là năng lượng và nhiên liệu, cao hơn gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái”, ông Pavla Sediva – người đứng đầu Đơn vị Thống kê Giá Tiêu dùng của Séc – lưu ý.
Theo báo cáo, chỉ trong tháng 9, giá tiêu dùng tại các cửa hàng bán lẻ đã tăng trung bình gần 1%. Trong năm nay, mức tăng lương thực thực phẩm cơ bản đã vượt quá tỷ lệ lạm phát chung. Giá bột mì tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái, dầu và chất béo tăng hơn 50%, sữa và đường tăng khoảng 50%.
Video đang HOT
Ngày 8/10, một cuộc biểu tình lớn đã xảy ra tại Quảng trường Wenceslas ở thủ đô Praha. Hàng nghìn người đã tụ tập để phản đối tình trạng giá cả tăng cao, trong khi mức sống giảm và các biện pháp của chính phủ không đủ để giải quyết khủng hoảng.
Không chỉ riêng Séc, toàn Liên minh châu Âu (EU) đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra, một phần nguyên nhân là do quyết định loại bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga của EU.
Giá khí đốt đã tăng mạnh sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. EU và các nước phương Tây khác đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt sâu rộng nhằm vào Moskva, đồng thời bắt đầu cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng của Nga. Sau đó, giá xăng dầu cũng lập tức leo lên mức cao kỷ lục, kéo theo lạm phát cùng tăng lên trên toàn cầu.
Trong khi đó, giới chuyên gia kinh tế dẫn số liệu mới cho biết Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, dự kiến sẽ rơi vào suy thoái và tỷ lệ lạm phát sẽ tăng mạnh trong năm 2023.
CH Séc: Biểu tình quy mô lớn chống chính phủ và phản đối tư cách thành viên NATO, EU
Cuộc biểu tình diễn ra nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao.
Những người biểu tình cũng nhằm vào tư cách thành viên EU và NATO của nước này.
Quang cảnh cuộc biểu tình tại Séc. Ảnh: Reuters
Hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Praha, Cộng hòa (CH) Séc, ngày 28/9, yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Petr Fiala từ chức trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao, đồng thời kêu gọi xem xét lại mối quan hệ với EU và NATO.
Cuộc biểu tình diễn ra vào ngày lễ quốc gia của CH Séc với nhóm tổ chức "Nước Séc trên hết" (Czech Republic First!) kêu gọi Chính phủ Séc bảo đảm các hợp đồng khí đốt với Nga, phản đối tư cách thành viên EU và NATO, đồng thời đảm bảo quốc gia ở châu Âu này "trung lập về quân sự".
Cuộc biểu tình cũng nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao - mặc dù có mức trần giá năng lượng mới.
Michela Marikova, một người biểu tình, nói: "Chúng tôi ở đây vì tình hình trong hai, ba năm qua rất khó khăn. Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt với Nga về khí đốt", giải thích rằng mặc dù không ủng hộ cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng ủng hộ việc duy trì quan hệ thương mại với Moskva.
Một người biểu tình khác, yêu cầu giấu tên, cho biết "Chúng tôi cảm thấy EU coi thường các ưu tiên của 'các nước nhỏ như CH Séc'". Về phần mình, Pavel Nebel, 53 tuổi, nói: "Chính phủ hiện nay chỉ phục vụ Brussels, sức mạnh của Mỹ và NATO; không quan tâm đến lợi ích của công dân Séc".
Cuộc biểu tình mới này diễn ra sau một cuộc biểu tình quy lớn khác do cùng một nhóm tổ chức được tiến hành hồi đầu tháng 9 vừa qua, ước tính khoảng 70.000 người tham gia tại Quảng trường Wenceslas ở Praha.
Giá năng lượng cao, được thúc đẩy bởi cuộc xung đột ở Ukraine, đã gây áp lực lên các chính phủ trên khắp châu Âu để giảm bớt gánh nặng chi phí năng lượng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Chính phủ Séc đã kí tham gia các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga và có lập trường cứng rắn đối với việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Miroslav Sevcik, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế tại Đại học Kinh tế và Thương mại Praha và là người phát biểu đầu tiên tại cuộc biểu tình ở Praha, đã kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Phản ứng về cuộc biểu tình, Thủ tướng Séc Fiala cho rằng sự kiện này được tổ chức "bởi các lực lượng thân Nga, gần với các quan điểm cực đoan và chống lại lợi ích của CH Séc".
Séc bắt đầu sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng từ Hà Lan Theo phóng viên TTXVN tại Cộng hòa Séc, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ cảng Eemshaven ở Hà Lan đã bắt đầu được công ty khí đốt bán quốc doanh CEZ của Séc sử dụng. Một con tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng. Ảnh minh họa: Reuters Đại diện công ty CEZ cho biết do việc vận chuyển từ đường ống...