Giá cà phê tăng cao nhất trong 10 năm vì thế giới lo thiếu hụt nguồn cung, Việt Nam hưởng lợi lớn
Giá cà phê thế giới trong tháng 11/2021 đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua do lo ngại nguồn cung thiếu hụt đẩy giá cà phê trong nước tăng cao.
Giá cà phê thế giới tăng cao nhất trong 10 năm
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 11/2021, giá cà phê thế giới tăng lên mức cao nhất trong 10 năm do lo ngại nguồn cung thiếu hụt, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế có thể kéo dài tới năm sau.
Cụ thể, trên sàn giao dịch London, ngày 29/11/2021 giá cà phê giao kỳ hạn tháng 1/2022, tháng 3/2022 và tháng 5/2022 tăng lần lượt 6,0%, 5,1%, 4,9% so với ngày 29/10/2021, lên 2.308 USD/tấn; 2.237 USD/ tấn và 2.202 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch New York, ngày 29/11/2021, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2021, tháng 3/2022, tháng 5/2022 và tháng 7/2022 tăng lần lượt 22%, 19,9%, 19% và 18,3% so với ngày 29/10/2021, lên mức 243,85 Uscent/lb, 242,95 Uscent/lb, 242,15 Uscent/lb và 241,35 Uscent/lb.
Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.363 USD/tấn, tăng 61 USD/tấn so với ngày 29/10/2021.
Trong khi đó, do thời tiết không thuận lợi ở vùng Tây Nguyên, cùng với tình trạng thiếu hụt nhân công khi nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch và phơi sấy cà phê niên vụ mới 2021/2022.
Cuối tháng 11/2021, giá cà phê Robusta trong nước tăng 300 – 400 đồng/kg so với ngày 29/10/2021, lên mức 40.700 – 41.500 đồng/kg.
Tuy nhiên, dù giá cà phê tăng cao, nông dân vẫn không được hưởng lợi nhiều do chi phí phân bón, nhân công đã tăng đáng kể.
Giá cà phê trong nước tăng 300 – 400 đồng/kg so với cuối tháng 10/2021. Trong ảnh: Thành viên Hợp tác xã Nam Yang (Đắk Đoa – Gia Lai) phân loại cà phê. Ảnh: K.N
Video đang HOT
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng, ít nhất cho đến quý I/2022.
Hiệp hội Cà phê Brazil và Columbia khẳng định nguồn cung không thiếu, nhưng khó khăn trong khâu vận chuyển khiến nguồn cung bị hạn chế.
Còn theo dự báo của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong niên vụ cà phê 2021/2022 Việt Nam sẽ xuất khẩu tăng 980.000 bao cà phê so với niên vụ 2020/2021.
Tuy nhiên, sản lượng cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam tăng không bù đắp được lượng hàng bị ách tắc, không thể giao hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong vài tháng trước.
Trung Quốc, Nga tăng mua cà phê Việt Nam, giá cà phê còn khởi sắc
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 78.000 tấn, trị giá 181 triệu USD.
Tính chung 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 11/2021, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam ước đạt 2.327 USD/tấn, tăng 6,3% so với tháng 10/2021 và tăng 20,9% so với tháng 11/2020.
Tính chung 11 tháng năm 2021, giá cà phê xuất khẩu bình quân ước đạt 1.931 USD/tấn, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, Robusta là chủng loại cà phê xuất khẩu lớn nhất trong tháng 10/2021, đạt 85.700 tấn, trị giá 157 triệu USD.
Tuy nhiên, trong 10 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta giảm 3,2% về lượng, nhưng tăng 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê Robusta sang một số thị trường tăng cả về lượng và trị giá như: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Anh.
Trong đó, chỉ tính riêng tại thị trường Nga, Việt Nam đạt xuất khẩu sang Nga trên 61.000 tấn cà phê, trị giá 116 triệu USD, giảm 8% về lượng, nhưng tăng 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Theo Cơ quan Hải quan Nga, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nga tính theo lượng.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 33,53%.
Hiện Nga là nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ 7 ở châu Âu. Khoảng 57% lượng cà phê nhập khẩu của Nga là loại cà phê Robusta và 43% là Arabica.
Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tiêu thụ cà phê của Nga tăng trưởng bình quân 2,7% trong giai đoạn 2018 – 2021, điều này cho thấy sự ưa thích của người dân nước này đối với đồ uống từ cà phê.
Thị trường cà phê Nga được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhờ vào sự phổ biến ngày càng tăng của cà phê trong nước, và được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trẻ.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cà phê của Nga đạt trên 182.000 tấn, trị giá 565,74 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và tăng 20,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Giá cà phê hôm nay 6/12, Xu hướng tăng giá vẫn còn, khả năng giải quyết ách tắc tại các cảng quốc tế?
Mối lo thiếu hụt nguồn cung đã đẩy giá cà phê kỳ hạn trên cả hai sàn lên mức cao mới 10 năm.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt nguồn cung chỉ là nhất thời, tác động tiêu cực của dịch bệnh làm việc giao hàng xuất khẩu bị chậm lại, sự ách tắc vận chuyển tại các cảng quốc tế cũng rất trầm trọng, có thể kéo dài tới giữa năm 2022.
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (4/12).
Cập nhật giá cà phê hôm nay 6/12
Tuần qua ghi nhận giá giá cà phê trên thị trường thế giới đã tăng mạnh trở lại, trong đó vấn đề nguồn cung thu hẹp do nhiều yếu tố cùng tác động, khiến giới chuyên gia đều có nhận định về khả năng thị trường sẽ còn trong xu hướng tăng ít nhất là trong ngắn hạn, từ nay đến hết năm.
Đóng cửa phiêngiao dịch tuần trước (ngày 3/12), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 "tăng khủng" 51 USD (2,18%), giao dịch tại 2.386 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 33 USD (1,46%), giao dịch tại 2.265 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình khả quan, tăng mạnh so với nhiều phiên trước .
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 6,75 Cent (2,85%), giao dịch tại 243,35 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 6,60 Cent (2,8%), giao dịch tại 242,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 3 vẫn tăng tốt.
Cùng với xu hướng tăng giá cà phê thế giới, giá cà phê trong nước cũng đang trên đà tăng. Trong tuần qua, giá cà phê giao dịch tại các địa phương trọng điểm đã tăng 500 - 600 đồng/kg, đạt mốc 47.000 đồng/kg vào ngày 28/11. Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhận định, chu kỳ 10 năm của ngành hàng cà phê đang quay trở lại. Dự báo, giá cà phê sẽ đạt đỉnh vào cuối năm.
Thông tin thị trường cà phê
Hiện tại các nhà cung cấp hàng đầu cho thị trường thế giới đều có những dự báo không khả quan về nguồn cung ít nhất trong ngắn hạn.
Báo cáo của Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới cho thấy có thể giao chậm trễ khoảng 5 triệu bao cà phê đã hợp đồng bán trước cuối năm nay. Trên thực tế, tình trạng thiếu nước khiến cây cà phê không phát triển. Hơn nữa sương giá khiến nhiều cây bị chết. Các nhà vườn Brazil không có đủ cà phê để cung cấp ra thị trường như mọi năm.
Dự kiến, Brazil chỉ có thể xuất khẩu 21 triệu bao cà phê trong niên vụ 2021-2022, giảm tới 55% so với niên vụ 2020 - 2021 do nguồn cung cạn kiệt.
Còn tại Colombia, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới, sản lượng cà phê trong 10 tháng đầu năm đạt khoảng 10,1 triệu bao, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2020. Hiệp hội cà phê Colombia dự báo sản lượng cà phê nước này trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục giảm sút do thời tiết không thuận lợi trong những tuần gần đây. Đặc biệt, mưa nhiều đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch cà phê cũng như tác động đến khả năng ra hoa của cây cà phê trong vụ mùa mới.
Tương tự như vậy, nguồn cung cà phê robusat từ các nhà sản xuất lớn ở Đông Nam Á cũng bị đình trệ. VICOFA cho biết, trong 2 tháng còn lại của năm 2021, Việt Nam sẽ tăng tốc xuất khẩu để bù đắp phần nào cho sự thiếu hụt xuất khẩu lên tới 4,42% so với cùng kỳ trong 10 tháng đầu năm nay. Được biết, trong niên vụ cà phê 2020/2021 Việt Nam xuất khẩu chỉ đạt 1,81 triệu tấn, giảm tới 10,61% so với xuất khẩu của niên vụ trước đó, nguyên nhân chủ yếu là do thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh covid-19 bùng phát. Thu hoạch vụ mùa mới ở Tây nguyên bị chững lại vì mưa lớn trên diện rộng. Điều này, cùng với việc thiếu nhân công tăng cường từ các nơi khác, sẽ làm hàng cà phê vụ mới đưa ra thị trường bị chậm lại ước khoảng 2 tuần.
Giá cà phê hôm nay 3/12, Giá tiếp tục tăng tốt, nông dân có lý do trồng thêm cà phê Dòng tiền được cho là vẫn chưa quay trở lại với thị trường hàng hóa, khi giới đầu cơ vẫn đang chờ đợi thêm các thông tin mới về biến chủng Covid-19 mới, nguy hiểm - Omicron. Giá cà phê trong nước tăng mạnh 700 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (2/12). (Nguồn: Shutterstock)...