Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk sắp chạm mốc 42.000 đồng/kg, Tây Nguyên đón mưa, người vui, kẻ buồn
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tiến sát mốc 42.000 đồng/kg. Trong tuần qua, cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã tăng thêm 1.000 đồng/kg.
Những ngày qua, nhiều địa phương tại Tây Nguyên xuất hiện những trận mưa. Nông dân người vui, kẻ buồn.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tiến sát mốc 42.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk được mua ở mức 41.800 đồng/kg. Mức giá này được giữ nguyên kể từ đợt tăng giá nhẹ hôm 19/3 với mức tăng 400 đồng/kg. Như vậy, trong suốt tuần qua, giá cà phê Robusta tại Đắk Lắk đã tăng thêm được 1.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tiến sát mốc 42.000 đồng/kg. Ảnh: Duy Hậu.
Mặc dù mức tăng này không nhiều nhưng đối với nông dân, điều này giúp họ giảm bớt phần nào áp lực khi giá xăng dầu, phân bón tăng cao.
“Sáng nay, tôi đã chốt bán 1 tấn cà phê. Thời điểm cà phê chạm mốc 43.000 đồng, gia đình vẫn chưa thu hoạch. Sau khi thu hoạch, giá cà phê thay đổi thất thường khiến tôi rất lo lắng. Do đó, khi thấy mức giá “chấp nhận được”, tôi đã chốt bán để lấy tiền trang trải. Bao nhiêu thứ đang cần phải lo, được thêm một đồng vẫn quý”- ông Nguyễn Công Phong (thị trấn Quảng Phú, huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) nói.
Tại Tây Nguyên, trong suốt tuần qua, giá cà phê Robusta cũng đồng loạt tăng lên thêm 1.000 đồng/kg. Nếu tuần trước, cà phê Robusta ở Lâm Đồng chỉ ở sát mốc 40.000 đồng thì hôm nay đã tăng lên 41.200 đồng/kg.
Video đang HOT
Nhiều vùng tại Tây Nguyên vẫn đang hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua. Ảnh: Duy Hậu.
Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, cà phê Robusta đang có mức giá trung bình là 41.700 đồng/kg. Trong khi nhiều nông dân “chấp nhận được” với mức giá cà phê hiện tại thì nhiều người vẫn hết sức lo lắng khi giá phân bón, xăng dầu vẫn đang “nóng”.
“Với tình hình như hiện nay thì mức giá này không ổn chút nào. Chi phí đầu vào quá cao, nếu vụ tới mà cà phê vẫn “đủng đỉnh” như hiện tại, không có gì đột biến thì người trồng cà phê khó có lời. Theo tôi, ít nhất cà phê phải đạt từ 50.000 đồng/kg trở lên nông dân mới có lời”- ông Lê Văn Thiết (thị trấn Chư Sê, Chư Sê, Gia Lai) nói.
Tây Nguyên đón mưa, người vui, kẻ buồn
Những ngày qua, tại Tây Nguyên đã bắt đầu có mưa. Tuy nhiên, mưa chỉ xảy ra cục bộ tại một số địa phương. Tại Gia Lai, chiều 19/3, mưa lớn xuất hiện một số vùng ở huyện Chư Pứ, Chưa Păh, Chư Sê…
Mưa thường xuyên xuất hiện tại xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông) khiến người trồng cà phê vui mừng nhưng người trồng tiêu thì lại lo lắng. Ảnh: Duy Hậu.
Tại Đắk Lắk, mưa rải rác ở một số vùng tại TP.Buôn Ma Thuột, huyện Cư Mgar tuy nhiên lượng mưa ít hơn. Các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng và Đắk Nông, mưa lớn xuất hiện ở các huyện Ngọc Hồi, Đắk Song, Di Linh…
“Trận mưa kéo dài khoảng 30 phút với lượng mưa khá lớn. Gia đình tôi đang chuẩn bị tưới nước cho cà phê thì mưa xuống, không cần tưới nữa. Trời vẫn thương nông dân nên cho trận “mưa vàng”- một nông dân tại huyện Chư Pứ, Gia Lai vui mừng nói.”Trận mưa chiều qua đã giúp nông dân chúng tôi tiết kiệm được một số tiền không hề nhỏ. Không chỉ thế, việc có mưa tự nhiên sẽ giúp cây cối phát triển tốt hơn so với việc tưới nước”- ông Lý Văn Bôn (thị trấn Chư Sê) nói.
Trong khi nhiều vùng, nông dân đón “mưa vàng” thì nhiều vùng trọng điểm cà phê của Tây Nguyên khác vẫn đang ngóng mưa. Tại Gia Lai, các vùng biên giới Đức Cơ, Ia Grai… vẫn khô cháy. Tại Đắk Hà (Kon Tum)- vùng cà phê lớn nhất nhì Tây Nguyên- cũng đang “khát” mưa.
Các huyện Ea HLeo, Krông Năng, Lắk, Krông Ana… của tỉnh Đắk Lắk thi thoảng mưa xuất hiện nhưng chỉ rải rác vài hạt.
Các huyện phía Bắc Đắk Nông như Cư Jút, Krông Nô, cái nắng vẫn thiêu đốt cây cối với nhiệt độ luôn ở mức trên 30 0C. Một số vùng tại Lâm Đồng, nông dân thậm chí đã bắt đầu tưới đợt nước thứ 5 cho cà phê.
Trong khi nông dân trồng cà phê thì vui mừng đón mưa, thì nhiều nông dân trồng bơ, tiêu lại lo lắng. “Mưa thế này hoa bơ rụng hết, chắc năm nay lại đói”- ông Nguyễn Danh (thị trấn Chư Sê) nói.
Tại xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông), cũng trái niềm vui của người trồng cà phê, nông dân trồng tiêu lại buồn “thúi ruột”. “Mưa miết thế này thì nguy mất! Nhà tôi vẫn còn mấy tấn tiêu vừa thu xong chưa phơi được. Nếu để lâu quá thì sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng”- bà Lê Thị Ngà (xã Trường Xuân) nói.
Giá cà phê hôm nay 14/3: Giá cà phê bị chặn, sức tiêu thụ hạn chế do lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị
Vàng, dầu thô và cà phê là ba sàn hàng hóa có tính thanh khoản cao thường được các giới đầu cơ dùng để chu chuyển dòng vốn hàng ngày.
Trong khi mối lo lạm phát toàn cầu ngày càng tăng sẽ là mối quan tâm hàng đầu tại các phiên họp chính sách tiền tệ, đặc biệt của Fed trong tuần tới.
Giá cà phê trong nước đi ngangtại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 12/3). (Nguồn: The-best-wishes)
Giá cà phê hôm nay 14/3
Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, các mức tăng rất đáng kể. Giá cà phê robusta trên sàn London kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 57 USD (2,80%) lên 2.095 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cả tuầnở mức trung bình .
Trong khi đó, giá cà phê arabica có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm liên tiếp, các mức giảm đáng kể. Biến động trong tuần khiến giá cà phê kỳ hạn giao tháng 5 trên sàn New York giảm tất cả 2,30 Cent (1,03%), xuống 221,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 11/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London có xu hướng hỗn hợp, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng chỉ 2 USD (0,10%), giao dịch tại 2.095 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7/2022 không thay đổi, giao dịch tại 2.072 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 tiếp tục giảm 2,25 Cent (1,0%), giao dịch tại 221,95 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 2,05 Cent (0,92%), giao dịch tại 221,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình .
Thông tin thị trường cà phê
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn căng thẳng chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy tình hình sẽ khả quan hơn, USDX, chứng khoán, các sàn hàng hóa nguyên liệu tăng giảm thất thường theo từng diễn biến của các bên.
Tuy nhiên, báo cáo tồn kho tại hai sàn đã hỗ trợ giá cà phê thế giới biến động trái chiều, tăng ở London và giảm tại New York. Sàn New York đã giảm bớt mối lo thiếu hụt nguồn cung khi báo cáo mức tồn kho đã vượt lên trên ngưỡng tâm lý, trong khi các lô hàng cà phê vụ mới từ các nước sản xuất khu vực Mỹ La-tinh vẫn tiếp tục chảy về sàn. Ngược lại, sản lượng vụ mới từ một số nước sản xuất robusta chính vẫn chưa thu hoạch và kịp đưa về sàn để đăng ký bổ sung đã hỗ trợ giá trên sàn London đứng vững trong ngắn và trung hạn..
Tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 7/3 đã giảm 570 tấn, tức giảm 0,62 % so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 91.470 tấn (tương đương 1.524.500 bao, bao 60 kg). Điều này cũng đã góp phần hỗ trợ giá cà phê kỳ hạn tại London quay trở lại xu hướng tăng trong tuần qua.
Trong tình hình kinh tế, chính trị hiện tại, giới đầu tư tin rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trong phạm ví 0,25% trở xuống. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuần qua, cũng bắt đầu tỏ rõ sự lo ngại về lạm phát, đề cập tới việc thắt chặt tài chính và tăng lãi suất đồng Euro.
Nếu tình hình không có đột biến trong tuần này, lạm phát vẫn tăng, lương tháng tại nhiều nước không theo kịp, trong khi giá lương thực và năng lượng tăng mạnh, đã phần nào hạn chế sức tiêu thụ cà phê do dân chúng ưu tiên các mặt hàng thiết yếu, lại gặp tồn kho đạt chuẩn cà phê trên hai sàn tăng... đã chặn bước tiến của giá cà phê thương phẩm.
Giá cà phê hôm nay 2/3: Giá cà phê robusta tiếp tục giảm; Cung - cầu toàn cầu sẽ còn nhiều biến động Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo, xuất khẩu cà phê trong tháng 2 đạt khoảng 130.000 tấn, tăng 5,70% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt tổng cộng 293.300 tấn, tăng 3,50% so với cùng kỳ. Cùng với biến động địa chính trị,...