Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay tăng, tưới cà phê đúng và đủ như thế nào?
Giá cà phê nhân tại Đắk Lắk hôm nay tiếp tục tăng nhẹ. So với thời điểm trước Tết Nguyên đán, giá cà phê nhân Đắk Lắk tăng tới 900 đồng/kg.
Sau Tết Nguyên đán cũng là thời điểm nông dân chuẩn bị tưới nước cho cà phê. Chuyên gia hướng dẫn cách tưới nước thế nào cho hiệu quả?
Giá cà phê nhân Đắk Lắk tiếp tục tăng nhẹ
Trong phiên giao dịch sáng nay (8/2), giá cà phê nhân xô tại Đắk Lắk tiếp tục tăng nhẹ với mức 100 đồng/kg. Hiện, cà phê nhân Đắk Lắk được mua ở mức 40.700 đồng/kg. Như vậy so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 900 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô tại Đắk Lắk hôm nay tiếp tục tăng nhẹ. Ảnh: Duy Hậu.
Tại các tỉnh Tây Nguyên còn lại, cà phê tại Lâm Đồng được mua thấp nhất, đạt 40.100 đồng/kg. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông, cà phê được mua ở mức trung bình 40.600 đồng/kg.
Theo phân tích của một số chuyên gia, năm 2022, giá cước vận tải container có khả năng vẫn chưa giảm, thậm chí có khả năng tăng vì phụ thuộc vào giá dầu. Người mua vẫn có thể vin vào cớ này để ép giá mua cà phê.
Lý giải này cũng giải thích cho việc sau khi giá cà phê tăng lên mức 43.000 đồng/kg rồi hạ xuống quanh quẩn ở mức 40.000 đồng/kg.
Cũng từ lý giải này, ý kiến các chuyên gia khuyên nông dân không nên trữ hàng chờ giá. Nông dân nên chọn thời điểm giá tốt nhất mà bán cà phê để bảo toàn vốn.
Tưới nước cho cà phê thế nào cho hợp lý?
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm nông dân bắt đầu tưới nước cho cây cà phê. Đây là một việc thường xuyên của nông dân trồng cà phê. Song tưới nước như thế nào cho hợp lý vẫn là câu hỏi mà nhiều nông dân thắc mắc. Cán bộ Viện Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) trao đổi với PV Dân Việt về việc này.
Video đang HOT
Tưới nước đúng và đủ là một trong những cách giúp cây cà phê cho năng suất tốt. Ảnh: Duy Hậu.
Theo chia sẻ của cán bộ này, việc tưới nước mang ý nghĩa quyết định đến quá trình sinh trưởng và năng suất cà phê. Sau một thời kỳ khô hạn để phân hóa mầm hoa, cây được tưới nước đủ sẽ ra hoa rất tập trung.
Vì thế, việc tưới nước cho cây cà phê phải theo nguyên tắc tưới đúng lúc và tưới đủ. “Nếu tưới muộn quá, cây bị suy kiệt nhưng nếu tưới sớm quá khi cây chưa phân hóa mầm hoa đầy đủ sẽ làm hoa nở lai rai, không tập trung gây trở ngại cho thu hoạch. Bên cạnh đó còn lãng phí chi phí đầu tư cho tưới nước. Việc tưới đủ nước cũng rất quan trọng giúp hoa nở tốt”- cán bộ này cho biết.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk giáp Tết ảm đạm, cách phòng trừ một số bệnh thường gặp trên cây cà phê
Cũng theo cán bộ này, những năm gần đây do biến đổi khí hậu nên Tây Nguyên thường đối diện với tình trạng hạn hán. Do đó, nông dân cần tưới nước cho cây cà phê một cách khoa học hơn vừa tránh lãng phí nguồn nước vừa tiết kiệm được chi phí.
Tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng, nông dân xác định việc tưới nước phù hợp. Tuy nhiên, thông thường ở Tây Nguyên, nông dân cần tưới từ 3-4 lần cho cây cà phê vào mùa khô.
Đối với cây cà phê giai đoạn thiết kế cơ bản năm đầu tiên, mỗi lần tưới chỉ cần khoảng 120 lít/gốc; năm thứ hai cần khoảng 240 lít/gốc; năm thứ 3 cần khoảng 320 lít/gốc. Chu kỳ tưới trong giai đoạn này từ 22-24 ngày/lần.
Đối với giai đoạn kinh doanh, mỗi gốc cà phê sẽ cần 450-500 lít/gốc/lần tưới. Riêng đợt tưới đầu tiên, bà con nông dân nên tưới nhiều hơn, khoảng 600 lít/gốc để cây bung đều hoa. Đối với cà phê kinh doanh, chu kỳ tưới có thể giãn ra đến 45 ngày tùy vào điều kiện của từng vùng.
“Chúng tôi đã thí nghiệm và cho thấy, đối với cà phê Robusta kinh doanh trồng cây thực sinh trong điều kiện có đai rừng chắn gió tốt, cà phê có năng suất bình quân 3,5- 4 tấn nhân/ha”.
“Kết quả cho thấy với lượng nước từ 390 – 520 lít/gốc với chu kỳ 25-27 ngày/lần (tuỳ theo ẩm độ đất) đã đảm bảo cho cà phê ra hoa, đậu quả. Trước đây, nông dân hay tưới nước quá mức nhưng điều này không giúp cho năng suất của cây cà phê tăng thêm”- cán bộ này cho biết.
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay: Tăng nhẹ trở lại, làm thế nào để bảo quản cà phê tốt nhất?
So với đầu tuần, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk giảm mất 700 đồng/kg. Tuy nhiên, so với phiên giao dịch cuối tuần trước, giá cà phê Robusta Đắk Lắk tăng nhẹ trở lại.
Để cà phê sau thu hoạch đảm bảo chất lượng, nông dân cần làm những điều này.
Giá cà phê Robusta Đắk Lắk tăng nhẹ trở lại, nông dân "nhấp nhỏm"
So với đầu tuần trước, giá cà phê Robusta Đắk Lắk hôm nay "rớt" 700 đồng/kg. Nếu đầu tuần trước, mỗi ký cà phê Robusta tại Đắk Lắk được mua 41.500 đồng, thì hiện tại chỉ còn 40.800 đồng.
Biến động giá cà phê Robusta trong tuần trước tại Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Đồ họa: Duy Hậu.
Tuy nhiên, so với mức giá thấp nhất vào cuối tuần trước, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã "nhích" lên thêm 200 đồng/kg. Các tỉnh Tây Nguyên còn lại, giá cà phê Robusta cũng biến động tương tự.
Hiện, tại Lâm Đồng, cà phê Robusta được mua 40.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại là Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum đều được mua trung bình ở mức 40.700 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk liên tục biến động khiến nhiều nông dân "nhấp nhổm". (Trong ảnh: Một nông dân tại xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, Đắk Nông đang hái cà phê). Ảnh: Duy Hậu.
Theo quan sát của chúng tôi, việc giá cà phê "nhảy múa" trong liên tiếp 2 tuần qua khiến nhiều nông dân "nhấp nhỏm". Một nông dân tại xã Quảng Phú, huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) nói: "Ngân hàng bảo bán anh ạ. Tôi cũng muốn ráng chờ giá lên thêm rồi mới bán nhưng các món nợ tại ngân hàng cần phải trả lãi. Thế nên cà phê phơi khô tới đâu bán tới đó để trả".
Ông Lê Quang Trung, xã Cư Suê, huyện Cư Mgar cũng tâm sự: "Tôi cứ nhấp nha nhấp nhổm. Khi cà phê tăng giá thì muốn để thêm vài ngày nữa. Nhưng hôm sau, giá cà phê rớt thì lại nghĩ hay thôi bán đi. Tâm lý người dân ai cũng muốn bán được giá tốt nhưng ngược lại khi thấy giá cà phê giảm xuống lại lo sợ sẽ giảm tiếp. Thế nên có người vội bán ngay lúc tăng, có người lại vội bán ngay lúc cà phê hạ giá".
Theo ông Bé, để cà phê có chất lượng tốt nhất, giá bán cao hơn mức trung bình thì việc đầu tiên cần làm là phải đợi cà phê chín đều rồi mới thu hoạch. Ảnh: Duy Hậu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bé (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) thì tỏ ra hết sức bình thản: "Thời điểm nhiều người bán cà phê nhất thì sẽ là lúc giá cà phê rớt. Gia đình tôi chưa cần tiền nên chưa cần bán vội. Kinh nghiệm của tôi là cố gắng chờ đến khi thị trường bắt đầu vơi cà phê bán ra thì lúc đó mình mới bán, giá sẽ cao hơn".
Làm thế nào để bảo quản cà phê tốt nhất?
Cũng theo ông Bé, để cà phê bán ra có giá tốt nhất thì trước tiên cà phê phải đạt chất lượng tốt. Muốn vậy, việc đầu tiên là phải làm là thu hoạch cà phê lúc chín đều.
Khi hái xong, ông Bé luôn bảo quản cà phê ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh xa những nơi để hóa chất như phân bón, thuốc trừ sâu... "Sau khi thu hoạch, nếu thời tiết tốt, có nắng thì tôi đem phơi và chế biến ngay. Trường hợp trời mưa dài ngày thì tôi phải mang đi sấy để cà phê không bị giảm chất lượng"- ông Bé nói.
Sau khi hái cà phê về, nông dân nên đem phơi (sấy) ngay để đảm bảo chất lượng cà phê nhân. (Trong ảnh: Một nông dân tại Cư Mgar, Đắk Lắk đang phơi cà phê).
Ông Bé cũng chia sẻ, để đảm bảo chất lượng cà phê khi phơi (sấy), ông làm đúng theo kỹ thuật hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp. "Cà phê trải ra không nên để dày quá, chừng 5cm là phù hợp. Mỗi ngày, tôi đều đảo từ 4-5 lần cho tất cả hạt cà phê khô đều như nhau. Trường hợp trời mưa, cà phê cần phải sấy thì không nên để nhiệt độ lò sấy quá nóng, tốt nhất là dưới 60 0C"- ông Bé nói.
Về việc bảo quản cà phê, ông Bé cho biết, cà phê sau khi phơi khô, sơ chế sạch sẽ thì đưa vào nơi thoáng, sạch để cất. Kho bảo quản cà phê cần phải được xử lý mối mọt, côn trùng trước khi đưa cà phê vào.
Cà phê để trong kho tuyệt đối không được để sát mặt đất và cũng nên để cách tường ra, làm sao phải đảm bảo khô thoáng.
"Cà phê nhân hay cà phê chưa xay vỏ đều nên để nơi thoáng, sạch. Muốn giữ được càng lâu thì nhà kho tuyệt đối không được để ẩm mốc và có mối mọt"- ông Bé nói.
Theo một cán bộ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, nếu trong điều kiện thời tiết bất lợi (mưa nhiều) mà nông dân không có điều kiện sấy thì có thể xử lý bằng cách ủ với nấm men và enzyme Rohapect.
Theo đó, cà phê sau khi thu về, nông dân xử lý hết tạp chất rồ đổ ra nền xi măng khô sạch. Tùy theo khối lượng cà phê, nông dân thêm chế phẩm nấm men (trung bình 1kg/1 tấn cà phê) và enzyme Rohapect (1 lít/tấn cà phê) phù hợp để ủ.
Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay: Giá lên xuống thất thường, bón phân hữu cơ cho cây cà phê có lợi ích gì? Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay lại tiếp tục biến động. Trong tuần, cùng với giá cà phê Đắk Lắk, cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giá cũng lên, xuống thất thường. Bón phân hữu cơ sinh học cho cây cà phê có lợi ích gì? Giá cà phê nhân Đắk Lắk hôm nay lại tiếp tục biến động, thời...